Kallie Szczepanski - Sự
khác nhau giữa Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản
·
i
Mặc dù hai
trường phái thường sử dụng những ngôn từ tương đồng có thể dùng thay thế cho
nhau và có sự liên quan giữa các khái niệm, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã
hội lại khác nhau trong những vấn đề cơ bản và quan trọng. Tuy vậy, cả hai đều
nổi lên trong thời kì cách mạng công nghiệp như một sự phản kháng trước việc
các chủ tư bản đạt được sự giàu có bằng cách khai thác sức lao động của giới
công nhân.
Vào thời gian đó, những người công nhận làm việc nặng nhọc
trong những điều liện thiếu an toàn và tồi tệ một cách kinh khủng. Họ phải làm
việc 12 đến 14 tiếng một ngày, 6 ngày trên 7, không có bữa ăn trưa. Giới công
nhân đó bao gồm cả những đứa trẻ mới 6 tuổi với bàn tay nhỏ và những ngón tay
linh hoạt có thể luồn vào trong những cỗ máy để sửa chữa hay chùi rửa. Môi
trường nghèo nàn ánh sáng, không có hệ thống thông gió, hệ thống máy móc thiết kế
kém thường xuyên làm bị thương hoặc làm chết những người lao động.
Lý thuyết cơ bản về Chủ nghĩa Cộng sản
Để phản ứng lại những điều kiện kinh khủng đó của Chủ nghĩa
Tư bản, lý thuyết gia người Đức Karl Max (1818-1883) và Friedrich Engels
(1820-1895) đã sáng tạo ra một hệ thống kinh tế chính trị mới: Chủ nghĩa Cộng
sản. Trong cuốn sách « Điều kiện làm việc của giai cấp công nhân tại Anh » , «
Bản tuyên ngôn của Chủ nghĩa Cộng sản » và « Tư bản luận », Marx và Engels chỉ
trích sự lạm dụng sức lao động trong hệ thống Tư bản và đưa ra một giả thuyết
không tưởng.
Dưới chế độ Cộng sản, không có một tư liệu sản xuất nào (nhà
mày, đất, etc) được tư hữu. Thay vào đó, chính phủ sẽ quản lý và tất cả mọi
người làm việc chung với nhau. Của cải làm ra sẽ được chia đều dựa trên nhu cầu
hơn là dựa trên sức lực đóng góp vào lao động. Về mặt lý thuyết, kết quả là một
xã hội không giai cấp, tất cả mọi thứ đều là của chung.
Để xây dựng được thiên đường của những người công nhân cộng
sản đó, hệ thống tư bản phải bị phá hủy bằng cách mạng bạo lực. Marx và Engels
đã tin rằng tầng lớp công nhân này (tầng lớp vô sản) sẽ nổi lên trên toàn thế
giới và lật đổ giai cấp bậc trung (giới tư sản). Một khi Chủ nghĩa Cộng sản
được thiết lập, ngay cả chính phủ cũng sẽ không cần thiết, tất cả làm việc cùng
nhau cho một lợi ích chung của tập thể.
Chủ nghĩa Xã hội
Lý thuyết của Chủ nghĩa Xã hội giống với Chủ nghĩa Cộng sản
trên vài mặt, nhưng ít thiên tả và linh hoạt hơn. Ví dụ : mặc dù việc để chính
phủ quản lý tư liệu sản xuất là một phương pháp khả thi nhưng Chủ nghĩa Xã hội
cho phép những hợp tác xã của công nhân cùng quản lý nhà máy hay đồng ruộng.
Không phá tan Chủ nghĩa Tư bản và lật đổ giới tư sản, các
cuộc cải cách từng bước một được cho phép qua luật pháp và sự tiến bộ chính
trị, như bầu những người có thiên hướng xã hội vào hệ thống chính quyền. Cũng
như vậy, không giống như Chủ thuyết Cộng sản nơi mà của cải làm ra được chia
đều trên lợi nhuận, Chủ nghĩa xã hội chia của cải dựa trên công sức của mỗi cá
nhân đóng góp cho xã hội.
Và như vậy, chủ nghĩa xã hội có thể hoạt động trong cấu trúc
chính trị hiện thời mà không có cần trải qua một cuộc lật đổ. Hơn thế nữa, nó
còn cho phép tổ chức kinh doanh tự do hơn cho các nhóm lao động.
Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng xản trong thực tế
Cả hai chủ thuyết đều được tạo dựng lên để cải thiện đời sống
của những người bình thường và sự chia sẻ của cải công bằng hơn. Trên lý
thuyết, cả hai đều có khả năng tạo dựng điều đó cho những người công nhân. Tuy
nhiên, trên thực tế, chúng lại có những kết quả khác biệt.
Bởi vì Chủ nghĩa Cộng sản không đem lại sự năng động, động
lực để làm việc. Sau cùng, các nhà quản lý trung ương sẽ lấy lại mọi sản phẩm
và chia đều chúng một cách tùy tiện, bất kể bạn bỏ ra bao nhiêu công sức vào
công việc. Điều đó dẫn đến sự nghèo nàn và sự bần cùng hóa. Tầng lớp công nhân
nhanh chóng nhận ra rằng họ không được hưởng lợi từ việc làm việc chăm chỉ hơn,
và họ từ bỏ. Trái ngược lại, chủ nghĩa xã hội tưởng thưởng sự chăm chỉ. Cuối
cùng, phần lợi nhuận giữa những người lao động được phân phát dựa trên công
sức, sự đóng góp của người đó cho xã hội.
Những nước đã thực hiện chủ nghĩa cộng sản trong thế kỷ 20
gồm có Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Cuba và Bắc Hàn. Trong mọi
trường hợp, độc tài cộng sản lên cầm quyền để sắp xếp lại trât tự của hệ thống
chính trị và kinh tế. Ngày hôm nay, Nga và Campuchia không còn là cộng sản nữa,
Trung quốc và Việt Nam thực hiện nền kinh tế tư bản nhưng vẫn giữ trật tự chính
trị cộng sản, còn Cuba và Bắc Hàn vẫn tiếp tục thực hiện chủ nghĩa đó.
Những nước kết hợp đường lối chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa
tư bản và hệ thống dân chủ bao gồm Thụy Điển, Na Uy, Pháp, Canada, Ấn Độ và
Vương quốc Anh. Các nước này đều đạt được sự hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận
của chủ nghĩa tư bản và lợi ích của chủ nghĩa xã hội, mà không triệt tiêu động
lực lao động và gây bất ổn cho người dân. Người lao động có thêm nhiều lợi ích
như kỳ nghỉ lễ, bảo hiểm xã hội, trợ cấp nuôi dạy trẻ, mà không cần sự quản lý
tập trung công nghiệp.
Nói tóm lại, sự khác biệt giữa Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ
nghĩa Xã hội có thể tổng kết như thế này: Bạn muốn sống ở Thụy Điển hay ở Bắc
Hàn?
Lichteinstyle chuyển
ngữ, CTV Phía Trước
Kallie Szczepanski,
Asian History
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét