Vài tư liệu ít biết về báo Tiếng Dân
Từ ngày 8/10/1926, cụ Huỳnh Thúc Kháng (ngụ tại xã Thanh Bình, Tam Kỳ) đã có đơn gửi Toàn quyền P. Pasquier xin phép xuất bản một tờ báo bằng chữ Quốc ngữ, có tên là Tiếng Dân (La Voix du Peuple), đặt trụ sở tại Đà Nẵng, nhằm phổ biến những tư tưởng yêu nước, canh tân theo lối ôn hòa.
Theo đó, chương trình báo Tiếng Dân cho biết chi tiết báo ra hai số/tuần, vào ngày thứ Tư và thứ Bảy, với lý tưởng phục vụ lợi ích quốc gia, nhằm giúp chính quyền biết được nguyện vọng của người dân; hỗ trợ việc giáo dục đạo đức, tri thức, chính trị và kinh tế cho người dân Việt Nam. Phải đến ngày 12/2/1927, Toàn quyền Đông Dương Pasquier mới ký nghị định cho phép Huỳnh Thúc Kháng xuất bản tờ Tiếng Dân.
Theo đó, chương trình báo Tiếng Dân cho biết chi tiết báo ra hai số/tuần, vào ngày thứ Tư và thứ Bảy, với lý tưởng phục vụ lợi ích quốc gia, nhằm giúp chính quyền biết được nguyện vọng của người dân; hỗ trợ việc giáo dục đạo đức, tri thức, chính trị và kinh tế cho người dân Việt Nam. Phải đến ngày 12/2/1927, Toàn quyền Đông Dương Pasquier mới ký nghị định cho phép Huỳnh Thúc Kháng xuất bản tờ Tiếng Dân.
Tuy nhiên, người Pháp đồng ý nhưng với điều kiện tòa soạn phải đặt tại Huế và phải đến tháng 4/1927, báo Tiếng Dân mới chính thức được đặt tại Huế, ở địa chỉ số 123 đường Đông Ba (nay là số 193 đường Huỳnh Thúc Kháng).
Mùa hè năm 1927, các ông Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Xương Thái và Đào Duy Anh ra Hà Nội để mua lại toàn bộ nhà in Nghiêm Hàm để mang về Huế, phục vụ cho việc in ấn báo Tiếng Dân, dự định bắt đầu vào mùa thu năm đó.
Từ số đầu tiên ra ngày 10/8/1927 cho đến số cuối cùng bị đình bản ngày 24/4/1943 (số 1766), Tiếng Dân thực sự đã có nhiều đóng góp cho lịch sử văn hóa miền Trung, cho Huế, cho báo chí Việt Nam. Quyết định đình bản từ chính quyền bảo hộ trên phương diện nào đó, cũng cho thấy rất rõ điều đó. Cho dù sinh ra tại Quảng Nam, an nghỉ tại Quảng Ngãi nhưng có thể nói sự nghiệp của nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng có nhiều gắn bó với Huế, từ việc lưu danh ở bia tiến sĩ trên Văn Miếu Huế cho đến hoạt động sôi nổi, lan tỏa sâu rộng của nghị trường viện Dân biểu Trung kỳ, báo Tiếng Dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét