13/4/18

Vạn sự tùy duyên hay đức năng thắng số, thuận theo duyên hay tự tạo duyên cho mình?
 
Theo Net
Hay nghe vạn sự tùy duyên nhưng cũng nghe câu đức năng thắng số, đều là lời người xưa đúc kết kinh nghiệm, vậy sống trên đời, nên thuận theo duyên hay nên nỗ lực cải biến số mệnh?
 
1. Vạn sự tùy duyên – nhân sinh đều là nhân quả
 
Van su tuy duyen hay duc nang thang so, thuan theo duyen hay tu tao duyen cho minh hinh anh
 
Theo kinh Phật, mỗi người sinh ra và sống trên đời đều có những mối duyên riêng. Duyên đến duyên đi, ta gặp người này nhưng không gặp người kia, ta yêu người này nhưng không yêu người kia, ta làm việc này mà không làm việc kia. Tất cả đều từ chữ “duyên”, mà duyên ấy do chính ta gieo trồng. 
 
Nói cách khác, duyên chính là quả từ nhân mà ta đã gieo. Tư tưởng đạo Phật tôn sùng nhân quả, mọi điều ta nhận được hôm nay đều là nghiệp của những việc ta làm trước đó. Gieo nhân lành gặt quả lành, gieo nhân ác ắt gặp ác báo. Vì thế duyên không cưỡng được, người có duyên “thiên lý năng tương ngộ”, người vô duyên muốn gặp nhau còn khó, có gặp nhau cũng chỉ là tiếng thở dài.
 
Vạn sự tùy duyên, làm việc gì cũng phải mong có duyên mới được. Chuyện gì đến sẽ đến, chuyện gì đi sẽ đi, thuận theo tự nhiên, không khiên cưỡng, không tham sân si. Con người sống nhờ duyên không phải để trông chờ vào may mắn tiền định mà là sống với tâm thế của người hiểu rõ nhân tình thế thái, biết điều gì nên nắm, cái gì cần buông, tôn trọng bản thân và những người xung quanh.
 
Người hiểu duyên sẽ thấy duyên kì diệu, xa xôi mấy cũng hóa gần gũi, người không hiểu duyên chỉ biết than trời trách đất, đổ tại số phận. Bình thản khác với vô tâm, tin vào duyên phận khác với trông chờ duyên phận. Người hữu duyên không ngồi chờ, người hữu duyên đi tìm nhân duyên của mình một cách lạc quan và tin tưởng.
 
2. Đức năng thắng số - cải biến nhân duyên
 
Số phận – điều gì tạo nên? Phật giáo cho rằng, số là nghiệp là quả mà ta hưởng khi gieo nhân nên số ấy với duyên đi chung đường. Phật dạy vạn sự tùy duyên sao còn mong đức năng thắng số? Vì nhân duyên đâu phải mãi mãi trên một con đường thẳng, nó sẽ thay đổi, sẽ quanh co như chính cuộc đời ta vậy.
 
Đứng giữa ngã ba đường, chọn lối nào là quyết định ở ta, duyên cho ta các phương án, đức cho ta một đáp án. Duyên không thể cầu nhưng đức có thể bồi đắp. Làm người, tin vào số và cũng tin vào mình vì đời có nhân có quả, có thể cải biến số mệnh từ khổ sang sướng với sức mạnh của Phật.
 
Van su tuy duyen hay duc nang thang so, thuan theo duyen hay tu tao duyen cho minh hinh anh
 
Ví như ta yêu một người nhưng người đó không yêu ta, là vì ta với người ấy không có duyên, không thể chung đường. Nhưng ta sống tốt, tin vào tình yêu và tin vào người sẽ yêu mình, nhất định gặp được người chung lối. Đó là dùng đức mà tự tạo nhân duyên. Tích cực, lạc quan, ông trời không bạc đãi.
 
Duyên là quả, đức là nhân, gieo đức hôm nay gặt duyên mai sau. Số phận thay đổi khi bản thân ta đổi thay, nhân duyên sẽ tới nếu đức đủ lớn. Vì thế đức năng thắng số cũng là vạn sự tùy duyên. Tùy duyên để sống có đức, sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ và tốt lành hơn.

3. Thuận theo duyên hay tự tạo ra duyên?

Vạn sự tùy duyên – thoạt nghe tưởng buông xuôi, ỷ vào số trời nhưng thực chất là lối sống, lối suy nghĩ, quan điểm tích cực. Vì sao nên thuận theo duyên? Vì duyên đã định, có những việc không thể cố chấp, có những việc nhất định phải buông tay. Công việc ấy không phù hợp, con người ấy không có tiếng nói chung, vậy tại sao cứ không buông tha? Ấy chính là vô cầu sở đắc - đạo lý cuộc sống để thanh tâm nhàn thân.

Buông tha không phải từ bỏ, tùy duyên không phải thả trôi số phận, chỉ là khi con người hiểu rõ, ở trên đời có nhiều việc không như ý mình nhưng cánh cửa này đóng lại, cánh cửa khác mở ra. 
Tùy duyên đi rồi sẽ thấy thực ra duyên lành của mình còn ở phía sau kia.

Chính vì biết tùy duyên nên mới tạo ra duyên, không đau khổ sao thấy hết được hạnh phúc, không chấp nhân bỏ cũ sao nắm được cái mới, không chịu rủi ro sao có thể bắt được cơ hội.
Duyên do mình tạo vì biết vạn sự tùy duyên, của mình thì sẽ là của mình, đức ấy mình hưởng, không phải của mình, tích thêm đức để được thiện báo.
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét