16/9/19


Thoát vị xuyên mạc treo ruột non bẩm sinh
Thông báo 1 trường hợp và hồi  cứu Y văn

                                                   Bs- Võ Ngọc Thạch
Congenital Transmesenteric Hernia
A case report and literature review
                                                           Vo Ngoc Thach
Summary
Internal abdominal hernia is the protrusion of a viscous that herniates through  an intraperitoneal aperture but remains within the peritoneal cavity. Congenital transmesenteric hernia is a type of  internal hernia and that only accounts for 8%  of  the total  internal abdominal hernia.

We report  the case of  a 16-year-old female patient with intestinal obstruction accompanied by a gangrenous intestinal segment  due to a congenital transmesenteric hernia. She was underwent emergency laparotomy surgery and was discharged 10 days  after the operation.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Key words:Congenital mesenteric defect, Congenital Transmesenteric  hernia, Internal hernia, Congenital Treves” field transmesenteric hernia.

Thoát vị xuyên mạc treo ruột non bẩm sinh
Thông báo 1 trường hợp và hồi  cứu Y văn
                                                   Bs- Võ Ngọc Thạch
I/ Giới thiệu
Thóat vị xuyên qua mạc treo ruột non bẩm sinh (Congenital transmesenteric hernia) là một dạng của thoát vị nội (internal hernia), còn được gọi là thóat vị qua vùng Treves (Treves” field transmesenteric hernia). Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trên lâm sàng biểu hiện bằng hội chứng tắc ruột cao và rất khó chẩn đóan trước phẫu thuật.
Ở Việt Nam, chưa thấy có trường hợp nào được báo cáo.
Trên Y văn, bệnh lý này thường được thông báo dưới hình thức case lâm sàng.
Tại Bệnh viện Đk Vĩnh Đức Điện Bàn Quảng Nam, chúng tôi gặp một trường hợp và đã điều trị phẫu thuật thành công. Qua bệnh án này và hồi cứu Y văn, chúng tôi xin được giới thiệu  đến quí đồng nghiệp để có thể tham khảo và điều trị tốt hơn cho những bệnh nhân tương tự có thể gặp trong tương lại.
II/  Bệnh án:
   1, Hành chánh:
        Bệnh nhân: Phạm khánh D…, Nữ, 16t
        Địa chỉ: Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam
        Nghề nghiệp: Học sinh
       Vào viện: 6 h /30/8/2019, Svv:19.026990
       Phẫu thuật: 11h30/30/8/2012
       Ra viện: 8/9/2019
   2, Lý do nhập viện:
       Đau bụng kèm nôn
   3, Tiền sử:
        Không có tiền sử chấn thương bụng
        Không có tiền sử can thiệp ngoại khoa ổ bụng
   4, Bệnh sử:
      Bệnh nhân và người nhà khai:  Phát bệnh đột ngột lúc 18h 29/8/2019, với đau              bụng kèm nôn, có dùng thuốc trị đau Dạ dày nhưng không cải thiên. Sáng ngày hôm sau đưa vào khoa Cấp cứu bệnh viện Đk Vĩnh Đức.  
   5,Ghi nhận lúc nhập viện và diễn tiến:
Bệnh nhân mệt nhưng còn tỉnh táo, huyết động ổn định, không sốt, đau bụng ít, không nôn. Bụng chướng vừa, mass không rõ, phản ứng bụng không rõ ràng.
Cận lâm sàng:-  Siêu âm: Td Bán tắc ruột
                       -  Xq Bụng đứng: Tắc ruột cao

                       -  CTM: HC: 4.79,Hb:142,Hct:40.1
                                BC: 30.44 (Neu:94.4)
-         Pro-Calcitonin 0.152 ng/ml
Chẩn đoán [khi hội chẩn với Bs ck Ngoại (lần1)]: Chưa có chẩn đoán (+)
                                                                   Td Viêm Dạ dày-Ruột
Sau đó (khoảng 180 phút sau khi nhập viện), Bn biểu hiện choáng khi đi vệ sinh trong Toilet và ổn định lại ngay sau khi bù dịch, năng lượng.
 Hội chẩn với chuyên khoa Ngoại (lần 2) và Chuyên khoa Sản. Bs Sản khoa loại bỏ nguyên nhân gây choáng do bệnh lý sản phụ khoa.
BN được chụp Ct Bụng khẩn cấp, với kết quả: Tắc ruột non, nghĩ đến nguyên nhân do Thoát vị nội.(Bs Dạ Vũ)

BN được chuyển mổ cấp cứu với chẩn đoán trước mổ: Xoắn ruột/ Td thoát vị nội/Biến chứng:Choáng. Với tiên lượng nặng.
6/ Tường trình phẫu thuật:

Gây mê: Bs Trí
Ptv: Bs Thạch, Bs Trầm
-Rạch da đường giữa trên và dưới rốn
- Ổ bụng nhiều dịch đỏ sậm màu như “máu cá”.

- Khoảng 2 m ruột non vùng Hồi tràng bị xoắn vặn, thâm tím, một phần lớn có dấu hiệu hoại tử tím đen, nguyên nhân là ruột non chui qua một lỗ nhỏ #2-3,5cm, nằm ở Mạc treo Hồi tràng.
- cắt rộng lỗ thoát vị, giải phóng toàn bộ ruột non và mạc treo bị mắc kẹt

- Ủ ấm phần ruột bị tổn thương, sau 30 phút, khoảng 1m ruột hồng hào trở lại và 1m còn lại không có dấu phục hồi.
- Quyết định cắt bỏ # 1m ruột hoại tử, nối tận-tận một lớp, miệng nối cách van Hồi-Manh tràng #40cm.
- Đóng kín lỗ thoát vị

- Kiểm tra các tạng còn lại trong ổ bụng không thấy gì bất thường
- Rửa và dẫn lưu ổ phúc mạc
- Đóng lại vết mổ 2 lớp
Chẩn đoán sau mổ: Xoắn+ Hoại tử ruột non do thoát vị xuyên Mạc treo Hồi tràng
7/ Hậu phẫu:
  Khá thuận lợi
-         Kháng sinh: Cephalosporin (3rd) + Aminoglycosid (Ceftizoxime + Tobramycin)
-          Bù dịch, năng lượng
-          Cho ăn vào ngày hậu phẫu thứ 5
-         Ra viện vào ngày thứ 10
 III/ Nhận xét-Bàn luận:
      Chúng tôi nhận xét và bàn luận một vài vấn đề sau:
     1,Triệu chứng của Thoát vị nội nói chung và của Thoát vị xuyên mạc treo nói riêng là không đặc hiệu, đau bụng, nôn và chướng bụng là ba triệu chứng chính, nhưng cũng thường gặp ở các bệnh lý khác của vùng bụng. Một số trường hợp có ghi nhận đau bụng cơn kèm nôn nhưng tự ổn định và được cho là quai ruột chui vào khe thoát vị một thời gian ngắn rồi lại chui ra (herniation of bowel loops can be intermittent); điều này cần chú ý trong khai thác bệnh sử ở những bệnh nhân có biểu hiện của tắc ruột cấp.[1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11]
Thoát vị xuyên mạc treo ruột non thường gặp thể loại không có túi thoát vị (Trong 4 trường hợp của Vaos G, có một ca có túi thoát vị thật sự, túi nằm trong 2 lá của Mạc treo [9])  nên đoạn ruột chui qua thường rất dài và nguy cơ xoắn và hoại tử là khó tránh khỏi; trong 5 ca của Ryata Saka &cs, thì 4 ca phải cắt nối ruột thì đầu, một ca phải đưa Hồi tràng ra da [11 ]. Trường hợp của chúng tôi cũng không ngoại lệ. Tỷ lệ hoại tử ruột là 30-40%, chết là 50%, nếu không điều trị kịp thời chết 100%.[1 ]
2,Thoát vị nội chiếm #<1% trong tất cả các loại thoát vị bụng nói chung; thoát vị nội có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải. Do bẩm sinh như: Thoát vị qua khe Winslow, thoát vị cạnh Tá tràng (Paraduodenal hernia), thoát vị quanh đại tràng Sigmoid (gồm có: Thoát vị hố gian sigmoid, Thoát vị trong mạc treo đại tràng sigmoid, Thoát vị xuyên mạc treo đại tràng sigmoid), thoát vị Walderyer, thoát vị Landzert…Do mắc phải, thường gặp nhất là sau phẫu thuật (Postsurgical internal hernia) có miệng nối Roux-en- Y, sau chấn thương bụng kín, sau viêm nhiễm vùng bụng.[1,2,3,5,6,7,8,9,11,12]
Thoát vị xuyên mạc treo là một dạng của thoát vị nội bẩm sinh, chiếm khoảng 7- 8% trong các thể của thoát vị nội, đây là loại thoát vị rất hiếm gặp, năm 1957, Santalli gặp 2/207 trường hợp ;  Clatworthy và Lloyd gặp 2/163 trường hợp tắc ruột sơ sinh.[5,13] Dù là bẩm sinh, nhưng bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, từ khi còn nằm trong bụng mẹ cho đến già, Lu- Chih Kung và cs gặp một BN nam 68t [4], Adreia Felizes và cs gặp một trường hợp và dẫn một trường hợp khác là bệnh đã thể hiện triệu chứng lúc còn nằm trong Tử cung [12]. Tuy nhiên, Thoát vị xuyên mạc treo bẩm sinh vẫn gặp ở trẻ em nhiều hơn, J. Butterworth và cs tổng kết được  13 trường hợp ở người lớn [3]
Rokitansky là người đầu tiên thông báo thoát vị này vào năm 1836 sau khi mổ tử thi thấy Manh tràng chui qua một lỗ khuyết (defect) ở mạc treo ruột non gần valve Hồi-Manh tràng.[10]. Cá biệt có 2 lỗ khuyết cùng tồn tại ở mạc treo hồi tràng[7]. Đường kính lỗ khuyết đa phần từ 2-5cm, C. Zerrweck và cs gặp một trường hợp lỗ khuyết chiếm gần hết mạc treo ruột non![5]. Hơn 180 năm trôi qua, nguyên nhân hình thành lỗ khuyết vẫn chưa sáng tỏ!
Năm 1885,Sir Frederick Treves mô tả phần mạc treo tương ứng với đoạn cuối Hồi tràng, ở vị trí tiếp nối giữa động mạch Hồi-đại tràng với nhánh cuối của động mạch Hồi tràng, đây là vùng rất ít mạch máu, không có mỡ và hạch bạch huyết. Chính vì điều này mà lỗ khuyết có thể hình thành khi gặp các điều kiện thuận lợi như: Thiếu máu ruột trước sinh (prenetal) làm mỏng lá mạc treo và nguy cơ cao tạo ra lỗ khuyết, và cũng vì thế mà thoát vị này được gọi là Thoát vị xuyên mạc treo vùng Treves bẩm sinh  (Congenital Treves” field transmesenteric hernia = cTFTH). Một số giả thuyết khác cho rằng lỗ khuyết hình thành là do: Có sự thoái hóa của mạc treo lưng ( The dorsal mesentery); hoặc do vùng ít mạch máu ở mạc treo hồi tràng quá lớn; hoặc do mạc treo bị đè ép trong quá trình ruột giữa của bào thai chui vào túi Yolk.[ 1,10,11]
3/ Vì không có triệu chứng đặc hiệu nên chẩn đoán đúng trước mổ là rất khó[1,2,3,4,5,6,7,9,10,11,12,13]. Ngày nay nhờ có CTscan đa lát cắt hiện đại, có thể dựng hình ảnh trên nhiều mặt phẳng khác nhau, nên việc chẩn đoán đúng Thoát vị nội rất khả thi với độ nhạy và độ đặc  là: 94% và 96% [ 6 ]. Siêu âm định kỳ theo dõi thai sản là một phương tiện tuyệt vời giúp phát hiện sớm những bất thường bẩm sinh.Tuy nhiên, hình ảnh trên CT chưa có một tiêu chuẩn khả dĩ nào cho Thoát vị nội, nên khi hình ảnh Ct âm tính cũng không thể loại trừ được.
4/ Phẫu thuật là chỉ định tuyệt đối và hầu như Thoát vị xuyên mạc treo bẩm sinh đều được chẩn đoán đúng trong lúc mổ. Lỗ khuyết hầu hết nằm ở mạc treo ruột non đoạn cuối Hồi tràng, đây là vị trí dễ tầm soát trong các phẫu thuật nội soi ổ bụng như: Cắt ruột thừa, bóc U nang buồng trứng, khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng…Do vậy, người Ptv nên chú ý phát hiện, để đóng lỗ khuyết kịp thời trước khi  thoát vị xảy ra như 1 trong 5 trường hợp của Ryata Saka và cs bị thoát vị nội khi trước đó được mổ cắt ruột thừa [11], hay trường hợp khác BN bị thoát vị xuyên mạc treo khi trước đó 25 năm có mổ cắt bỏ 2 buồng trứng[2]
IV Kết luận:
  Thoát vị xuyên mạc treo bẩm sinh là một dạng của Thoát vị nội, hiếm gặp, khó chẩn đoán chính xác và là một cấp cứu ngoại khoa
  Phải luôn luôn nghĩ đến Thoát vị nội khi đứng trước một bệnh nhân có biểu hiện tắc ruột
 Ctscan là phương tiện chẩn đoán hiện đại, đặc biệt có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao trong tắc ruột nên cần sử dụng triệt để.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:

1/Mei-HuaHuabeMesenteric Defect with Internal Herniation in the Pediatric Emergency Department: An Unusual Presentation of Acute Abdomen (case report) in Pediatrics & Neonatology Volume 55, Issue 2, April 2014, Pages 145-149

2/BrendaCrispín-TrebejoaMaría CristinaRobles-CuadrosaEdwinOrendo-VelásquezbFelipe P.AndradeInternal abdominal hernia: Intestinal obstruction due to trans-mesenteric hernia containing transverse colon in International Journal of Surgery Case ReportsVolume 5, Issue 7, 2014, Pages 396-398

3/lJ.ButterworthaTrentCrossaWilliamButterworthbPaulMousaaS.Thomasa Transmesenteric hernia: A rare cause of bowel ischaemia in adults In International Journal of Surgery Case Reports Volume 4, Issue 7, 2013, Pages 568-570

4/Lu-ChihKung1Yu-JangSu12Yen-ChunLai3 Transmesenteric Internal Herniation of Small Bowel in an Elderly in International Journal of Gerontology Volume 6, Issue 1, March 2012, Pages 58-59

5/ C. Zerrweck, H. A. Sánchez, J. A. Posada, J. Cervantes . Giant Congenital Mesenteric Hernia in the Adult. in  Acta Chir Belg, 2009, 109, 620-622

6/ HizirAkyildizaTarikArtisaErdoganSozueraAlperAkcana,… Internal hernia: Complex diagnostic and therapeutic problem  in International Journal of Surgery    Volume 7, Issue 4, 2009, Pages 334-337

7/ Yuchen Cao, Jun Isogaki,  Transmesenteric hernia with two mesenteric defects in an adult in Journal of Surgical Case Reports, Volume 2018, Issue 11, November 2018, rjy318,

8/  Umaparan,* Kumareson Nallusamy, Congenital trans-mesenteric herniation: a rare cause of small intestine strangulation in adults  in J Surg Case Rep. 2012 Nov; 2012(11): rjs003

Treves' field congenital hernias in children: an unsuspected rare cause of acute small bowel obstruction. / Pediatr Surg Int. 2007 Apr;23(4):337-42. Epub 2007 Feb 8.

10/  Ramesh Vallumsetla · Govind Rao N Congenital transmesenteric internal hernia - A case report with literature review .in Indian J Surg (May–June 2010) 72:268–270

11/ Ryuta Sakaa,b,*, Takashi Sasakia, Keigo Narab, Toshimichi Hasegawab, Satoko Nosea,Hiroomi Okuyamaa,c, Takaharu Oue. Congenital Treves’field transmesenteric hernia in children: A caseseries and literature review in Journal of Pediatric Surgery Case Reports Volume 3, Issue 8, August 2015, Pages 351-355

12/ AndreiaFelizes, MarianaMorgado, MartaJaneiro , MiroslavaGonçalves Congenital transmesenteric hernia presenting as neonatal ascites in Journal of Pediatric Surgery Case Reports Volume 28, January 2018, Pages 30-32

 

13/ Nguyễn Văn Đức. Thoát vị nội in Phẫu Thuật Bụng Nhi khoa (1886) Trang98-99













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét