Dinh Norodom
(Theo internet)
Dinh Độc Lập được xây
xong năm 1873 và ban đầu được đặt tên là dinh Norodom. Lý do là hoàng đế nước
Pháp lúc ấy là Napoleon III ưu ái quốc vương Norodom của Cam Bốt (tên khác là
Ang Voddey). Vua cha của Norodom là quốc vương Ang Duong. Trước sự lấn chiếm
mạnh mẽ của Việt Nam và Xiêm La, Ang Duong (cai trị 1841 - 1860) đã ngầm viết
thư cầu viện Napoleon III can thiệp. Norodom (cai trị 1860 - 1904) đã đi theo
đường lối của vua cha, công nhận Cam Bốt là xứ bảo hộ thuộc Pháp vào năm 1963.
Ngoài việc đặt tên
dinh Toàn quyền là Norodom, Napoleon III còn tặng cho Norodom một tòa nhà kiểu
art-nouvo xây ngay trong hoàng cung Phnom Penh vào năm 1876. Người Khmer ghi ơn
cả hai cha con Ang Duong và Norodom như những vị cứu tinh cho vương quốc Khmer
khỏi bị xóa khỏi bản đồ bởi người Việt và người Xiêm. Norodom được coi là người
tạo dựng ra vương quốc Cam Bốt hiện đại.
Nhầm lần hay gặp
Nhiều tài liệu ghi
rằng tòa dinh thự khi mới xây xong là dành cho Thống đốc Nam Kỳ, trên thực tế
điều ấy không đúng, tòa dinh thự ấy ngay từ đầu là dành cho ông Toàn quyền. Năm
1887 khi thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Cam Bốt thành Liên bang Đông
Dương, ông Toàn quyền đã dời Hà Nội. Ông Thống đốc Nam Kỳ hay còn gọi là Phó
Soái không được sử dụng tòa dinh Toàn quyền mà phải trưng dụng tòa nhà triển
lãm thương mại đang xây dựng để ở và làm việc, sau này gọi là dinh Gia Long,
bây giờ là Bảo tàng TP. HCM.
Bằng chứng là trong cuốn hồi ký L'Indo-Chine Française (Souvenirs) năm 1905, ông Toàn quyền Paul Doumer viết: "Khi đến đó năm 1897 chúng tôi cảm thấy tòa cung điện như hoang phế vì nó đã bị bỏ lại trong suốt 10 năm qua. Ấy là bởi vì vị Toàn quyền nay đóng ở Bắc Kỳ đã không còn sống ở Nam Kỳ trừ những dịp ngoại lệ đi ngang qua vài ngày ngắn ngủi."
Như vậy tuần tự xây dinh thự cho ông to đến ông bé:
- Năm 1868 dinh Toàn quyền Đông Dương
- Năm 1887 dinh Thống đốc Nam Kỳ
- Năm 1909 dinh Thị trưởng Sài Gòn
Như thế nghe rõ là hợp lý hơn, chứ chả có lý gì mà mới đầu vào là xây dinh cho ông Thống đốc không to nhất cũng chả bé nhất.
Bằng chứng là trong cuốn hồi ký L'Indo-Chine Française (Souvenirs) năm 1905, ông Toàn quyền Paul Doumer viết: "Khi đến đó năm 1897 chúng tôi cảm thấy tòa cung điện như hoang phế vì nó đã bị bỏ lại trong suốt 10 năm qua. Ấy là bởi vì vị Toàn quyền nay đóng ở Bắc Kỳ đã không còn sống ở Nam Kỳ trừ những dịp ngoại lệ đi ngang qua vài ngày ngắn ngủi."
Như vậy tuần tự xây dinh thự cho ông to đến ông bé:
- Năm 1868 dinh Toàn quyền Đông Dương
- Năm 1887 dinh Thống đốc Nam Kỳ
- Năm 1909 dinh Thị trưởng Sài Gòn
Như thế nghe rõ là hợp lý hơn, chứ chả có lý gì mà mới đầu vào là xây dinh cho ông Thống đốc không to nhất cũng chả bé nhất.
Mốc thời gian và sự
kiện
Tòa dinh thự được xây
từ năm 1868 - 1873 cho Toàn quyền Đông Dương và đặt tên là dinh Norodom. Năm
1887, Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Cam Bốt hợp nhất lại thành Liên bang Đông
Dương, Toàn quyền chuyển ra Hà Nội và tòa dinh thự này gần như là bỏ không. Đến
năm 1954, ông Ngô Đình Diệm là thủ tướng của VNCH tiếp nhận tòa dinh thự từ vị
Toàn quyền Paul Ély, sau đó năm 1955 khi lên làm tổng thống, ông Diệm cho đổi
tên thành dinh Độc Lập.
Ngày 11/11/1960 trong cuộc đảo chính do Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Trung tá Vương Văn Đông và Đại úy Phan Lạc Tuyên, dinh bị vây suốt 2 ngày và bị hư hại nhẹ.
Ngày 27/2/1962 trong cuộc đảo chính thứ hai, hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái hai chiếc AD6 bỏ bom đánh sập cánh tả tòa nhà không phục hồi được, tổng thống Diệm cho phá bỏ tòa nhà cũ và xây tòa dinh mới theo đồ án của ông kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Năm 1963 tổng thống Diệm bị đảo chánh lật đổ, năm 1966 dinh mới xây xong tổng thống Thiệu khánh thành và sử dụng cho đến khi từ chức ngày 21/4/1975.
Từ 15-21/11/1975 tại phòng họp lớn của dinh diễn ra hội nghị hiệp thương giải thể chính phủ lâm thời vừa giành được chiến thắng ở miền nam, công nhận chính phủ Bắc Việt thống nhất cầm quyền trên cả nước.
Dinh rộng 4.500 m2, diện tích sử dụng 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng. Hơn 100 căn phòng của dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến v.v.
Ngày 11/11/1960 trong cuộc đảo chính do Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Trung tá Vương Văn Đông và Đại úy Phan Lạc Tuyên, dinh bị vây suốt 2 ngày và bị hư hại nhẹ.
Ngày 27/2/1962 trong cuộc đảo chính thứ hai, hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái hai chiếc AD6 bỏ bom đánh sập cánh tả tòa nhà không phục hồi được, tổng thống Diệm cho phá bỏ tòa nhà cũ và xây tòa dinh mới theo đồ án của ông kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Năm 1963 tổng thống Diệm bị đảo chánh lật đổ, năm 1966 dinh mới xây xong tổng thống Thiệu khánh thành và sử dụng cho đến khi từ chức ngày 21/4/1975.
Từ 15-21/11/1975 tại phòng họp lớn của dinh diễn ra hội nghị hiệp thương giải thể chính phủ lâm thời vừa giành được chiến thắng ở miền nam, công nhận chính phủ Bắc Việt thống nhất cầm quyền trên cả nước.
Dinh rộng 4.500 m2, diện tích sử dụng 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng. Hơn 100 căn phòng của dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến v.v.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét