16/5/17


"Khúc Nhạc Đồng Quê"
Nếu ta chịu bỏ công và thì giờ đi từ Bắc vô Nam, từ Lạng Sơn Cao bằng xuống lần lần qua từng làng xã, quận huyện mà vào tuốt tận mũi Cà mâu rồi sang từng làng xã Hà tiên Rạch giá… tại mỗi nơi ta ghi âm tiếng nói của nguời ở đó, ghi chừng 200 tiếng thuờng nói hằng ngày như là :
ăn ngủ ỉa đái, chạy nhảy leo trèo, tay chân mặt mũi, to nhỏ lớn bé, lâu dài xa gần, lên xuống qua lại v.v..

ta sẽ có được hàng ngàn những "mẫu ghi âm" như thế để so sánh và nghe được khúc nhạc đồng quê của tiếng Việt ba miền.
Nó như là một chuỗi âm thanh không âm nào giống âm nào mà cái nhìn chung thì cho đó là tiếng Việt ba miền, nhưng trong mỗi miền lại đã có hàng trăm cái giọng khác nhau với ít nhiều hiểu được hay không hiểu.
Điều này không lạ gì, vì tiếng nói nào cũng nhu vậy, tiếng Tàu, tiếng Tây, tiếng Anh Mỹ … nhưng nguời ta có nghiên cứu nhiều về chuyện đó, còn nguời Việt mình thì chưa có ai làm cả, cho đến nay.
Vì vậy sinh ra nhiều sự hiểu lầm về tiếng Việt ba miền, người thì nói là chỉ có một thứ ngôn ngữ cho nguới Việt, kẻ thỉ bảo là cách một rặng núi đã không hiểu nhau nói chi đến tiếng Việt Cà-mâu đem so với tiếng Việt ở Lạng-sơn.!
Có thật là cam quýt trồng chỗ đất này thì ngọt, chỗ kia thì chua nhưng cam vẫn là cam, quýt vẫn là quýt không ? Có thật là có một cái gì bất biến gọi là cái muôn đờcủa tiếng Việt không ?
Cái mà ta gọi là nguồn gốc đó có thật không? hay chỉ là một cách nói để che đậy cái thiếu hiểu biết của chúng ta về tiếng Việt?
Nếu bảo rằng người Việt gốc từ dân Yueh bên Tàu thì tại sao bây giờ chả ai biết dân Yueh nó nói tiếng gì?
Nếu bảo nguời Việt gốc Thái ? theo Maspero thì tại sao trong tiếng Việt có đến 28% tiếng Mon và Khmer trong đó ?
Nếu bảo người Việt thuộc gốc Mon Khmer [các nhà ngữ học đa số theo thuyết này] thì tại sao lại có 42% tiếng Thái Lào trong tiếng Việt ?
Nếu bảo nguời Việt là gốc Austro Asian thì nào có khác gì bảo tiếng Pháp thuộc gốc Âu châu ! hay con cá nó sống vì nước!
Thành thử ta phải xét đến cái nguồn gốc đa dạng của tiếng Việt mà chớ vội cho nó vào một nguồn gốc nào sớm quá.
Trước hết ta phải tìm cho ra nguồn gốc của từng tiếng một : chim, chuột, cá, cây, lá, mèo, chó, đđứng chạy nhảy…
Phải tiếp tục tìm cho ra hết, không bỏ sót một tiếng Việt nào, dù là địa phương hay xưa hay ít nói … chúng nó có cả thảy 27400 tiếng [đơn, kép, ghép hai, ghép ba, ghép bốn]
Sau khi xong, phải đếm xem tiếng nào có nhiều nguồn gốc nhất {đó là  / leaf, leaves],
Nó có đến 58 tiếng nói khác ở Đông nam Á cũng phát âm như vậy và cũng hiểu là  !
Đã lạ lùng chưa? Có ai ngờ đến không ? Mà đó là sự thật [đón xem "Từ điển nguồn gốc tiếng Việt"]
Rồi thì đếm xem có bao nhiêu ngôn ngữ lớn nhỏ [nhiều hay ít nguời nói] đã dự phần, đã chung dòng chung gốc, chung nguồn chung cội với chừng ấy tiếng Việt : thưa , cả thảy là 58 tiếng nói !
Rồi thì hãy làm bản đồ xem thử chúng nó ở nơi nào trong thế giới loài người? thưa chúng nó đều ở cả vùng Đông nam Á chứ không hề ra khỏi vùng đó.
Rồi thì thử tìm xem bao nhiêu phần trăm tiếng Việt là gốc Thái, gốc Lào gốc Kampuchia, gốc Mã lai, v.v.. ?
Thưa , xem cái "bánh" ngôn ngữ này [linguistic cake] bạn sẽ tìm ra nhiều ngạc nhiên cho mình ! Bạn sẽ không ngờ mà tiếng Việt nó lại như vậy[sic] !!!
Thành ra ta có thể nói một cách chung là tiếng Việt ta có gốc Đông nam Á, vì cái gốc đó nó rải rác trên 1 triệu cây số vuông và # 400 triệu nguời nói, lớn gấp ba Viêt nam và đông gấp năm lần dân Việt !
Thế thì tại sao ta không nói được tiếng Miên , tiếng Thái v.v.. ? và tại sao họ nói ta không hiểu? Tại vì ta không chịu học, chỉ có thế thôi !
Cũng như nguời Pháp đâu có hiểu đuợc tiếng Anh, và người Anh Mỹ đâu biết nói tiếng Pháp ! mặc dầu cùng chung một nguồn gốc ?! Cũng chỉ có thế thôi! họ không chịu học tiếng nói của nguời khác.
Và ta sẽ thấm thiá cái câu chuyện trăm trứng trăm con của ông bà chúng ta, không hẵn là huyền thoại đâu. Đó là cái cách hiểu của nguời xưa, thật xưa, về cái tiếng nói khác nhau của con nguời.
Và thời gian, mấy chục ngàn năm là ít; đã là cái nguyên nhân làm ra cái khác nhau đó.
Các bạn cũng biết là tiếng nói nào cũng có độ vài ba chục ngàn tiếng thuờng nói là cùng.
Cho là 30 ngàn đi thì sau ba mươi ngàn năđã thay đổi hẵn nếu mỗi năm chỉ khác đi một tiếng ! Thấy chưa ? Cái thời gian dài kinh khiếp đó đã làm cho ta không thể nào tưởng tượng ra đuợc là những thay đổi tí ti nhỏ giọt đó đã làm thay đổi hẵn bộ mặt lúc đầu của tiếng nói con người !
Nên ta đừng lạ là tại sao các tiếng nói con nguời lại khác nhau đến thế mà phải biết mừng cho chúng nó là sao còn giống nhau đến thế ?! Sau khi trải qua một thời gian thay đổi lâu dài [quá sức tưởng tượng của con người] .Giồng gì đâu ?! bạn sẽ hỏi thế ! giữa tiếng Việt - Miên ?! Này nhé, nều bạn khéo léo nhận xét một chút,
[Quyển "Từ điển nguồn gốc tiếng Việt" sẽ hướng dẫn cho bạn], thì hãy nói :
tay chân nguời Miên cung nói là đay châng
dơ tay lên thì nói là giđay long !
đặt tay xuống // đặk đay xóh
đấđai // đai
đốt pháo // đôk phao
năm mới // ch-năth-mây
một ngày mới // muôi th-ngày th-mây
luôn tay luôn chân // rl đay rl châng
Đó, chỉ có những biến đổi nhỏ nhặt như thế sau ba chục ngàn năm, bảo sao các nhà ngữ học không dồn tiếng Việt vào chung với tiếng Miên [Khmer] ?
Thật ra phải xem trọn 27400 tiếng một của Việt và lấy ra đuợc 28% chung gốc với Miên, thì bạn mới thấy được sự giống nhau hết biết luôn giữa hai thứ tiếng anh em đó, nhưng đó lại là một chuyện khác !
Tôi xin dừng lại và sẽ trình bày sự giống nhau giữa tiếng Việt và tiếng Mường trong lần tới. Sẽ có 58 lần như vậy vì tiếng Việt giống nhau với 58 thứ ngôn ngữ khác ở Đông nam Á, kể cả với tiếng Muờng, lẽ tất nhiên… vì các nhà ngữ học đều xem tiếng Muờng là tiếng "tiền Việt"vì không có tiếng nào giống tiếng Việt cho bằng nó !
Bs Nguyễn hy Vọng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét