16/5/21

Dữ liệu dân số đi ngược lại với ‘giấc mơ’ của ông Tập Cận Bình

Chính phủ Trung Quốc ngày 11/5 đã công bố kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số toàn quốc lần thứ 7, trong đó, tổng dân số nước này là 1,411 tỷ, có 253,38 triệu người từ 0-14 tuổi, chiếm 17,95%, dân số từ 60 tuổi trở lên là 264,02 triệu người, chiếm 18,70%.

Tuy nhiên giới quan sát đã đặt câu hỏi về sự thiếu nhất quán và sơ hở trong dữ liệu thống kê, và số lượng ca sinh và tử vong cũng đang gây tranh cãi. Đặc biệt là dưới trận dịch năm ngoái, dân số lại đột ngột tăng 1,5 lần so với năm 2019, theo NTDTV.

Dịch Phú Hiền, một chuyên gia nhân khẩu học tại Đại học Wisconsin-Madison, Hoa Kỳ, nói rằng đây là báo cáo điều tra dân số tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông kết luận, dân số Trung Quốc đã bắt đầu giảm vào năm 2018, và đến năm 2020, dân số Trung Quốc có khả năng không vượt quá 1,28 tỷ người.

Dân số già đi ngược lại tham vọng bá chủ toàn cầu của Tập Cận Bình

Theo báo cáo của phóng viên Bruyette “Express Weekly” của Pháp, mặc dù nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã hứa với người dân Trung Quốc về “sự trẻ hóa vĩ đại của đất nước”, nhưng sự già hoá dân số Trung Quốc lại đi ngược lại với giấc mơ dân tộc chủ nghĩa của Tập Cận Bình.

Phóng viên Bruyette còn cho rằng đối với Trung Quốc, dân số đông là một chiêu bài có trọng lượng. Khi muốn gây áp lực lên các đối tác kinh tế của mình, chẳng hạn như Liên minh Châu Âu, họ sẽ không ngần ngại nhấn mạnh tiềm năng to lớn của thị trường nội địa.

Và khi đối mặt với Ấn Độ, đối thủ lớn nhất ở châu Á, họ cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhõm vì họ là quốc gia đông dân nhất. Tuy nhiên, theo dự báo của Liên hợp quốc, vào năm 2030, dân số Ấn Độ dự kiến sẽ vượt quá dân số Trung Quốc.

Mối quan tâm của Bắc Kinh được cho là chủ yếu về kinh tế: sự già hoá dân số của Trung Quốc sẽ làm thất bại kế hoạch thay thế Hoa Kỳ trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Trong 40 năm qua, sự tăng trưởng của ĐCSTQ chủ yếu dựa vào sức mạnh kinh tế khổng lồ, một lực lượng lao động giá rẻ. 

Nghiên cứu: Dân số Trung Quốc chỉ là 732 triệu người vào năm 2100

Tuy nhiên, dân số Trung Quốc đang giảm dần qua từng năm. Theo một nghiên cứu được xuất bản bởi The Lancet vào tháng 9 năm 2020, dân số Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 732 triệu người vào năm 2100.

Theo công ty tư vấn chuyên nghiệp “Capital Economics” của London, con số này có thể giảm 0,5% mỗi năm vào năm 2030, điều này sẽ có tác động tương tự đến GDP. Nó cũng khiến chính phủ Trung Quốc khó đạt được mục tiêu đuổi kịp Hoa Kỳ về mặt kinh tế. Và rất khó đánh giá tác động của điều này đối với địa vị toàn cầu của ĐCSTQ.

Báo cáo của Pháp cho rằng sự sụt giảm dân số cũng có thể gây ra một tác động nhức nhối khác. Goodman, cố vấn châu Á của Viện Montaigne, đã nói một cách đầy ẩn ý rằng “Trung Quốc không thể tiếp tục là công xưởng của thế giới một cách vô thời hạn”. Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu Trung Quốc có còn khả năng tăng năng suất và thâm nhập thị trường cao cấp khi tài sản của người dân lao động giảm xuống hay không.

Trong các giải pháp được Bắc Kinh công bố, các phương án đã được đề xuất để kéo dài tuổi nghỉ hưu, nhưng đồng thời cũng phải xử lý hậu quả của dân số già. Báo cáo cho biết từ năm 2010 đến năm 2020, số người trên 65 tuổi đã tăng từ 8,87% lên 13,5%, đây là một quả bom hẹn giờ thực sự. Điều này gây ra mối đe dọa đối với hệ thống hưu trí của Trung Quốc.

Ngân hàng Trung ương ĐCSTQ đã ban hành một văn bản vào giữa tháng 4, thừa nhận rằng tình hình dân số Trung Quốc sẽ đảo ngược, và tốc độ giảm dân số sẽ nằm ngoài sức tưởng tượng.

Các chuyên gia của Trung Quốc đề nghị rằng cần khởi xướng một chính sách để khuyến khích tỷ lệ sinh. Đổng Vũ Chính Giám đốc Cục Phát triển Dân số của Đại học Quảng Châu, Trung Quốc nhấn mạnh với một phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc rằng nếu không có biện pháp nào được thực hiện, số người sinh ra ở Trung Quốc thậm chí sẽ giảm xuống dưới ngưỡng vài triệu người so với năm tới.



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét