Tranh luận xung quanh việc đặt tên phố Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông ở Hà Nội
08:30 15/06/2015
Đầu tháng 6/2015, Sở VHTT&DL Hà Nội đã đề xuất Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội đặt 2 phố mang tên Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông thuộc quận Cầu Giấy.
Trong đó, tên phố Mạc Thái Tổ (tức vua Mạc Đăng Dung) được đặt cho đoạn đường từ ngã ba giao cắt đường Phạm Hùng đến ngã tư giao cắt phố Trung Kính, có chiều dài 900m, rộng 60m. Còn đoạn đường đặt tên phố Mạc Thái Tông (tức vua Mạc Đăng Doanh) là từ ngã ba giao cắt với đường Phạm Hùng (cạnh Công ty cổ phần Lắp máy xây dựng, đối diện cổng sau Trung tâm Hội nghị Quốc gia) đến ngã tư giao cắt với phố Trung Kính, nối tiếp phố Vũ Phạm Hàm, có chiều dài 840m, rộng 17m.
Theo ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội, việc đề xuất đặt tên của 2 vua nhà Mạc cho 2 con phố đã được Bộ VHTT&DL ủng hộ, Viện Sử học đồng ý. Hơn nữa, đã có 9 tỉnh, thành đặt tên 2 vị vua nhà Mạc cho đường phố ở địa phương: TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ngãi… Sở VHTT&DL đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc này, làm cơ sở để HĐND TP Hà Nội quyết định trong kỳ họp tới.
Ngay trong tuần đầu tiên việc lấy ý kiến được thông báo công khai, đã có những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Ngược lại với các ý kiến trên, PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh, người có nhiều công trình nghiên cứu, dịch thuật văn học phương Đông nổi tiếng, đã đưa ra các dẫn chứng từ sử sách của ta và cả triều Minh (Trung Quốc), để chứng minh đối sách ngoại giao sai lầm của nhà Mạc khi dâng đất, xin hàng, xin nội thuộc nhà Minh, nên không thể coi là có công với đất nước.
Sự việc khá rõ ràng, không có đủ chứng cớ để nghi ngờ các sử gia Lê, Nguyễn vì muốn tô vẽ cho triều đại mình mà nói oan cho Mạc Đăng Dung. Nếu biện giải rằng: Mạc Đăng Dung ứng xử như thế chỉ để "xoa dịu" Mao Bá Ôn, để tránh một cuộc xâm lược mới… thì sự biện giải ấy không thể thuyết phục.
Ghi công những đóng góp của nhà Mạc và không coi nhà Mạc là "ngụy triều" cũng phải, nhưng những sai lầm của nhà Mạc trong đối sách về ngoại giao không thể bỏ qua. Lấy tên Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông để đặt tên đường ở Hà Nội chỉ làm tăng thêm sự hoài nghi của nhân dân về tính lệ thuộc.
Riêng nhà sử học Lê Văn Lan từ chối cho biết ý kiến. Ông nói rằng, “một số học trò” của ông đã làm rối việc này lên rồi, ông không muốn mọi việc “rối” thêm nữa.
Theo ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội: Năm 2014, Sở VHTT&DL đã đề xuất việc đặt tên vua nhà Mạc cho đường phố Hà Nội, nhưng khi đó, việc này chưa thích hợp. Mới đây, Sở VHTT&DL và Hội đồng đặt tên đường phố Hà Nội tiếp tục họp và đã được hơn 90% số phiếu đồng ý cho đề xuất trên, sau khi các nhà sử học đưa ra những nghiên cứu về vai trò, vị trí của nhà Mạc trong lịch sử dân tộc.
Trao đổi với PV Báo CAND, GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: Ông ủng hộ việc đặt tên vua nhà Mạc cho đường phố Hà Nội, vì những nghiên cứu của các nhà sử học cho thấy, vương triều này cần được nhìn nhận khách quan, công bằng như mọi vương triều khác, do có những đóng góp nhất định về văn hóa, tư tưởng và kinh tế. Nhà Mạc là vương triều ra đời và tồn tại sau nhà Lê. Việc nhà Lê sụp đổ, nhà Mạc thay thế là một hiện tượng có ý nghĩa tiến bộ, được nhiều người ủng hộ, không nên coi sự việc này là cướp ngôi. Bởi khi đó, triều Lê suy yếu, các tướng chia bè phái đánh lẫn nhau, nông dân nổi dậy khởi nghĩa.
Quan điểm cho rằng nhà Mạc “dâng” đất cho Trung Hoa là do sử nhà Lê chép, là quan điểm của nhà Lê vốn đối lập với triều Mạc, nên không khách quan.
GS. Sử học Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, cũng từng khẳng định: “Khi khủng hoảng cung đình diễn ra trầm trọng, triều đình đổ nát, dân tình cực khổ, Mạc Đăng Dung đã dẹp được các phe phái phân chia, cát cứ, lên ngôi tạo dựng được cơ nghiệp…Với 65 năm tồn tại và phát triển, nhà Mạc đã có cống hiến nhất định trong lịch sử dân tộc”.
Mạc Đăng Dung được các sử gia sau này đánh giá cao còn bởi, ông phế bỏ nhà Lê sơ để lên ngôi, nhưng đã không thi hành một cuộc tàn sát nào với con cháu và những người trung thành với nhà Lê, như từng xảy ra khi nhà Trần lên thay nhà Lý, nhà Hồ lên thay nhà Trần. Vương triều Mạc đã là một thực thể không thể thiếu trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam.
PGS.TS. Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nhấn mạnh: Viện Sử học nhận thấy, việc TP Hà Nội đặt tên Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông cho đường phố mới ở Hà Nội là một việc làm đúng đắn, nhằm giáo dục truyền thống và ghi nhớ công lao tiền nhân. Lịch sử nhà Mạc là một trang lịch sử quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Những đóng góp của nhà Mạc mà tiêu biểu là hai vị vua đầu triều Mạc: Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông đã được giới khoa học ghi nhận, cũng như được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, như quyết định của Thủ tướng khôi phục lại Dương Kinh của nhà Mạc và Quyết định công nhận Di tích Lịch sử cấp Quốc gia cho Từ đường họ Mạc ở Hải Phòng từ năm 2002.
Theo ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội, việc đề xuất đặt tên của 2 vua nhà Mạc cho 2 con phố đã được Bộ VHTT&DL ủng hộ, Viện Sử học đồng ý. Hơn nữa, đã có 9 tỉnh, thành đặt tên 2 vị vua nhà Mạc cho đường phố ở địa phương: TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ngãi… Sở VHTT&DL đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc này, làm cơ sở để HĐND TP Hà Nội quyết định trong kỳ họp tới.
Ngay trong tuần đầu tiên việc lấy ý kiến được thông báo công khai, đã có những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Ngược lại với các ý kiến trên, PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh, người có nhiều công trình nghiên cứu, dịch thuật văn học phương Đông nổi tiếng, đã đưa ra các dẫn chứng từ sử sách của ta và cả triều Minh (Trung Quốc), để chứng minh đối sách ngoại giao sai lầm của nhà Mạc khi dâng đất, xin hàng, xin nội thuộc nhà Minh, nên không thể coi là có công với đất nước.
Sự việc khá rõ ràng, không có đủ chứng cớ để nghi ngờ các sử gia Lê, Nguyễn vì muốn tô vẽ cho triều đại mình mà nói oan cho Mạc Đăng Dung. Nếu biện giải rằng: Mạc Đăng Dung ứng xử như thế chỉ để "xoa dịu" Mao Bá Ôn, để tránh một cuộc xâm lược mới… thì sự biện giải ấy không thể thuyết phục.
Di tích thành nhà Mạc ở Lạng Sơn (Mạc Tộc). |
Riêng nhà sử học Lê Văn Lan từ chối cho biết ý kiến. Ông nói rằng, “một số học trò” của ông đã làm rối việc này lên rồi, ông không muốn mọi việc “rối” thêm nữa.
Theo ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội: Năm 2014, Sở VHTT&DL đã đề xuất việc đặt tên vua nhà Mạc cho đường phố Hà Nội, nhưng khi đó, việc này chưa thích hợp. Mới đây, Sở VHTT&DL và Hội đồng đặt tên đường phố Hà Nội tiếp tục họp và đã được hơn 90% số phiếu đồng ý cho đề xuất trên, sau khi các nhà sử học đưa ra những nghiên cứu về vai trò, vị trí của nhà Mạc trong lịch sử dân tộc.
Trao đổi với PV Báo CAND, GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: Ông ủng hộ việc đặt tên vua nhà Mạc cho đường phố Hà Nội, vì những nghiên cứu của các nhà sử học cho thấy, vương triều này cần được nhìn nhận khách quan, công bằng như mọi vương triều khác, do có những đóng góp nhất định về văn hóa, tư tưởng và kinh tế. Nhà Mạc là vương triều ra đời và tồn tại sau nhà Lê. Việc nhà Lê sụp đổ, nhà Mạc thay thế là một hiện tượng có ý nghĩa tiến bộ, được nhiều người ủng hộ, không nên coi sự việc này là cướp ngôi. Bởi khi đó, triều Lê suy yếu, các tướng chia bè phái đánh lẫn nhau, nông dân nổi dậy khởi nghĩa.
Quan điểm cho rằng nhà Mạc “dâng” đất cho Trung Hoa là do sử nhà Lê chép, là quan điểm của nhà Lê vốn đối lập với triều Mạc, nên không khách quan.
GS. Sử học Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, cũng từng khẳng định: “Khi khủng hoảng cung đình diễn ra trầm trọng, triều đình đổ nát, dân tình cực khổ, Mạc Đăng Dung đã dẹp được các phe phái phân chia, cát cứ, lên ngôi tạo dựng được cơ nghiệp…Với 65 năm tồn tại và phát triển, nhà Mạc đã có cống hiến nhất định trong lịch sử dân tộc”.
Mạc Đăng Dung được các sử gia sau này đánh giá cao còn bởi, ông phế bỏ nhà Lê sơ để lên ngôi, nhưng đã không thi hành một cuộc tàn sát nào với con cháu và những người trung thành với nhà Lê, như từng xảy ra khi nhà Trần lên thay nhà Lý, nhà Hồ lên thay nhà Trần. Vương triều Mạc đã là một thực thể không thể thiếu trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam.
PGS.TS. Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nhấn mạnh: Viện Sử học nhận thấy, việc TP Hà Nội đặt tên Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông cho đường phố mới ở Hà Nội là một việc làm đúng đắn, nhằm giáo dục truyền thống và ghi nhớ công lao tiền nhân. Lịch sử nhà Mạc là một trang lịch sử quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Những đóng góp của nhà Mạc mà tiêu biểu là hai vị vua đầu triều Mạc: Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông đã được giới khoa học ghi nhận, cũng như được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, như quyết định của Thủ tướng khôi phục lại Dương Kinh của nhà Mạc và Quyết định công nhận Di tích Lịch sử cấp Quốc gia cho Từ đường họ Mạc ở Hải Phòng từ năm 2002.
Thanh Hằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét