Người Chó- Chó Người
Huy&Nghi
Vài
lời thưa gởi: Cách đây mấy hôm, trong bàn café sáng, các anh: Tr, Th, ye…cải nhau
“té lửa” chung quanh chuyện “ trộm chó- giết người”(xem tai đây), tôi là người đến sau, nên
không biết đầu đuôi thế nào, chỉ loáng thoáng hiểu rằng có 2 phe, một phe ủng hộ
người bị mất chó và phe kia phản đối việc giết người. Hết cải anh Tr ra về, với
khuôn mặt “buồn xo”, giống như vừa mất một cái gì to tát lắm. Tôi nhìn theo anh,
cái dáng liêu xiêu với những bước chân vội vã dưới chút nắng hao gầy giữa Thu vàng úa, anh đi mà
như trốn chạy, tôi biết anh buồn lắm, buồn vì không đủ lý lẻ để chứng minh một
điều chân thật. Nay, tôi mạo muội mấy dòng này nhằm chia sẻ một phần nào nỗi niềm
của anh, nếu có điều gì thất lễ, mong anh lượng thứ.
Người- Chó
Trong các con vật nuôi trong nhà,
Chó có lẻ là con vật đáng yêu nhất, bởi lòng trung thành, tận tụy vô điều kiện
của nó. Phải nói thẳng với nhau rằng về lòng trung thành nó hơn hẳn Con Người
(xin lỗi!).
Chắc không ai trong chúng ta là không trải nghiệm điều này. Tục ngữ
đã nói lên điều đó: “ Con không chê cha mẹ khó, Chó không bỏ chủ nghèo”; đi xa
về, Chó là “người” đầu tiên mừng đón ta nơi bậu cửa; Chó coi nhà, giữ cửa để ta
yên giấc, say mộng trong nệm ấm chăn êm! Không phải ngẫu nhiên mà bài diễn văn
của luật sư George Graham Vest (Mỹ), được bầu chọn là bài diễn văn (nói về Chó)
hay nhất trong 100 năm qua (xem tại đây). Chưa có một thống kê đầy đủ nào, tôi
chỉ ước đoán # 30%-40% hộ gia đình ở thành phố nuôi Chó (thực ra rất nhiều người
muốn nuôi nhưng điều kiện không cho phép), còn ở nông thôn là 100%. Con Chó được
xem là một thành viên trong gia đình, nó không còn đơn thuần mang ý nghĩa “vật
chất” nữa, mà được nâng lên ý nghĩa “tinh thần- tình cảm”. Bởi vậy, mới có
khách sạn Chó-Mèo, bệnh viện Chó-Mèo, nghĩa địa Chó-Mèo…và vô số thức ăn, đồ uống
dành cho chó mèo trong siêu thị, viết đến đây, thú thật, tôi đã có lần ước ao
kiếp sau xin được làm Chó, khi chứng kiến cảnh nhà giàu cho Chó ăn!. Xã hội
càng văn minh, đời sống vật chất càng sung túc, thì Chó càng được nâng lên một
tầm cao mới!, (“nhà giàu báu chó, nhà khó báu con” !)
“Vòng vo tam quốc” như
thế, để thấy con người ta Đau Khổ như thế nào khi mất Chó. Đây là sự thật, hợp
khoa học Tâm-Sinh lý, không cường điệu tí nào.( Tất nhiên , ở đây, chúng ta
không nói đến những kẻ sinh sống, làm ăn, làm giàu trên thân xác Chó.) Từ đau
khổ, con người, có nhiều phản ứng khác nhau, tiêu cực có, tích cực có. Theo lẽ
thường tình, con người ta phản ứng theo kiểu tiêu cực nhiều hơn; chỉ những bậc
cao minh, đạt đạo mới làm ngược lại.
ảnh- Internet |
ảnh-Internet |
Chó Người!
“Cẩu tặc”, một
loại tội phạm mới, rộ lên mấy năm gần đây, nó tuy không nguy hiểm lắm, nhưng lại
chạm đến nỗi đau mất mát cả tinh thần lẫn vật chất của từng gia đình cụ thể. Nó
khác với “Lâm tặc”, rừng là của chung,
“Cha chung không ai khóc”. Bắt được “lâm tặc”, giao cho công an, chứ bắt được
“cẩu tặc” hay “kê tặc”, “ngỗng tặc”, "chim tặc",…thì “đần” cho một trận rồi mới tính tiếp,
đó là một thực tế, một dạng của Luật rừng ở cấp độ thấp. Trong một xã hội, không có thượng tôn pháp luật,
thì đương nhiên Luật rừng nảy nở và phát huy tác dụng. Luật rừng, đồng nghĩa với
“ân đền oán trả” sòng phẳng với nhau, cần gì tới pháp luật thêm rách việc! Nhưng, tại
sao dẫn đến giết người? Từ chỗ mất một con chó, hai con chó, đến mất nhiều con
chó…đã kịp thời tạo những oán giận, căm thù tương ứng trong cộng đồng. Đến đây
thì “Tâm lý học đám đông” sẽ can thiệp vào và sẽ tạo ra một hậu quả vô cùng ghê
ghớm.( xem thêm “Tâm lý học đám đông” của Gustave Le Bon). Có thể trong thâm
tâm không ai muốn giết một tên trộm chó, nhưng trong đám đông ấy, cái “tôi” cá
nhân đã bị lu mờ trước đám đông tâm lý và chỉ cần một câu: “ Đánh chết nó đi”,
thì sức mạnh của gậy gộc chân tay, sẽ được nâng lên gấp bội và “cẩu tặc” chết
là điều dễ hiểu!
Có ai đó đã từng nói “ Người với người là chó sói”;
trong những trường hợp cụ thể này, thiển nghĩ, nên gọi “Chó Người” thì đúng
hơn! Cũng may, đây chỉ là một bộ phận không lớn, nếu không thì…
Trong một xã hội, lấy bạo lực làm phương tiện chính để đấu tranh, vô đạo,
vô Thần, hoài nghi tất cả, coi thường Nhân-Quả… thì người dân trong xã hội ấy,
từ thế hệ này sang thế hệ khác, lâu ngày bị “tập nhiễm”, thấm vào máu thịt lúc
nào không hay, làm thay đổi bản tính Người, trở nên hung hăng, tàn bạo, dễ bị
lôi kéo bởi những cái xấu, cái ác.
Dân tộc ta có truyền thống ngàn đời: “ Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/
Lấy chí nhân để thay cường bạo” ( Nguyễn Trãi), “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/
Người trong một nước phải thương nhau cùng”,…thế mà bây giờ ra nông nỗi này! Vì
sao? vì đâu? Và chờ đến bao giờ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét