Phạm Duy ... còn
đó bao điều!
Huy&Nghi
Theo truyền thông, lúc 14h45,
27/01/2013, Nhạc sĩ Phạm Duy đã trút hơi thở cuối cùng, ra đi về miền cát bụi. Họ
tên đầy đủ của ông là Phạm Duy Cẩn, sinh năm 1921, tại Hà Nội, thượng thọ 92
tuổi, cái tuổi này mà ra đi nhẹ nhàng, không phiền con phiền cháu như thế, thật
là phước đức cho ông.
Phải công tâm mà nói, ông là
cây đại thụ trong nền âm nhạc Viêt Nam . Xuất phát là ca sĩ nhưng ông
thành danh ở vai trò một nhạc sĩ, ông viết đủ cả: tình ca, tục ca, tâm ca, đạo
ca…, nhưng nổi trội nhất vẫn là những bản tình ca lưu danh muôn thưở!
Phạm Duy có biệt tài phổ nhạc
cho thơ, cho tới nay( ở Việt Nam) chưa có ai phổ nhiều và thành công như ông,
ông đã phổ trên 300 bài thơ, ngoài ra trong thời gian ở hải ngoại, ông còn đem giai điệu, tiết tấu vào trong truyện Kiều, để cho Aí Vân, Thái Hiền,
Thái Thảo, Duy Quang, Tuấn Ngọc... cùng nhau “ hát” Kiều.
Hầu hết những Thi sĩ tên tuổi đều có
thơ được Phạm Duy phổ nhạc: Mộ khúc(
Xuân Diệu), Hoa rụng ven sông, Vần thơ
sầu rụng ( Lưu Trọng Lư), Tiếng sáo
thiên thai ( Thế Lữ), Ngậm ngùi (
Huy Cận), Tình quê ( Hàn Mặc Tử), Tay Ngà ( Nguyễn Nhược Pháp), Bên ni
bên nớ, Mùa đông Paris ( Cung Trầm Tưởng), Ngày xưa Hoàng thị (Phạm Thiên Thư), Thà như giọt mưa, Em hiền như Ma
soeur ( Nguyễn Tất Nhiên), vân vân và vân vân, không sao kể hết.
Thực ra, trong thơ đã có nhạc, sự khác nhau là “hàm lượng nhạc”
ở mỗi bài thơ nhiều hay ít. Với những bài thơ có “hàm lượng nhạc”
khá cao, người nhạc sĩ chỉ cần thêm vài cái “ lông vũ” rè, mi, sol, la...tức khắc bài thơ- bài nhạc liền bay
cao, bay xa, Ngậm ngùi (Huy Cận), Bây giờ còn nhớ hay không ( Nhất
Tuấn)... là những ví dụ. Tài năng của người nhạc sĩ thể hiện
ở chỗ thổi hồn vào những bài thơ “ tầm
tầm” để trở thành những nhạc phẩm bất hủ. Đọc 2 bài thơ của Minh Đức Hoài
Trinh: Kiếp nào có yêu nhau (Anh đừng
nhìn em nữa/ hoa xanh đã phai rôi/ còn nhìn em chi nữa/ xót lòng nhau mà thôi/
người đã quên ta rồi/ quên ta rồi hẳn chứ/ trăng mùa thu gãy đôi/ chim nào bay
về xứ /…/ kiếp nào có yêu nhau/ nhớ tìm khi chưa nở/…/ lệ nhòa trên gối trắng/
anh đâu, anh đâu rồi/ rượu yêu nồng cay đắng/ sao cạn mình em thôi.) và Đừng bỏ em một mình ( Đừng bỏ em một mình/ khi trăng về lạnh lẽo/ khi
chuông chùa u minh/chậm rãi tiếng cầu kinh/…/ đừng bỏ em một mình/ đừng bắt em
làm thinh/ cho em gào nức nở/ hòa đại dương mênh mông); và hãy nghe 2 bài hát cùng tên để thấy cái thiên tài
của họ Phạm!. Ở bài thứ nhất, ông thêm câu “ Hương trinh đã tan rồi” (không
biết ông có ảnh hưởng của Xuân Diệu hay không “ Sương trinh rơi kín từ nguồn
yêu thương” (Mộ khúc)), thật độc đáo,
rất Phạm Duy! Ông đã thêm lông nối cánh cho bao bài thơ như thế để tác giả của nó cùng ông mà tồn tại với đời.
Nói đến phổ nhạc cho thơ mà
không nhắc tới Màu tím hoa sim của
Hữu Loan có lẻ là một thiếu sót. Bài thơ là một cuộc tình có thật, quá bi
thương đau xót, mọi cảm nhận, nghĩ suy… đều đạt ở múc độ đỉnh điểm khi tiếp cận
với nó, tự nó đã vươn cao, bay xa cùng năm tháng. Bởi vây để bài hát hay hơn
một bậc không phải là chuyện dễ. Trước và sau Phạm Duy đã có Dzũng Chinh ( Những đồi hoa sim), Anh Bằng ( Chuyện hoa sim), Duy Khánh ( Màu tím hoa sim) nhưng hầu như công
chúng chỉ nhớ đến Aó anh sứt chỉ đường tà
của ông và chúng ta cũng không lấy làm ngạc nhiên khi biết Phạm Duy mất
những…22 năm để phổ bài thơ này và danh hiệu “ Phù thủy của âm thanh” mà giới
chuyên nghiệp dành cho ông.
Mọi so sánh đều khập khiển, nhưng nếu nói tình
ca của Trịnh Công Sơn và giọng hát Khánh Ly là tiếng chim sơn ca bay vút giữa
từng không, thì với Phạm Duy và Thái Thanh là tiếng kêu xé ruột nơi bờ sông,
khe suối của loài quốc lẻ bạn; là vũ điệu mê hồn của đôi thiên nga trên mặt hồ
đầy nắng! Hãy mở nhạc, nghe và cảm nhận điều đó.
Trong âm nhạc ông “ phù thủy” bao nhiêu thì
ngoài đời ông lại “ma quỷ” bấy nhiêu! Theo Nguyễn Hữu Nghĩa, người bạn vong
niên của ông, Phạm Duy là người có thói nói tục và chửi tục, ghét ai, ông chửi
“ thằng mặt l…”, sống trong nhà cứ mở miệng là “ địt mẹ”.Uống trà ông uống bằng vòi,
cứ ngậm cái vòi mà tu, xong đưa cho người khác.
Phạm Duy là chồng của Thái
Hằng, Thái Hằng là chị ruột của Phạm Đình Chương và Thái Thanh, Khánh Ngọc là
vợ của Phạm Đình Chương.
Thập niên 60 của thế kỷ
trước, Phạm Duy lẹo tẹo rồi thông dâm với Khánh Ngọc, khi bắt được quả tang,
tại hiện trường Phạm Duy chống chế rằng:
chở Khánh Ngọc đi ăn chè!. Scandal tình ái này tạo cho báo chí Saì gòn một dạo
bán đắt như tôm tươi!, và cuối cùng gia đình Phạm Đình Chương tan nát, Sài gòn
có thêm một thành ngữ: “Đi Nhà Bè ăn chè”, để chỉ những cặp Mèo mã Gà đồng. Sau
này khi định cư bên Mỹ, nghe đồn ông ta còn tằng tịu với cả Julie Quang ( vợ
của Duy Quang- con trai đầu của ông). Rõ ràng Phạm Duy là kẻ phàm ăn, tục
uống, ăn không chừa nơi, chơi không chừa chốn, người Việt ta có câu: “ chín
nơi làm đĩ, chừa một nơi lấy chồng” để nói lên cái “ Tính Người” tối thiểu còn
lại phải giữ trong mỗi con người. Ở đây, Phạm Duy chơi “tuốt”, cạn tàu ráo máng!
Năm 2005, Phạm Duy về ở hẳn tại quận 10, tp HCM.
“Ngày trở về” của ông đã mang biết bao điều tiếng cả trong và ngoài nước. Trong live show Ngày trở về của mình, ông tự làm MC, trên sân khấu ông
“uốn lưỡi" lấy điểm nói rằng: “ Lời bài Quê nghèo thực ra là: bao giờ
anh lấy được đồn Tây, hỡi anh!”: ở bài Thuyền viễn xứ ( phổ thơ của Huyền Chi),
có đoạn: “ sóng Đà Giang, thuyền qua xứ người”, ông lại trân tráo bảo thuyền
lầm lỡ qua xứ người (nước ngoài), gìơ quay trở lại. Thật buồn và giận cho ông,
tư thế ( âm nhạc) của Phạm Duy có cần phải làm như vậy?
Không biết trước khi nhắm mắt
xuôi tay, ông có đọc mấy dòng sau đây của nhà văn Chu Lai viết trên tạp chí Thế
giới: “Một người từng bỏ
kháng chiến theo Thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi Ngụy
quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống
Cộng, với giọng điệu sặc mùi hiếu chiến, nay thấy VN vươn lên mạnh mẽ, lại
xin trở về! hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến thế?”
Cuộc đời ông để lại cho rất nhiều người hai tiếng: giá như, giá như ông đừng thế này, đừng thế kia, giá như ông đừng có “ ngày trở về”…thì đến hôm nay “ Một cõi đi về” của ông sẽ hoành tráng biết bao nhiêu và vị trí của ông trong văn học sử sẽ được trân trọng nhường nào!
Cuộc đời ông để lại cho rất nhiều người hai tiếng: giá như, giá như ông đừng thế này, đừng thế kia, giá như ông đừng có “ ngày trở về”…thì đến hôm nay “ Một cõi đi về” của ông sẽ hoành tráng biết bao nhiêu và vị trí của ông trong văn học sử sẽ được trân trọng nhường nào!
Nhưng dẫu sao, Phạm Duy vẫn là một viên kim cương trong nền tân nhạc Việt Nam , một viên kim cương nhiều tì
vết!
Xin mượn ca từ
của ông để kết thúc bài viết này-" Gỉa tràng ơi! Sao lấp cho vơi ( bao điều) sầu này"!
Vĩnh Điện, Giao thừa Mậu
tý (9/2/2013)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét