Triết lý trong cách hiểu lòng người khác của Gia Cát Lượng mang đầy tính thực tiễn
Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh. Cho đến tận bây giờ, sau gần 2.000 năm, những triết lý trong
cách hiểu lòng người khác của Gia Cát Lượng vẫn mang đầy tính thực tiễn giúp cho không ít nhà lãnh đạo thành công trong việc hiểu người và dùng người. Thuật xem tướng không chỉ xem nhân diện mà còn coi trọng phí phách, tài năng, đạo đức. Nhưng mọi thứ không thể tự nhiên mà có, thông thường phải tu dưỡng, rèn luyện mà thành. Một anh hùng là phải có đủ “tài, đức, trí, dũng, chính, tín”. “Tri nhân, trị diện, bất tri tâm”, nếu gặp một người, bạn có thể xét diện mạo bên ngoài, dựa vào thuật xem tướng biết được một phần tính cách, cũng không thể nào biết được tâm, đức, tài năng, trí tuệ thật sự của người đó. Vậy làm thế nào để biết được có thể “nhìn người” thật tốt? Hãy học cách nhìn người của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là vị quân sư và đại thần của nước Thục thời hậu Hán. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, là học giả và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật.
Không chỉ có nhiều kiến thức uyên thâm, Gia Cát Lượng còn là một người rất giỏi “nhìn người” và “dùng người”. Khi còn ở núi Ngọa Long, ông đã viết ra bộ sách “Tướng Uyên” trong đó có đưa ra nhận xét về tính cách con người như sau: “Tính người thật khó hiểu. Dung mạo bất nhất, hành động trăm ngàn lối. Kẻ trông hiền lành nhu thuận mà vô đạo, kẻ bề ngoài cung kính mà trong lòng trí trá vô lễ. Kẻ trông rất hùng dũng nhưng lại nhát sợ. Kẻ có vẻ thật tận lực mà rất bất trung”.
Vì vậy, để giúp các bậc “chính nhân quân tử” hiểu thấu được lòng người, Gia Cát Lượng đã viết riêng một chương có tên là “Tri nhân” (hiểu người) cho bộ sách Tướng Uyên của mình trong đó ông đưa ra 7 cách để hiểu được lòng người khác như sau:
- Đem điều phải lẽ trái hỏi họ để biết “chí hướng”.
- Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết “biến thái”.
- Lấy mưu trí trị họ để trông thấy “kiến thức”.
- Nói cho họ những nỗi khó khăn để xét “đức dũng”.
- Cho họ uống rượu say để dò “tâm tính”.
- Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm lòng “liêm chính”.
- Hẹn công việc với họ để đo “chữ tín”.
Nhờ những phép thử rất hữu hiệu này mà Gia Cát Lượng đã giúp cho Thục vương Lưu Bị chọn lựa ra những người có đủ cả tài, đức, trí, dũng, chính, tín; xây dựng nên triều đại nhà Thục hùng mạnh, sánh ngang với hai cường quốc bên cạnh là Ngụy và Ngô. Giờ đây, sau gần 2.000 năm, những triết lý này vẫn mang đầy tính thực tiễn; áp dụng cách 7 cách trên của Gia Cát Lượng vào cuộc sống ngày nay sẽ giúp bạn vừa xem nhân diện, vừa biết cách thử tâm, đức, trí tuệ, tài năng của một người; để tìm được một người đồng hành, một đối tác làm ăn tốt trong cuộc sống, trở thành nhà lãnh đạo thành công.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét