23/11/16

Nếu còn sống chị ở đâu?

                                        Truyện ngắn củaThái Bá Tân
Tôi là Nguyễn Văn Biên, lái xe, thuộc công ty X. Bộ Lâm nghiệp. Cách đây hai mươi ba năm, vào một đêm trời mưa to cuối tháng chín năm 1967, trên đường từ Châu Yên tới Sơn La, có một cô gái vẫy tay xin đi nhờ. Lúc ấy trời đã khuya, rừng núi vắng vẻ. Cô gái trạc hai mươi tuổi, đầu đội nón, tay xách chiếc túi nhỏ, quần áo ướt sũng, nói đi nhỡ đường gặp mưa bị cảm. Tôi cho cô lên xe. Trên xe chỉ có mình tôi.
Đi được một quãng, tôi dừng xe định dùng sức cưỡng đoạt cô gái. Cô cương quyết chống đỡ. Tôi dọa nếu không chịu, sẽ đuổi xuống. Cô gái khóc, van xin đừng làm thế, vì cô đang ốm, có thể chết. Thấy tôi một mực không thay đổi ý kiến, cô vùng ra  và nhảy xuống đường. Tôi ngồi chờ trên xe, đoán cô sẽ không dám một mình ở lại, vì chỗ có người gần nhất cũng cách đấy hai mươi cây số. Nhưng cô gái vẫn không chịu lên xe lại mà cứ đứng khóc dưới trời mưa tầm tã, lẩy bẩy run vì lạnh... Cuối cùng tôi cho xe chạy tiếp. Đêm ấy tới trạm, khi trở lại bình tĩnh, tôi hết sức ân hận việc làm của mình, nhất là chuyện cô gái đang bệnh có thể chết.

16/11/16

GS. VS Hoàng Xuân Phú: BẦU CỬ KIỂU GÌ KHI TỆ NGAY TỪ LUẬT

Bầu cử kiểu gì khi tệ ngay từ luật

13/11/16

Tư cách đáng ngờ của Nguyễn Hiến Lê



Trần Thế Kỷ (VNTB)
 Nguyễn Hiến Lê là một học giả. Những bộ sách phong phú do ông biên soạn là một đóng góp đáng kể cho văn hóa nước nhà. Không ai phủ nhận công lao của ông. Nhiều người xem Nguyễn Hiến Lê là một học giả có tư cách. Thế thì tư cách đó có đáng ngờ hay không?

Chúng ta hãy đến với bộ Lịch sử Thế giới của Nguyễn Hiến Lê. Ông kể rằng:

1/11/16

Những câu chuyện đọc và suy ngẫm!

Câu chuyện thứ nhất: Tấm lòng trẻ thơ.

Có một bà mẹ đơn thân nọ vừa mới chuyển nhà, bà ta phát hiện hàng xóm là một gia đình nghèo khó, gia đình đó có một bà mẹ góa chồng và hai đứa con. Có một hôm mất điện, bà ta đành phải thắp nến lên cho sáng. Một lúc sau, có tiếng người gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Đứa bé nghiêm túc hỏi: “Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?”. Bà ta thầm nghĩ: “Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao? Tốt nhất không cho, cứ như thế họ sẽ ỷ lại mất”.