17/6/19

CON CÁI ẢNH HƯỞNG THÓI QUEN CỦA CHA MẸ
Tự lập và chăm chỉ là hai trong các thói quen giúp một người có thể trở nên giàu có. (Getty Images)
Bài ĐOAN TRANG

Nhân chi sơ tính bản thiện. Đứa trẻ sinh ra đời như một tờ giấy trắng, và sẽ rất dễ bị ảnh hường bởi chính những người sinh thành
và nuôi dưỡng. Kể cả những thói quen tốt và thói quen xấu của cha mẹ đều ảnh hưởng đến con trẻ, vì thói quen lây lan như virus.
Các chuyên gia đưa ra những nguyên nhân tạo ra nhiều thói quen xấu như: lợi tức thấp, thiếu công ăn việc làm, sự phân biệt chủng tộc, cơ sở sản xuất bị thu hẹp, nhập cư bất hợp pháp gia tăng, hệ thống giáo dục kém , người giàu bóc lột người nghèo, ... Sự bất mãn tạo ra những thói quen xấu. Và nếu không khéo, những thói quen xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những đứa trẻ trong gia đình.

Thói quen lây lan như virus
Thomas Corley, tác giả bài viết “Thói quen xấu của cha mẹ tạo ra thói quen xấu cho con cái” cho biết ông đã dành ra 5 năm để phỏng vấn để hỏi về những thói quen của 177 nhà triệu phú tự lập (không phải giàu do được thừa hưởng gia tài từ bố mẹ), và 128 người nghèo.

Thomas Corley nói, “Điều tôi học được từ 5 năm nghiên cứu của mình là thói quen dễ lây lan. Hầu như tất cả các triệu phú tự lập và những người nghèo trong nghiên cứu của tôi đều có những thói quen mà họ ảnh hưởng bởi cha mẹ của họ.”

Nicolas Christakis, giáo sư Đại Học Yale và là nhà nghiên cứu hàng đầu về các hành vi xã hội truyền nhiễm đồng ý với ý kiến của tác giả Thomas Corley. Trong nghiên cứu của mình, Nicolas Christakis thấy rằng thói quen có thể truyền từ cha mẹ sang con cái, cả thói quen tốt lẫn thói quen xấu.

Dưới đây là một số ví dụ về những thói quen dễ bị ảnh hưởng: Nếu cha mẹ ăn uống lành mạnh, con cái họ sẽ ăn giống như vậy. Nếu cha mẹ nặng cân, con cái họ sẽ không tránh khỏi tình trạng chỉ số BMI vượt quá mức bình thường. Nếu cha mẹ hút thuốc lá, con cái của họ sẽ hút thuốc. Nếu cha mẹ tập thể dục thường xuyên, con cái họ sẽ tập thể dục thường xuyên. Nếu cha mẹ coi trọng giáo dục và học tập, con cái họ sẽ học tới nơi tới chốn. Nếu cha mẹ tuân thủ pháp luật, con cái họ sẽ không trở thành người vi phạm pháp luật. Nếu cha mẹ bạo hành, họ sẽ nuôi dạy những đứa trẻ bạo lực. Nếu cha mẹ có một cái nhìn lạc quan, tích cực, con cái họ sẽ không bi quan, tiêu cực.

Thói quen lây lan như virus. Những thói quen mà con trẻ học được từ cha mẹ, sẽ định hình cho cuộc sống của chúng.
Thói quen của người giàu
Thomas Corley đưa ra 10 thói quen mà các triệu phú tham gia nghiên cứu cho biết họ được cha mẹ truyền cho, giúp họ phát triển và tích lũy được hàng tỷ đôla:

1. Cuộc sống của mình do chính mình tạo nên: Ngay từ bé, con cái của các triệu phú đã được dạy rằng họ chính là những kiến trúc sư cho cuộc sống của mình. “Con và chỉ một mình con mới là người có thể khiến con trở thành giàu có hay nghèo hèn trong tương lai,” cha mẹ đã nói với họ như vậy.

2. Là người biết chịu trách nhiệm: Những triệu phú tự thân không cho phép mình trở thành nạn nhân. Họ được dạy phải biết chịu trách nhiệm cho cả kết quả tốt lẫn xấu và không được đổ lỗi cho người khác khi mắc sai lầm, bởi vì ai trong cuộc đời cũng có lúc mắc sai lầm.

3. Thượng tôn pháp luật: Các triệu phú học được từ bố mẹ của họ cách tôn trọng pháp luật, chấp hành lệnh của cảnh sát và những người thực thi pháp luật. Nếu họ vi phạm một nguyên tắc, quy định nào đó trong gia đình, họ sẽ bị cha mẹ của họ phạt rất nặng.

4. Tìm kiếm mục đích chính: Cha mẹ của cá triệu phú cho họ tiếp xúc với nhiều hoạt động mới lạ, để khám phá ra tài năng bẩm sinh. Vì thế, 93% con cái của các triệu phú khi lớn lên đều yêu thích công việc của mình. Khi bạn tìm kiếm và sử dụng tài năng bẩm sinh của mình để kiếm tiền, bạn sẽ hạnh phúc và thành công, bởi vì bạn sẽ muốn dành nhiều thời gian để làm điều mình thích. Khi bạn có thể kiếm tiền làm những gì bạn yêu thích, bạn sẽ biết được ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

5. Theo đuổi giấc mơ và mục tiêu: Mơ ước sẽ chỉ là ước mơ nếu người mang mơ ước không hành động. Nếu đã có mơ ước, bạn phải có hành động cụ thể. Đầu tiên, con cái của các triệu phú được yêu cầu viết ra một kịch bản cho cuộc sống lý tưởng của mình. Từ kịch bản này, họ sẽ lên một kế hoạch hành động chi tiết với các mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn.

6. Hiểu rằng giàu có là một điều tốt: Con cái của các triệu phú được dạy rằng những người giàu có là những người tốt, trung thực, và chăm chỉ. Đó không phải là những người ác hay tham lam.

7. Làm việc chăm chỉ: Các triệu phú tự thân được cha mẹ yêu cầu phải làm việc mới có thể đạt được thứ mà mình mong muốn. Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, khoảng 9, 10 tuổi, nếu thích một món gì đó, con cái của các triệu phú được yêu cầu phải làm việc để có tiền mua thứ mà mình thích, chứ không phải thích gì là được cha mẹ mua cho liền.

8. Tôn trọng tài sản của người khác: Các triệu phú được cha mẹ dạy là phải tôn trọng tài sản của những người khác, vì họ đã phải làm lụng rất vất vả mới có được.

9. Hoàn thiện bản thân mỗi ngày: Ngay từ bé, 88% triệu phú tự thân được yêu cầu đọc sách giáo dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày. 54% được yêu cầu học từ mới để mở rộng vốn từ vựng. 68% được bố mẹ lập trình cho học việc học đại học sau này.

10. Dùng thời gian có ích lợi: Cha mẹ của triệu phú tự lập không cho phép con lãng phí thời gian vào truyền hình, trò chơi video, mạng truyền thông xã hội như Facebook, YouTube, Twitter, Snapchat, Instagram,... Con của các triệu phú luôn hướng con cái của mình không lãng phí thời gian cho những chuyện vô bổ ấy, thay vì đọc sách.
Thói quen của người nghèo
Với đối tượng được phỏng vấn là người nghèo thì sao? Thomas Corley cũng nghiên cứu và tìm thấy một số thói quen phổ biến mà người nghèo ảnh hưởng từ cha mẹ của họ.

Lệ thuộc vào chính phủ và người khác: Con cái của những gia đình không khá giả được cha mẹ của họ dạy rằng họ có chỗ dựa là chính phủ. “Chính phủ sẽ lo cho người nghèo và các con sẽ được hưởng lợi ích đó vì gia đình chúng ta nghèo.” Cha mẹ họ đã nói với họ như vậy, và vô tình tạo ra một tư duy cho con cái là phụ thuộc vào chính phủ, hoặc vào người khác.

Bất chấp pháp luật: Con cái của người nghèo được dạy rằng cảnh sát và những người thực thi pháp luật là kẻ thù của họ và luôn có ý định đẩy họ ra ngoài vòng xã hội. Tư duy này đã khiến nhiều người nghèo vào tù, điều này chỉ làm cho họ nghèo hơn mà thôi.

Oán hận người giàu: Người nghèo thường không có thiện cảm với người giàu, người thành công. Những đứa con của người nghèo thường nghe những câu nói đại loại như “Người giàu là ác quỷ, tham lam. Họ phải chịu trách nhiệm cho sự nghèo đói của chúng ta, vì họ trả lương thấp nên chúng ta mới ra nông nỗi này.”

Đạo đức công việc kém: Những gia đình nghèo thường làm việc ít, vì họ đã có được khoản trợ cấp của chính phủ nên nghĩ không cần phải làm nhiều; mà nếu làm nhiều, có thu nhập thì sẽ bị mất trợ cấp. Chính vì lẽ đó, họ dạy cho con cái (hoặc chính thói quen này ảnh hưởng đến con cái) là phải tìm kiếm các lợi ích, các chương trình miễn phí của chính phủ để giúp họ sống. Kết quả là đạo đức trong công việc của họ và những đứa con của họ rất kém.

Tư duy quyền lợi: Cha mẹ nghèo khó có những thói quen và truyền vào con cái họsuy nghĩ rằng người nghèo bị người giàu lợi dụng và chịu mọi bất công. 87% người nghèo tin rằng người giàu nên bị đánh thuế cho mạnh để chính phủ có nhiều tiền hơn mà lo cho người nghèo.

Cờ bạc, Rượu chè, Ma túy: Người nghèo luôn mơ ước được đổi đời. Chẳng có gì làm họ đổi đời được trừ khi họ trúng số, hoặc thắng bạc. Đánh bạc và chơi xổ số đã đành, họ còn truyền cho con cái mình tư duy: cờ bạc, ma túy là một trong những cách duy nhất để thoát nghèo. Kết quả là, 77% người nghèo đánh bạc và chơi xổ số mỗi tuần. 67% người nghèo thừa nhận họ thường xuyên chìm đắm trong ma men.

Ăn quá nhiều: Làm việc ít nên họ có nhiều thời gian rảnh rỗi. Nếu có thời gian mà không làm gì thì chỉ có ăn uống mà thôi. Ăn uống quá nhiều là thói quen xấu của người nghèo. Con cái của họ cũng ảnh hưởng thói quen này. Kết quả nghiên cứu: 66% người nghèo bị dư cân nặng.

Lãng phí thời gian: Những đứa trẻ sống trong gia đình mà cha mẹ của chúng dành hàng giờ trước máy truyền hình, chắc chắn chúng cũng sẽ bị nhiễm thói quen này. 77% người nghèo được phỏng vấn thừa nhận rằng họ đã ngồi trước màn hình TV hơn một giờ mỗi đêm. Và con cái của họ có thể ngồi lâu với các trò chơi điện tử, game show, hoặc sử dụng các mạng truyền thông xã hội.

Biết được những thói quen của mình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những đứa con, nên dù bạn thế nào đi chăng nữa, hãy làm tấm gương phản chiếu cho con mình những thói quen tốt, vì như thế là vạch cho những đứa trẻ một hướng đi giúp chúng thành công trên đường đời khi không có bạn.

(Theo Richhabits.net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét