13/7/14

 Viết tào lao trong lúc chờ con

Mấy ngày ni đưa con đi thi đại học, tôi có dịp lang thang nơi thành Huế. Bộ mặt Huế hôm nay khác xưa (hồi tôi còn học) nhiều lắm, nhà cao hơn, đường rộng hơn, người đông hơn…nhưng cái u hoài, trầm mặc…của Huế, có lẽ ngàn năm vẫn thế!. Nơi đây, non không cao- “Núi Ngự Bình không cây chim đậu; còn nước thì- “Sông Hương ế khach…” chị em buồn!, không biết bây chừ có đi vào dĩ vãng?
Cầu Trường Tiền, như một dải lụa, vắt qua đôi bờ vai thiếu nữ! Thế mà ngày ngày phải oằn mình gánh biết bao là xe to xe nhỏ. Sao không là một chiếc cầu đi bộ nhỉ?, để sáng sáng chiều chiều được thấy những vành nón nghiêng che trên những tà “tím Huế” nhẹ nhàng thướt tha qua lại!
ảnh- internet
Nước sông Hương lờ đờ không chảy, có phải vì thế mà “tính cách” Huế khó đổi thay? “Con sông dùng dằng con sông không chảy”(TB), “dùng dằng” là luyến tiếc, là miễn cưỡng chấp nhận...,nên Huế “sống im lặng chết mĩm cười” (NKP) chăng? Sông thuộc Thủy, Thủy thuộc Âm, tôi thích từ “mơ màng” hơn, - “Con sông mơ màng con sông không chảy”, để nói về “tính âm”ở Huế.Tầm ba bốn giờ sáng, đứng trên cầu Phú Xuân, ngắm dòng Hương mờ ảo dưới ánh trăng hạ tuần, mới cảm nhận đươc “nàng” mơ màng lãng mạn đến nhường nào!. Phần lớn, con gái Huế có “phôm” người hơi bị chuẩn, không to béo quá, không gầy còm quá, lại được nuôi dưỡng trong khuôn vườn Trâm anh “thứ thiệt”, đó là hình mẫu trong thơ ca nhạc họa, nên tôi có “nịnh” kiểu chi cũng bằng thừa!. Thật phúc bảy đời cho những ai sở hữu được một người vợ Huế. Có lẽ câu “ gái ngoan làm quan cho chồng” chỉ dành cho gái Huế.
Sông Hương đã đi vào thi ca, sử sách; núi Ngự Bình đôi lần cũng được nhắc đến. Nhưng rất tiếc, đây là ngọn núi không cao, không cây, nên không có được cái uy dũng phong độ của núi, của cái thuộc Dương; không biết có phải vì rứa mà có câu:  “ một thằng Huế lai bằng mười hai thằng Huế thiệt!”Mô Phật!
 Huế 9/7/2014


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét