30/8/14

Nguyễn Hoàng Đức - Không biết xấu hổ, nhục nhã và tức giận, người Việt không thể trưởng thành

Nguyễn Hoàng Đức
Chia sẻ bài viết này
“Cả đời, cả nhiều thời đại chúng ta vẫn mang tâm thế nô tài, dậm chân tại chỗ, và quen “ngồi bệt khỏi ngã” thì làm sao lên hạng?”
Theo BBC đưa tin, vào cuối tháng 6/2014, tổ chức Good Country Index, dựa trên các số liệu tin cậy và chắc chắn của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng thế giới World Bank đã xếp hạng Việt Nam đứng áp – bét dĩ nhân loại 124/125 nước về tiêu chí cống hiến cho nhân loại. Điều này khiến chúng ta nghĩ gì?

Trọng Hiền - Cái cách mà chúng ta đã lớn lên


Trọng Hiền
Chia sẻ bài viết này
Ý định viết note này nảy sinh sau những trao đổi với bạn bè ở một status hôm trước, nói về: Những bài hát tẩy não.
Những Bài Hát Tẩy Não
"Đêm qua em mơ gặp bác hồ/Râu bác dài tóc bác bạc phơ/Em âu yếm hôn lên má bác ..."
Vài năm gầy đây mình nhận ra một điều: mình là một nạn nhân của một chế độ giáo dục mang tính chất tẩy não, tuyên truyền. Nhìn quanh, bạn bè mình, các anh chị em mình cũng vậy. Những đứa nhỏ còn chưa biết gì thì đã được tuyên truyền, giáo huấn về hình ảnh một lãnh tụ hiền hòa, tốt bụng chả khác gì các ông tiên trong các chuyện cổ tích.
Đóng góp tích cực cho việc tuyên truyền đó là những bài hát như thế này. Phải nói rằng bài hát này rất xuất sắc: giai điệu hay, dễ thuộc và ngắn gọn súc tích.
Vĩnh biệt tác giả bài hát - ông vừa mới mất hôm qua. Mong ông sám hối.
Trong bài viết này, ngoài những điều đã đề cập trong status trên, mình thử liệt kê thêm vài sự việc có tính chất tương tự để bạn bè mình đọc thêm. Những câu chuyện mình nói ở đây có thể chỉ đúng với ai cùng hay gần trang lứa với mình, còn đối với các thế hệ sau này (cách mình chục tuổi hơn) thì chúng có thể không còn đúng nữa. Đây cụ thể là một lược trình - của những gì mình và các bạn cùng, gần trang lứa hầu như đã trải qua từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành và các phản ứng, tâm lý của chúng ta khi (bị) đặt vào hoàn cảnh đó.

Nhìn lại một quá khứ

Giải thưởng đầu tiên chúng ta nhận, khi chúng ta mới vào trường mẫu giáo, là "cháu ngoan bác Hồ". Dù chúng ta lúc đó chưa biết bác Hồ là ai, làm gì, nhưng cái giải thưởng đầu đời khi chúng ta làm điều tốt, chăm ngoan, giải thưởng làm chúng ta rất đỗi tự hào, vui sướng ấy là đươc làm cháu ngoan của bác Hồ. Chúng ta sẽ phải nghĩ là, ồ, bác Hồ là tuyệt vời, phải chăm ngoan thì mới được làm cháu bác.
Khẩu hiệu đầu tiên chúng ta hô: "Vì đất nước xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng bác Hồ vĩ đại - sẵn sàng". Thứ hai hàng tuần khi làm lễ chào cờ chúng ta thường phải hô khẩu hiệu này, mọi người nhớ không. Ở độ tuổi đó chúng ta làm gì hiểu thế nào là "xã hội chủ nghĩa", thế nào là "lý tưởng bác hồ". Thế thì tại sao họ lại bắt chúng ta hô cái khẩu hiệu đó?
Bài học làm người đầu tiên chúng ta học: "Năm điều bác Hồ dạy". Thật ra nội dung năm điều đó là tốt, nhưng tại sao phải là lời bác dạy để mà học theo. Năm điều đó hầu như ba mẹ nào, thầy cô nào lại không dạy chúng ta được nhỉ?
Hội nhóm đầu tiên chúng ta gia nhập là đội thiếu niên tiền phong HCM, mà phải ai học khá giỏi, phải ngoan mới vào được, có lễ gia nhập hội đàng hoàng. Lúc đó chúng ta luôn tự hào về cái khăn quàng đỏ mà chúng ta đeo hàng ngày (Mọi người chắc ai cũng còn nhớ trên trường cái hình cụ Hồ đeo khăn quàng đỏ cho một cô bé thiếu nhi cùng lứa mà chúng ta thường thấy hồi xưa) ...
Hội nhóm thứ hai chúng ta gia nhập khi chúng ta lớn lên một chút là Đoàn TNCS HCM. Cái thời nhiệt huyết tuổi trẻ, thích hoạt động nhóm, kết bạn, giao lưu ấy thì các hoạt động của chúng ta hầu như đều chỉ gói gọn trong cái tổ chức này vì đây là nơi duy nhất tổ chức các cuộc vui, phong trào, thi cho chúng ta. Nhưng đoàn không phải là hội nhóm dân sự phi chính trị, thay vào đó nó là một hội nhóm có tính chất chính trị: Đoàn TNCS là cánh tay nối dài của đảng. Chúng ta có thể vô tư nhiệt huyết không vụ lợi, nhưng rất nhiều người đã dùng Đoàn như một bàn đạp chính trị để họ tiến thêm một bước nữa: vào đảng. Đoàn, hội còn theo chân chúng ta đến cả thời sinh viên, thậm chí sau này khi chúng ta chọn công việc trong các cơ quan nhà nước.
Môn lịch sử mà chúng ta học từ cấp hai đến hết cấp 3 chiếm đa số là về chiến tích huy hoàng của đảng ta lãnh đạo nhân dân đánh thắng Pháp, Mỹ bắt nguồn từ việc bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Sách sử được viết nên bởi người chiến thắng ấy đã che lấp rất nhiều sự thật hay những bi kịch dân tộc, như "cải cách ruộng đất miền Bắc" (từ 1953-1956 -> dẫn đến dòng người di cư từ Bắc vào Nam mà ngày nay ta gọi là người Bắc 54), như thảm cảnh thuyền người sau 1975, những sai lầm sau 1975... Sử này khiến chúng ta rất ghét Mỹ, ngụy và bọn tư bản, sử này cũng khiến chúng ta ghét nhà Nguyễn nói riêng và thời phong kiến nói chung, sử này khiến chúng ta tự hào về đảng, về chủ nghĩa xã hội, về các nước anh em, đặc biệt là Liên Xô (may quá - không có Tàu :D).
Khi chúng ta vào đại học, chúng ta được học thêm Lịch sử đảng, tư tưởng HCM, CNXH khoa học ... Thật ra các môn này dạy lúc này không có tác dụng tuyên truyền lắm (vì chúng ta đã bắt đầu có khuynh hướng chọn lọc, khó dạy hơn xưa :D ), mà trái lại chúng được dạy là để khiến chúng ta ... chán ghét chính trị đến tận cổ, coi chính trị là rỗng tuếch, vô bổ thôi (ai hưởng lợi, hè hè).
Ra đời chúng ta đi làm - rơi vào vòng quay cơm áo gạo tiền. Ngoài việc chúng ta hầu như không còn quan tâm chính trị (vì đa số chán ghét chính trị, coi chính trị là vô bổ như nói ở trên), chúng ta sẽ không còn thời gian công sức để phải hơi đâu kiểm chứng lại đúng sai về những điều chúng ta đã học, đã nghe hồi xưa. Nếu không có cơ duyên nào đó, chúng ta hầu như đã bị đóng khung trong một suy nghĩ chung, được nhào nặn từ nhỏ đến lớn
Báo chí chúng ta đọc hàng ngày: là bị kiểm duyệt gắt gao về nội dung và có hàng loạt các bài viết định hướng người đọc về mặt chính trị.

Cơ duyên và ngã rẽ để nghĩ khác

Có thể là khi chúng ta được tiếp xúc Internet, mạng Xã Hội (như Yahoo 360, như facebook) vì chúng cho ta những thông tin mà chúng ta không được học trên trường lớp trước kia, những thông tin chúng ta không được xem trên báo chí nhà nước và khiến chúng ta bắt đầu suy nghĩ. Sự tương tác với bạn bè, người thân, trao đổi với họ cũng giúp chúng ta suy nghĩ nhiều hơn.
Hoặc có thể là khi chúng ta có cơ hội ra nước ngoài, để được nhìn ngắm lại xã hội cũ chúng ta ở trước đó, so sánh với môi trường nước ngoài, chúng ta bắt đầu suy nghĩ.
Hoặc giả gia đình chúng ta trở thành nạn nhân bị áp bức của chính quyền (như bị thu hồi đất oan), như bị áp bức bởi tham quan, nó cũng khiến chúng ta suy nghĩ và đặt dấu hỏi ...

Cơ duyên để ... không thoát được

Nếu gia đình chúng ta là gia đình nhà nòi, hạt giống đỏ. Truyền thống gia đình cách mang ấy càng khiến ta tin và yêu vào những gì chúng ta được dạy và học.
Nếu gia đình chúng ta giàu có, sung sướng. Chúng ta đang hạnh phúc, mắc mớ gì phải nghĩ khác, hè hè.
Nếu chúng ta chọn con đường trở thành công an, vào quân đội vì vào đó có nghĩa cơ hội để chúng ta nghĩ khác đi càng ít.
Nếu chúng ta sinh trưởng trong một gia đình không êm ấm, không vẹn toàn, hoặc cha mẹ chúng ta nghèo, khó khăn, không dạy dỗ chúng ta đàng hoàng được, lúc đó chúng ta có thể trở thành ăn cướp, ăn trộm, lừa lọc. Lúc đó càng khó để nghĩ khác.
Hay, chúng ta quá nặng nợ cơm áo gạo tiền, chúng ta không còn thời gian để đọc, để chiêm nghiệm và để nghĩ khác.
Hay a, hay b, hay c ...

Kết

Có thể nói chúng ta bị tuyên truyền, nhồi sọ và tẩy não từ nhỏ, ở những thời điểm chúng ta chưa đủ trưởng thành để có khả năng phản ứng, chọn lọc và loại bỏ những kiến thức ấy ngấm vào mình. Việc sinh ra và lớn lên trong một môi trường bị định hướng như vậy đã ảnh hưởng một cách vô hình và nặng nề đến nhân sinh quan, ý thức của mỗi người mà hầu như không ai biết được.
Việc giải thoát mình khỏi những suy nghĩ bị nhồi sọ là điều phải làm. Nhưng phải nói rằng điều này không dễ, vì đôi khi nó gần với việc phủ định chính mình, với những niềm tin và giá trị mình đã xây dựng từ trước đến này. Ngoài ra phải có một cơ duyên nào đó đến với chúng ta để chúng ta phải đặt câu hỏi, suy tư và thật sự bắt mình phải nghĩ khác, thoát khỏi suy nghĩ cũ, nhận thức cũ (Không phải ai cũng có cơ duyên này).
Chúng ta phải nhận ra những điều đã xảy ra với chúng ta trước kia trong quá trình trưởng thành từ nhỏ đến lớn (trong đó ta đóng vai trò là nạn nhân), trước nhất là để giúp mình tỉnh táo không bị ru ngủ như hồi xưa, sau là để không bị lợi dụng để hại người khác và đặc biệt để giúp thế hệ sau, giúp con cháu chúng ta tránh đi vào vết xe chúng ta đã đi - càng nhiều, càng sớm càng tốt. Đó, cũng là mục đích của bài viết này.
Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ, hè hè.

Bát mì của lòng tự trọng

Chia sẻ bài viết này

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi. Cậu nói to: “Cho hai bát mì bò!”. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười thông cảm với cậu.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: “Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”. Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội”. Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. “Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt”. Ông lão cảm động nói. Đứng bên cạnh họ, tôi chợt thấy tim mình thắt lại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này”. “Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ”.
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai thực khách đặc biệt. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thêm thịt bò.” Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng”. Cậu con trai không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa.
Chúng tôi âm thầm quan sát hai cha con ăn xong, tính tiền, rồi dõi mắt tiễn họ ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát đĩa, chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng.

26/8/14

Nguyễn Văn Tuấn - Nền giáo dục – khoa học chạy theo ngôi sao

Nguyễn Văn Tuấn
Chia sẻ bài viết này
Tôi có cảm giác như VN là một đất nước đang chạy đuổi theo những ngôi sao. Khi chuỗi quán cà phê Bene của Hàn Quốc khai trương, chúng ta thấy lũ lượt thanh thiếu niên xếp hàng chầu chực chỉ để gặp mặt hay xin chữ kí của một ngôi sao nhạc Hàn Quốc! Trước đó, có tập đoàn trả hàng trăm ngàn USD để mời sao từ nước ngoài về lên lớp cho công chúng. Các ngôi sao trong nước cũng được báo chí liên tục nhắc đến với sự thích thú và kính nể qua những trưng diện xa hoa và những phát ngôn ngông của họ. Nhìn từ xa và nhòn chung, có vẻ cả nước có khi lên đồng vì những ngôi sao.
Nhìn lại nền giáo dục và khoa học Việt Nam, tôi thấy hình như cả nước đang chạy theo những ngôi sao. Giáo dục trung học thì chạy theo những huy chương Olympic quốc tế. Giáo dục đại học thì mơ mộng đến có tên trong các bảng xếp hạng đại học “Top 200”. Có hẳn một quyết định của Chính phủ là đến năm 2020 sẽ có 1 đại học đẳng cấp quốc tế. Giáo dục thì thế, khoa học cũng chẳng kém trong cuộc chạy theo sao. Cứ mỗi lần Thuỵ Điển phát giải Nobel, thì VN có người than thở hỏi bao giờ VN sẽ có người lãnh giải Nobel. Giải Nobel trở thành một giấc mơ lãng mạng của khoa học VN.
Tôi cho rằng những nỗ lực chạy theo những sao như thế làm xao lảng những vấn đề quan trọng hơn và cấp bách hơn: đó là xây dựng nền tảng vững chắc và tạo momentum cần thiết để phát triển lâu dài và bền vững. Để minh hoạ cho cái tác hại của việc chạy theo sao, tôi phải nhờ đến vài con số (bạn đọc không cần nhớ những con số này). Thử tưởng tượng chúng ta có 2 dãy số A và B, mỗi dãy số có 6 giá trị:
A: 1, 1, 1, 2, 2, 53
B: 8, 9, 10, 10, 11, 12
Thấy gì qua hai dãy số? Cả hai đều có trung bình là 10 (và dĩ nhiên, tổng số là 60). Nhưng hai dãy số rất khác nhau về phẩm chất. Đối với A, có một giá trị outlier - ngoại vi (giá trị 53). Nếu bỏ giá trị này, số trung bình của A chỉ còn 1.4. Điều này cho thấy dãy số A không ổn định.
Trong khi đó số liệu của B cho thấy sự ổn định, vì tất cả số liệu đều nằm trong phạm vi kì vọng. Dù có loại bỏ một giá trị trong dãy số liệu vẫn không làm thay đổi đáng kể giá trị trung bình. Do đó, rõ ràng A có về phẩm chất cao hơn và ổn định hơn nhiều so với A.
Việt Nam có xu hướng đang làm theo A, tức là chạy theo outlier. Có hẳn một kĩ nghệ “luyện gà chọi” để đi thi và đoạt huy chương Olympic. Nhà nước thì có Quyết định đến năm 2020 sẽ có 1 đại học lọt vào danh sách “Top 200”. Đại học Quốc gia Hà Nội thì có hẳn một hợp đồng với Tập đoàn dầu khí để lên kế hoạch có giải Nobel năm 2020. Tất cả những hoạt động đó chỉ với một mục tiêu duy nhất là để có sao. Nhưng nay là 2014, khả năng mà một đại học lọt vào “Top 200” hay có người đoạt giải Nobel có vẻ rất thấp.
Nhưng giả dụ như VN có 2 trường đại học lọp vào “Top 200” và 5 nhà khoa học được trao giải Nobel thì có làm cho nền khoa học và giáo dục nước nhà tốt hơn. Tôi nghĩ câu trả lời là không. Cái chân lí rất đơn giản mà chúng ta quên: một cây làm chẳng nên non. Một vài ngôi sao giáo dục và khoa học không có đủ động lực hay momentum để lay chuyển cả một nền giáo dục. Một vài nhà khoa học đoạt giải Nobel sẽ không thể nào làm lay chuyển năng suất rất thấp 24,000 tiến sĩ và 11,000 giáo sư / phó giáo sư.
Nói ví von một chút: một lâu đài trong một xóm nhà lá thô sơ không làm cho xóm đó giàu sang hơn (nếu không muốn nói là lố bịch). Một đất nước với 1 tỉ phú bên cạnh 90 triệu dân với thu nhập 1500 USD/năm không phải là nước giàu, mà là nghèo yếu. Trong bóng đá, người ta phân biệt giữa đẳng cấp và phong độ. Trong giáo dục cũng thế, cũng có đẳng cấp và phong độ. Một nước với 1 đại học đẳng cấp quốc tế bên cạnh 99 đại học làng nhàng, thì đẳng cấp của nước đó vẫn là làng nhàng, chẳng làm ai tự hào.
Một phép tính đơn giản về công bố quốc tế. Nếu chúng ta chọn phương án (a) tập trung vào một đại học “sao” để công bố 2000 bài mỗi năm, và 9 trường đại học khác mỗi trường công bố 50 bài; hay (b) xây dựng năng lực để mỗi đại học công bố được trung bình 300 bài mỗi năm? Dĩ nhiên chúng ta chọn phương án thứ hai vì tính bền vững và nội lực cao. Sức mạnh của đám đông lúc nào cũng hơn sức mạnh của một cá thể, cho dù cá thể đó là đẳng cấp “sao”.
Do đó, tôi nghĩ rằng thay vì chạy theo những ngôi sao, hay những “giá trị ngoại vi”, Việt Nam cần đầu tư tài lực để (a) xây dựng cơ sở vật chất và nội lực để làm “bệ phóng” cho phát triển trong tương lai; và (b) xây dựng động lực và năng lực nghiên cứu khoa học để có khả năng duy trì sự phát triển một cách ổn định và bền vững. Chúng ta cần xây dựng nội lực và năng lực cho số đông chứ không nên tập trung tài lực để theo đuổi những ngôi sao.

21/8/14

Tôi thích đọc . I love to read: Ebola có thể đáng sợ, nhưng không nên lo quá!

Tôi thích đọc . I love to read: Ebola có thể đáng sợ, nhưng không nên lo quá!: Ebola có thể đáng sợ, nhưng không nên lo quá! Ebola đang tàn phá những gì mà nó tác động tới. Nhưng hầu hết mọi người không phải lo sợ nó....

19/8/14

Nỗi lo “trụ đồng Mã Viện” len lỏi vào tâm thức người Việt Nam

Đăng Bởi  - 
Nỗi lo “trụ đồng Mã Viện” len lỏi vào tâm thức người Việt Nam
Thanh lọc, loại bỏ những dị vật văn hóa khỏi các di tích lịch sử, đền, chùa là việc làm cần thiết vì hiện nay, tình trạng xâm lăng văn hóa diễn ra ở mức độ báo động. Tuy nhiên, để đạt kết quả, cần phải có quan niệm và phương pháp thích hợp.
Những dị vật văn hóa phương Tây thường dễ thấy nhưng việc loại bỏ chúng không dễ. Bởi lẽ, những người có thể “rinh” những thứ ngoại lai đó vào nhà là những kẻ có máu mặt, có thế lực, thuộc hàng trọc phú, trưởng giả học làm sang. Cơ quan chức năng khó “làm việc” nếu không thông hiểu luật pháp và lý lẽ vững chắc. Vì vậy, nhiều khi những dị vật văn hóa loại này rất khó xử lý, chúng ngang nhiên thách đố công luận và làm gương xấu cho những kẻ học đòi khác.
Phổ biến hơn là những di vật văn hóa phương Đông, những thứ gần gũi với văn hóa Việt. Nhiều nghìn năm trước, từ Nam Dương Tử tới miền Trung Việt Nam là giang sơn của tộc Bách Việt, cùng huyết thống, tiếng nói và văn hóa. Gài nút áo bên trái, xăm mình, ăn trầu, thờ cúng tổ tiên, hướng nhà, độ cong của mái nhà… là những phong tục tập quán chung. 
 Cận cảnh hòn đá lạ ở Đền Hùng - Ảnh: TL
Nhưng hơn 2000 năm nay, cương vực đã chia thành quốc gia riêng biệt. Tại mỗi quốc gia, do điều kiện của mình, những nét văn hóa gốc Việt ban sơ đã phát triển trở thành đặc trưng riêng mà qua đó phân biệt ra Hoa, Việt. Khi một yếu tố văn hóa đặc trưng của quốc gia này du nhập và lấn át văn hóa quốc gia khác thì có nghĩa là sự xâm lăng văn hóa. Không chỉ biểu hiện cụ thể bằng đèn lồng, sư tử đá mà nó rất tinh vi, kiên trì, từng ngày một, dẫn tới sự đồng hóa, hòa tan về văn hóa.

Sư tử đá Trung Quốc "án ngữ" trước nhiều cửa đền, chùa Việt Nam (ảnh: Ngữ Thiên)
Xin đưa ra một dẫn chứng. Hồi mới giải phóng, đình thần Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá là kiến trúc văn hóa thuần Việt với mái ngói mộc, thềm gạch rêu phong. Bao trùm khu đình là màu nâu trầm mặc. Nhưng rồi từng chút một, sắc đỏ lấn dần, từ cột đình sơn đỏ tới các câu liễn rực rỡ. Tiếp đó, các cửa sổ biến thành màu đỏ. Thời gian qua đi, trong một lần qua đình, tôi giật mình vì mái đình đỏ chót: ngôi đình Việt biến dạng thành ngôi chùa Triều Châu!
Quá đau vì sự xâm lăng văn hóa, vì văn hóa Việt bị đầy lùi ngay chính trên quê hương, tôi hỏi vị cán bộ lão thành, được Mặt trận Tổ Quốc cử ra chăm sóc ngôi đình. Ông nói: “Bà con người Hoa rất kính ngưỡng Cụ Nguyễn. Họ góp nhiều công sức và tiền bạc tu tạo đình, nhiều việc họ làm, chúng tôi không cản được!”
Vậy là một lần nữa, “nén bạc đâm toạc tờ giấy” (!) Không khó để làm rõ sự ngụy biện trong câu trả lời trên. Đúng là bá tánh đóng góp, nhưng kinh phí lớn nhất để tu tạo đình vẫn là của Nhà nước giành cho di tích. Và cao hơn cả là chủ quyền quốc gia! Cái chính là sự thiếu hiểu biết, dẫn đến thiếu cảnh giác, thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý văn hóa!
Cùng với những phố Tàu mọc lên nhan nhản từ Quảng Ninh tới Cà Mau thì việc xuất hiện những sắc thái văn hóa phương Bắc ngày một nhiều đè nặng lên tâm khảm, dễ dẫn tới thối chí, buông xuôi cùng lời than: nước mất tới nơi rồi!
Một lần trong đoàn nhà văn thành phố Hồ Chí Minh đi thực tế Tiền Giang, tới thăm ngôi chùa cổ. Thấy một vật thể lạ đậm màu hương phấn Hồng Kông hiện diện tương phản với vẻ thâm u của ngôi chùa, tôi hỏi vị chủ trì: “Vì sao lại vật này có ở trong chùa?” Ông đáp: “Do bá tánh cúng dường, nhà chùa nể quá phải nhận.”

Cứ thế, từng ngày, từng ngày, một cách vô thức, những nét riêng của văn hóa dân tộc biến mất dần! Điều đáng lo là, việc “diễn biến hòa bình” nguy hại này không chỉ xảy ra nơi hang cùng xóm vắng mà ngay cả ở những nơi tưởng chừng uy nghiêm trang trọng nhất, như vụ hòn đá lạ ở Đền Hùng rồi giáp sắt, roi sắt tại đền Thánh Gióng…Trước những chuyện như vậy, những người vô tâm cho là đình ta (đền ta) khang trang, đẹp mắt… Nhưng với người hiểu biết là một nỗi đau, nỗi thất vọng đắng cay. Cùng với những phố Tàu mọc lên nhan nhản từ Quảng Ninh tới Cà Mau thì việc xuất hiện những sắc thái văn hóa phương Bắc ngày một nhiều đè nặng lên tâm khảm, dễ dẫn tới thối chí, buông xuôi cùng lời than: nước mất tới nơi rồi!
Đây là chuyện thuộc về văn hóa, tâm linh, rất tinh vi mà không luật nào có thể chế tài đầy đủ. Sự áp đặt hành chính có khi đưa tới thô bạo quá đà như từng diễn ra trong quá khứ. Giải pháp hợp lý là, trước hết tại những di tích đã xếp hạng, cần giữ nghiêm pháp luật, lập lại trật tự, bảo đảm tính nguyên bản của di tích. Để đi bước xa hơn, cần tham vấn các chuyên gia, sau khi có sự thống nhất thì truyên truyền rộng rãi trong công chúng. Rất cần báo chí vào cuộc. Người ta có thể nhờn với cơ quan chức năng nhưng khó mà trơ lỳ trước tiếng nói phải của công luận.
Một công việc lâu dài là nâng cao dân trí để nuôi những kháng thể văn hóa ngay trong mỗi người dân.
Hà Văn Thùy

Đế quốc Trung Quốc

Nguyễn Hưng Quốc/Blog VOA
Để chống lại âm mưu bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc, chỉ cần chút tỉnh táo, hầu như ai cũng nhận thấy Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất: liên minh với nhiều nước khác, trong đó có Mỹ, hơn nữa, Mỹ phải là trung tâm của khối liên minh ấy. Nhưng, cũng chỉ cần chút tỉnh táo, chúng ta không thể không phân vân: Liệu, một, Mỹ có nhiệt tình giúp Việt Nam hay không; hai, nếu nhiệt tình, liệu Mỹ có thể thắng được Trung Quốc hay không?

Việc Mỹ có nhiệt tình giúp Việt Nam hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, điều cần xác định ngay là: Mỹ không bắt buộc phải giúp Việt Nam trong trận chiến chống lại Trung Quốc ở Biển Đông. Thành thực mà nói, việc Trung Quốc công bố con đường chín khúc (hoặc con đường lưỡi bò) bao trùm cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa và một phần khá lớn lãnh hải Việt Nam chỉ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam và một số quốc gia như Malaysia, Philippines và Brunei chứ không ảnh hưởng gì đến Mỹ. Nhớ, ngày 23 tháng 11 năm 2013, Trung Quốc tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên bầu trời biển Hoa Đông, bao trùm khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku mà họ và Nhật Bản đang tranh chấp. Nội dung của tuyên bố này là tất cả các máy bay bay ngang qua khu vực ấy đều phải thông báo và chấp hành mệnh lệnh của Trung Quốc. Ngay sau lời tuyên bố của Trung Quốc, Mỹ cho hai chiếc phản lực cơ chiến đấu bay vào khu vực được gọi là vùng nhận dạng phòng không ấy. Trung Quốc im thin thít. Rồi cả Nhật lẫn Hàn Quốc đều cho máy bay chiến đấu đến vùng đó để tập trận. Mấy tháng sau, Trung Quốc vẫn giữ thái độ im lìm. Dường như họ thấy họ đi quá xa. Một cảnh huống tương tự cũng có thể xảy ra ở Biển Đông: Trung Quốc tuyên bố gì thì tùy họ, nhưng tàu bè của các nước lớn, trong đó, có Mỹ, cứ thản nhiên qua lại.

Dù sao, đó cũng là biện pháp cuối cùng. Cách tốt nhất vẫn là ngăn chận ngay từ đầu để Trung Quốc không hợp pháp hóa con đường lưỡi bò ngang ngược ấy. Trong trường hợp này, họ cần đến sự đóng góp của Việt Nam. Dĩ nhiên, với một điều kiện: Việt Nam phải thực sự muốn và có quyết tâm bảo vệ biển và đảo của mình.

Vấn đề thứ hai phức tạp hơn: Liệu Mỹ có thể thắng được Trung Quốc trên Biển Đông?

Để trả lời câu hỏi ấy, không nên quên sức mạnh của Trung Quốc: Về phương diện kinh tế, Trung Quốc có tổng sản phẩm trong nước (GDP) lớn thứ nhì trên thế giới; và theo dự kiến của nhiều nhà kinh tế học, trong vòng một hai thập niên tới, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về phương diện này. Về quân sự, Trung Quốc là nước chi tiêu cho quốc phòng lớn hàng thứ hai, chỉ sau Mỹ. Về dân số, cứ một trong bảy người trên mặt đất là người…Tàu.

Hugh White, một chuyên gia về Trung Quốc tại Úc, cho chưa bao giờ Mỹ đối đầu với một địch thủ đáng gờm như Trung Quốc. Trong lịch sử, tính từ thập niên 1880 đến thời gian gần đây, Mỹ có bốn đối thủ chính: Chủ nghĩa dân tộc ở Đức trong Đệ nhất thế chiến, chủ nghĩa phát xít Đức trong Đệ nhị thế chiến, chủ nghĩa Cộng sản trong thời Chiến tranh lạnh, và các nhóm Hồi giáo cực đoan trong trận chiến chống khủng bố hiện nay. Trong bốn đối thủ ấy, chỉ có Liên Xô là ít nhiều có thể uy hiếp Mỹ, nhưng chỉ có thể uy hiếp về quân sự; còn về kinh tế và nhiều phương diện khác, Liên Xô đều thua xa Mỹ. Trường hợp của Trung Quốc thì khác: Kinh tế của Trung Quốc lớn hơn hẳn kinh tế của Đức và Nhật thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai; việc quản lý kinh tế của họ cũng giỏi hơn hẳn Liên Xô thời chưa sụp đổ.

Điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc là họ không có đồng minh. Thời Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức dù sao cũng có đồng minh (Nhật và Ý); thời Chiến tranh lạnh, Liên Xô càng có nhiều đồng minh, còn Trung Quốc hiện nay thì hầu như không có ai cả, hoặc nếu có, chỉ có một nước duy nhất: Bắc Hàn. Về phương diện này, Mỹ có ưu thế hơn hẳn. Trước, trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, Mỹ có bốn đồng minh thân cận nhất: Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Philippines và Úc. Gần đây, trước âm mưu bành trướng của Trung Quốc, khả năng Ấn Độ ngả sang Mỹ là điều rất khả thi (dù giới bình luận còn phân vân vì, một, Ấn Độ có truyền thống trung lập; và hai, họ bị phân hóa rất trầm trọng về cả phương diện sắc tộc lẫn văn hóa và chính trị).

Trung Quốc có thể khắc phục tình trạng cô đơn của họ bằng hai cách: Một, nâng cấp quyền lực mềm bằng các chính sách ngoại giao văn hóa có hiệu quả (một trong các cách ấy là mở rộng các Viện Khổng Tử ở khắp nơi); và hai, vô hiệu hóa các quốc gia có khả năng chống lại họ. Khả năng thứ nhất, về quyền lực mềm, có lẽ còn lâu lắm, may ra, Trung Quốc mới có thể thành công. Một trong những điều kiện để phát huy quyền lực mềm là dân chủ, nhưng đó lại là điều Trung Quốc không có. Khả năng thứ hai gần hiện thực hơn: mua chuộc và dùng kinh tế để gây sức ép lên các quốc gia khác, đặc biệt trong khu vực châu Á để họ đừng công khai chống lại Trung Quốc. Chính sách này rõ ràng là có hiệu quả ít nhất đối với khối ASEAN: hầu như không nước nào dám công khai chống lại, thậm chí, phê phán Trung Quốc (trừ Philippines).

Tương quan lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc, do đó, tuy vẫn nghiêng về phía Mỹ, nhưng Mỹ lại không có sức mạnh áp đảo để có thể tự tin chấp nhận bất cứ một sự đối đầu nào. Một số nhà bình luận chính trị cũng cho một sự đối đầu như thế vừa nguy hiểm vừa khó thắng. Một giải pháp được đề nghị: Mỹ chấp nhận vai trò của Trung Quốc với tư cách một siêu cường và đồng ý san sẻ quyền lực của Trung Quốc, ít nhất, trong khu vực Á châu, đặc biệt ở Đông Á. Một sự thỏa thuận như vậy, nếu được thực hiện, có khi kẻ bị hy sinh đầu tiên là Việt Nam. Chắc chắn Mỹ không thể bỏ Nhật, Nam Triều Tiên và Úc - là những nước đồng minh lâu đời của Mỹ: Mỹ vẫn cần những nước ấy để kiềm chế Trung Quốc.

Nêu lên khả năng trên không phải để chúng ta tuyệt vọng. Nhưng đó là một cách nhắc nhở: Việt Nam không nên ỷ y là Mỹ cần mình. Không, để có được một liên minh cần thiết với Mỹ và các nước khác, Việt Nam cần phải cố gắng hết sức. Trong chính trị thế giới thời hiện đại, nếu chúng ta không có nhiệt tình, không ai tự dưng xông vào cứu mình cả.

14/8/14

Khốn khổ nước tôi

Tác giả Khalil Gibran


” …Khốn khổ nước tôi 
Mê tín thì vô hạn
Tôn giáo thì nông cạn… 

Tác giả mấy câu thơ vừa dẫn ở trên là Khalil Gibran, thi sĩ xứ Liban (Lebanon)- ông cũng là người viết câu thơ bất hủ: