28/5/18

Từ quốc gia mù chữ, nghèo tài nguyên, Singapore đã vươn lên thành ‘con rồng châu Á’ thế nào?

 







Singapore



Nửa thế kỷ trước, Singapore là một đất nước nghèo nàn với đa số người dân mù chữ và không có tài nguyên. Ngày nay, họ trở thành quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới và là con rồng Châu Á. Nhớ lại những ngày đầu lập quốc, Singapore còn chỉ hy vọng một lúc nào đó sẽ phát triển giống như Sài Gòn (theo BBC).
Năm 1965, thu nhập bình quân đầu người của Singapore ở mức 500 USD, đến năm 1991, con số này là 14.500 USD. Vào năm 2010, GDP bình quân đầu người đã đạt mức 56.532 USD tính theo đồng giá sức mua (PPP), cao nhất trên thế giới (Theo tờ Wall Street Journal, báo cáo từ Knight Frank và Citi Private Wealth).
Nhìn vào điều kiện tự nhiên của Singapore thời bấy giờ, đất nước này chỉ có diện tích khoảng 700 km2, rộng hơn Hà Nội một chút (diện tích Hà Nội năm 1961 là 584 km2 theo cuốn Lịch sử Hà Nội của Papin Philippe năm 2001); và hiện nay dân số Singapore là khoảng 5.5 triệu người, thấp hơn dân số Sài Gòn ngày nay. Trong khi đó, tài nguyên thiên nhiên hoàn toàn không có gì, nguồn cấp nước thiếu thốn và gần như phải phụ thuộc hoàn toàn vào Malaysia.
Có nhiều yếu tố đã tạo nên kỳ tích ở quốc đảo sư tử. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến hai khía cạnh là giáo dục và tri thức, vốn là những nhân tố vô cùng quan trọng tạo nên bệ phóng cho sự phát triển thần kỳ đó.
Trọng dụng nhân tài
Nhân tài là yếu tố then chốt làm nên thành công của một quốc gia. Theo chính phủ Singapore: “Lãnh đạo xấu sẽ đuổi người tốt, người giỏi, không cho họ được giữ những chức vụ quan trọng”. Bởi vậy, rất nhiều người tài, có học vấn cao được tuyển chọn để nắm giữ chức vụ trong bộ máy lãnh đạo của đất nước.

Các nhà lãnh đạo ở Singapore đều là những người có học vấn cao.

Ví dụ, vị Thủ tướng thứ hai của Singapore là ông Goh Chok Tong, tốt nghiệp tại trường Đại học danh tiếng Williams College (Mỹ), về chuyên ngành Phát triển kinh tế. Ông cũng là một người có tài năng, gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp chính trị.
Các quan chức và bộ trưởng của Singapore cũng đều tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Ông Phó thủ tướng Jayakumar phụ trách về an ninh quốc gia đã tốt nghiệp tại khoa Luật, trường Đại học Yale Law của Mỹ. Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao George Yong-Boon Yeo, cũng tốt nghiệp trường Cambridge của Anh. Bộ trưởng Chánh Văn phòng Nội các Lim Swee Say tốt nghiệp trường Loughborough của Anh. Bộ trưởng Bộ quốc phòng Teo Chee Hean, tốt nghiệp trường Đại học Hoàng gia Imperial College London Anh.
Singapore không những tìm và sử dụng người tài trong công dân nước mình, mà còn thu hút nhân tài từ nước khác đến. Người tài đến Singapore làm việc, được định cư lâu dài, và được gia nhập quốc tịch một cách dễ dàng.
Xây dựng nền giáo dục song ngữ
Singapore đã giành được độc lập từ nước Anh. Tuy nhiên, đất nước này không loại bỏ tiếng Anh trong giáo dục cũng như đời sống hàng ngày. Cả bộ máy hành chính mà người Anh xây dựng lên ở Singapore trong hơn 100 năm đô hộ cũng không bị loại bỏ. Tất cả những nền hành chính tiên tiến đó đều được tiếp thu và vận dụng ở Singapore. Nhân dân được tự do cư trú, quyền tư hữu không bị xóa bỏ.

Vườn Nam là công trình lớn nhất với diện tích 54 ha. Nó được mở cửa ngày 29/6/2012. Điểm nhấn của công trình là những cây nhân tạo khổng lồ cao tối đa 54 m, giúp hấp thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời, hứng nước mưa và thoát hơi cho các tòa nhà gần đó. Phần thân cây trở thành nơi sống của các loài thực vật và cây leo. Ảnh: Wikipedia

Với Singapore: “Nắm vững tiếng Anh, đó là chìa khóa để giành lấy tri thức, công nghệ cao của phương Tây”.
Với tư duy đó, chính phủ Singapore lúc bấy giờ coi chương trình giáo dục song ngữ như nền tảng cốt yếu của hệ thống giáo dục. Khi đưa ra quyết định này, chính phủ cũng gặp phải một số phản đối từ công luận. Tuy nhiên, Singapore vẫn quyết định bằng mọi giá cần phải đưa tiếng Anh – ngôn ngữ chung của thế giới vào giảng dạy cùng với tiếng mẹ đẻ trong chương trình giáo dục phổ thông.
Lý do chính phủ kiên quyết với chính sách giáo dục song ngữ này là bởi, nếu Singapore chỉ dùng tiếng mẹ đẻ, thì một đất nước nhỏ như vậy sẽ gặp rất nhiều trở ngại khi tiến ra thị trường quốc tế. Và nếu đất nước chỉ tập trung vào đào tạo bằng tiếng Anh, thì tinh thần dân tộc và bản sắc văn hoá của Singapore sẽ bị mai một.

Chính sách giáo dục vô cùng khôn ngoan đã giúp các thế hệ Singapore vừa giỏi về tiếng Anh mà vẫn không kém đi về tiếng Hoa

Vậy là một hệ thống giáo dục kết hợp cả hai ngôn ngữ đã ra đời. Nếu các tiếng mẹ đẻ (bao gồm tiếng Hoa, Malaysia và Ấn Độ) gắn kết người dân Singapore bằng nguồn gốc, văn hóa thì tiếng Anh sẽ kết nối các dân tộc Singapore với nhau và với thế giới.
Thực tế đã chứng minh chính sách giáo dục vô cùng khôn ngoan này đã giúp các thế hệ người Singapore vừa giỏi về tiếng Anh mà vẫn không kém đi về tiếng Hoa. Tiếp bước Nhật Bản cải cách ngay từ nền tảng giáo dục, đảo quốc sư tử “hóa rồng” một cách ngoạn mục và vươn lên trở thành một trong những cường quốc châu Á.
Một nền giáo dục mang tầm quốc tế
Singapore ngày nay tự hào là một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới và là hình mẫu cho nhiều quốc gia khác học tập theo với các trường đại học nổi tiếng như Trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS) được thành lập vào năm 1905, Trường Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) được thành lập vào năm 1981 và Trường Đại học Quản trị Singapore được thành lập năm 2000. Bên cạnh đó, Singapore cũng là nơi nhiều trường đại học quốc tế từ các quốc gia có nền giáo dục phát triển bậc nhất thế giới chọn để đặt trụ sở, ví dụ như Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) với tên Singapore MIT Alliance tại Singapore hay Trường Đại học Stanford (Mỹ) với tên Singapore Stanford Partnership tại Singapore.

Trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS)
Trong một bài báo được đăng tải trên trang web của Trung tâm Belfer Center thuộc Đại học Harvard, Giám đốc dự án toàn cầu về Khoa học và Công nghệ, Giáo sư Calestous Juma đã trích dẫn thông điệp của chính phủ Singapore về sự thành công của một đất nước Singapore nhỏ bé nhưng giàu mạnh: “Chất lượng nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của quốc gia. Đó là sự sáng tạo, mô hình kinh tế, kinh doanh, khả năng làm việc nhóm và nguyên tắc làm việc”.
Ông cũng nhấn mạnh vào sự quan trọng của tri thức trong việc phát triển kinh tế và bác bỏ sự tách bạch trong việc học thuật và thực tiễn: “Những người có tư duy tốt cần phải đào tạo họ thành những nhà phát minh, nhà sáng chế, nhà đầu tư, và doanh nhân giỏi; họ cần phải sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới cho thị trường và làm đời sống của con người trên thế giới trở nên tốt đẹp hơn”.

Singapore được đánh giá là quốc gia đáp ứng tốt nhất các mục tiêu liên quan đến y tế do Liên Hiệp quốc (LHQ) quy định.
Hãng tin CNA dẫn kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa The Lancet ngày 13/9, theo đó Singapore đứng đầu tiên trong số 188 quốc gia đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (gọi tắt là SDG) liên quan đến y tế của LHQ. Các mục tiêu này bao gồm: tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, hút thuốc lá, tiêm vắc xin, và tỷ lệ bệnh dịch như bệnh lao và sốt rét.
Kết quả nghiên cứu trên do Cơ quan nghiên cứu Gánh nặng toàn cầu về bệnh tật (Global Burden of Disease Study-GBD) gồm một nhóm các nhà nghiên cứu toàn cầu phối hợp với Viện Đo lường và đánh giá y tế (IHME) tiến hành.
Các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát 37 chỉ số SDG liên quan đến y tế từ năm 1990 đến năm 2016 cho mỗi quốc gia và sau đó là các chỉ số dự báo cho năm 2030. Kết quả Singapore đánh bại các nước Bắc Âu như Iceland và Thụy Điển với tổng số điểm đạt 87/100. Ở phía chót bảng là các nước Somalia, Cộng hòa Trung Phi và Afghanistan, tất cả đều chỉ được chỉ 11/100 điểm.
Singapore đã đạt được kết quả tốt trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ em. Nước này cũng đã kiểm soát tốt tỷ lệ người mắc bệnh sốt rét, mức độ người dân tiêm vắc xin và tỷ lệ tử vong do tai nạn đường bộ. Tuy nhiên, Singapore vẫn kém nhiều nước hàng đầu trong bảng xếp hạng về tỷ lệ mắc bệnh lao (với điểm số 63) và chỉ số ô nhiễm không khí và tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí cao hơn năm 2016 (74/100).
Trong số các quốc gia đứng đầu về tổng thể, lạm dụng tình dục trẻ em và tử vong do tự tử là những vấn đề đặc biệt và đây cũng là những chỉ số không tốt của Singapore. Đối với chỉ số lạm dụng tình dục trẻ em, theo nghiên cứu, tỷ lệ các em nữ và nam từ 18 đến 29 tuổi từng bị bạo lực tình dục ở tuổi 18, không có quốc gia nào nằm trong top 10 có tổng số điểm cao hơn 52 đối với nhóm này. Riêng Singapore có điểm 42/100 trong chỉ tiêu này. Singapore cũng ghi điểm kém hơn hồi năm ngoái về tử vong do tự tử, với điểm số 53 so với 59 vào năm ngoái.
Nhìn chung, nghiên cứu cũng cho thấy, không có quốc gia nào trên thế giới đạt được mục tiêu của LHQ về loại bỏ các ca nhiễm lao mới vào năm 2030 và cũng cho thấy các quốc gia có thu nhập thấp khó có thể đạt được các mục tiêu này.
Thứ tự 10 nước đứng đầu trong bảng xếp hạng như sau: Singapore 87/100, Iceland (86), Thụy Điển (86), Na Uy (84), Hà Lan (83), Phần Lan (83), Israel (82), Malta (81), Thụy Sĩ (80), Anh (80).
Ở khu vực châu Á, ngoài Singapore còn 7 nước và vùng lãnh thổ đạt điểm số cao, lần lượt là Nhật Bản (76), Đài Loan (74), Hàn Quốc (73), Malaysia (69), Sri Lanka (62), Indonesia và Trung Quốc (cùng 60 điểm).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét