6/11/14

Giới thiệu một phương pháp điều trị sỏi kẹt Niệu đạo bằng dụng cụ nội soi
                                                                                                    Võ Ngọc Thạch
                                                                    
Đặt vấn đề:
-Sỏi đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến, nhất là khu vực miền trung, trong đó sỏi “ chui” vào niệu đạo gây bí đái cấp là một cấp cứu niệu khoa thường gặp.
- Điều trị sỏi kẹt Niệu đạo cũng như sỏi Bàng quang ở các nước phát triển           
   hầu như không còn mổ mở, các phương pháp như: tán sỏi bằng laser
   ( laser lithotripsy) , tán sỏi bằng thủy điện lực (electrohydraulic lithotripsy)  bóp sỏi bằng dụng cụ qua nội soi bàng quang...đã được áp dụng.
-ở Việt Nam mổ mở vẫn là chủ yếu, chỉ có một vài BV tuyến tỉnh mới được trang bị dụng cụ bóp sỏi qua nội soi bàng quang. Một vài nơi trước đây và hiện nay còn dùng phương pháp bóp sỏi mù bằng dụng cụ. Bóp sỏi dưới màng tăng sáng và lấy sỏi kẹt niệu đạo qua nội soi Bàng Quang xuyên da, là những cải tiến kỹ thuật trước đây của chúng tôi tại BVĐK Quảng Nam và BVĐK Vĩnh Đức.
-Qua 3 trường hợp điều trị thành công sỏi kẹt niệu đạo bằng cải tiến        cách dùng dụng cụ nội soi, chúng tôi muốn giới thiệu phương pháp này để các nơi có điều kiện tương tự có thể tham khảo (nếu quan tâm).
Trang thiết bị:
-         Dàn máy phẫu thuật nội soi
-         Võ ngoài của dụng cụ cắt đốt nội soi U xơ tuyến Tiền liệt hoặc của ống soi Bàng quang (sheath)
-         Máy tán sỏi nội soi niệu quản ngược dòng (lọai có 2 kênh thao tác)
-         Máy tán sỏi xung hơi, rọ, và que tán sỏi
-         Bộ que nong niệu đạo và thông tiểu các loại
Chọn bệnh nhân:
-         Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên
-         Có sỏi kẹt niệu đạo, gây bí tiểu cấp hay tiểu rỉ
-         Sỏi bàng quang nhỏ <2cm
-         Không hẹp niệu đạo
-         Không có U xơ tuyến Tiền liệt lớn (tương đối)
-         Không có nhiễm trùng niệu nặng
-         Không quá cứng khớp háng…
Thực hiện:
 -Bệnh nhân tê tủy sống/ mê NKQ
 -Nằm tư thế phụ khoa
 -Đặt thông chất dẽo, dùng nước muối sinh lý bơm đẩy sỏi từ niệu đạo lên Bàng quang
 -Nong niệu đạo đến số 28- 30Fr
 -Đặt võ ngoài (sheath) máy cắt đốt nội soi u xơ tuyến tiền liệt hoặc máy soi bàng quang vào niệu đạo
-         Đưa máy tán sỏi niệu quản vào, soi kiểm tra Bàng quang, xác định sỏi
-         Đưa  basket bắt sỏi.
-         Nếu thấy sỏi nhỏ (ướm thử) lọt qua lòng sheath, thì lấy sỏi ra ngoài, rút máy, lưu thông niệu đạo, kết thúc cuộc mổ.
-         Nếu sỏi lớn hơn lòng sheath, đưa que tán vào và tán sỏi, sau đó lấy sỏi ra ngoài.
Nhận xét:
 -Với cách cải tiến trong xử dụng dụng cụ như trên, cho thấy đây là phương pháp vô cùng đơn giản, tiện lợi, không tốn nhiều thời gian.Trường hợp đầu tiên (11/10/2014, ở BVĐK MT), chúng tôi phải dùng que tán vì sỏi lớn, trong khi size của sheath 24fr, nhưng cũng chỉ tốn có 10 phút; hai trường hợp sau (05/11/2014,ở BVĐK VĐ), sheath có size 26fr, sỏi lại nhỏ, nên không cần phải tán, chỉ mất khoảng 5 phút là xong. Với phương pháp bóp sỏi bằng máy bóp sỏi nội soi (mà chúng tôi đã và đang xử dụng) thì sau khi đặt máy vào Bàng quang, tiến hành bóp sỏi, xong phải lấy máy ra ngoài, lại đặt vào niệu đạo một sheath khác để súc rửa, “khèo” sỏi ra ngoài, tốn nhiều công sức, thời gian, và đặc biệt có nguy cơ tổn thương Bàng quang, niệu đạo.
 - Bằng cách này, thiển nghĩ cũng không nên trang bị máy bóp sỏi làm gì cho tốn kém. Chỉ cần máy tán sỏi niệu quản là đủ, riêng võ sheath có thể tự làm được vơí thợ cơ khí lành nghề!. Ngày nay, nội soi tán sỏi ống mềm với công nghệ LASER đang thay thế dần nội soi ống cứng (rigid), với phương pháp này, may ra ống cứng còn hữu dụng!
Kết luận:

Tuy mới thực hiện, số lượng BN còn quá ít, nhưng kết quả lại quá sức mong đợi, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để đánh giá kết quả một cách khoa học hơn. Đây, không phải là một bài báo khoa học hoàn chỉnh mà chỉ là những dòng chia sẻ với những ai cùng quan tâm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét