14/12/20

 Chuyện tình 

Nhạc sĩ Châu Kỳ
         

Trước khi trở thành nhạc sĩ chuyên nghiệp, Châu Kỳ là một trong những ca sĩ thuộc lớp đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam. Chàng là con bướm đa tình đã gieo rắc giọng hát tiếng đàn và cả những mối tình trên chặng đường lưu diễn (kể cả tận bên Lào).
Có cô tiểu thư vì chàng mà phải quyên sinh nhưng cũng có giai nhân đã cứa vào hồn chàng những vết thương rớm máu...
Inline image

 Nhạc sĩ Châu Kỳ thời trẻ - Ảnh: Tư liệu
Châu Kỳ: ca sĩ bị tù
Người viết có được cái may mắn là chơi rất thân với nhạc sĩ Châu Kỳ khi ông đã... gần 80 tuổi. Tình bạn vong niên này kéo dài được khoảng 10 năm thì nhạc sĩ mất. Quen nhau bên những ly bia ở Hội quán Văn nghệ (81 Trần Quốc Thảo, Q.3, TP.HCM, gọi tắt là 81 TQT), tôi thuộc rất nhiều những ca khúc của Châu Kỳ và thường hát cho ông nghe (say mới dám hát). Ông ngồi im gật gù, đôi lúc “nhắc tuồng”.
Dạo ấy, nhà ông ở tuốt bên Tân Quy Đông (Nhà Bè). Hằng ngày, ông đi xe đạp khoảng gần 20 km đến 81 TQT chỉ để uống vài ly bia, nhìn mặt bạn bè, người quen cho đỡ nhớ rồi lại đạp xa ngần ấy cây số về nhà. Có lẽ nhờ “hoạt động thể thao” này mà sức khỏe của ông khá dẻo dai, 80 tuổi mà vẫn minh mẫn, tinh anh.
Ông cũng lập một “kỷ lục” ngồ ngộ: mất 18 chiếc xe đạp chỉ vì ham vui với bạn bè. Rồi bạn bè cũng gom góp mua lại chiếc khác cho ông (rồi nhại câu hát Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa của ông để trêu ông: “Mất xe này ta sắm xe kia...”). Ít bữa sau... lại mất! 
Ông không thể “tự phá kỷ lục” của chính mình khi nhà ông chuyển về phường Phước Bình (Q.9) xa đến 30km nên phải giã từ chiếc xa đạp chuyển qua đi xem ôm đến 81 TQT (ông bao bia cho tài xế xe ôm uống, nhưng phải ... “chừa tỉnh” để chở ông về)...
Châu Kỳ sinh ngày 05.11.1923 tại làng Dưỡng Mong (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế).
Cha ông là Châu Huy Hà một nghệ nhân cổ nhạc cung đình Huế. Chị ruột là Châu Thị Minh, được coi là nữ minh tinh duy nhất của miền Trung (trong “Ngũ nữ minh tinh”. Miền Nam: Phùng Há, Năm Phỉ. Miền Trung: Châu Thị Minh. Miền Bắc: Ái Liên, Bích Hợp).
Ở Lycée Khải Định, Châu Kỳ được học nhạc với "sư huynh" Pière Thiều – giáo sư âm nhạc đầu tiên ở Huế. Vị này còn dạy cho Châu Kỳ kỹ thuật hát.
Dạo đó hầu như chưa có nhạc Việt nên Châu Kỳ thường được hát những bài do ca sĩ Tino Rossi (danh ca Pháp, hát được 300 bài hát quốc tế) hát như J’ai deux amours, Tant qu’il aura estoiles, Òu vous étiez, Mademmoiselle... đến nỗi bạn bè gọi ông là “Deuxième Tino Rossi”. Khi bà chị Châu Thị Minh lập đoàn ca Huế hiệu Hồng Thu, Châu Kỳ trở thành ca sĩ chính của đoàn hát này, “nghiệp cầm ca” khoác lên đời ông từ đấy.
Năm 1942, đoàn Hồng Thu lưu diễn ở Savannakhet rồi Thakhet (Lào). Trên bước đường lưu diễn, Châu Kỳ từng “quan hệ tình cảm” với ít nhất 2 cô ca sĩ người Lào. Khi đang diễn vở kịch Hồn lao động thì Châu Kỳ bị mật thám Pháp bắt, đem lên giam ở Ba Vì.
Trại giam do một viên trung úy người Pháp trông coi. Ông này có người vợ đầm lai rất đẹp tên là Anna. Nhờ có biệt tài hát những bản nhạc Pháp đang rất thịnh hành thời đó nên Châu Kỳ rất được lòng viên trung úy trưởng trại. Chính vị chỉ huy tốt bụng này đã vận động để Châu Kỳ được ra khỏi tù. Ông còn xuất tiền túi mua vé tàu và cho cô vợ Anna đi theo tiễn Châu Kỳ từ Ba Vì về ga Hàng Cỏ (Hà Nội) để xuôi Nam.
Họ đã có một đêm ngủ lại khách sạn. Người viết đánh bạo hỏi Châu Kỳ: “Thế có xảy ra chuyện gì... “trên mức tình cảm” không?”. Châu Kỳ trả lời với đôi mắt xa xăm: “Người ta là ân nhân của mình. Làm sao dám thất thố... Chỉ lúc tôi sắp lên tàu, Anna có hôn nhẹ vào má tôi và nói “Tôi rất quý anh”. Cái hôn phớt đó, tôi nhớ đến suốt đời...”.
Về đến Huế, Châu Kỳ bàng hoàng nghe tin mẹ mình bị chết đuối trong một cơn lũ. Những buổi chiều bên dòng Hương Giang ngổn ngang tâm sự, Châu Kỳ viết nhạc phẩm đầu tay Trở về (1943): “Về đây nhìn mây nước bơ vơ. Về đây nhìn cây lá xác xơ. Về đây tìm bóng chiều mơ. Mong tìm mái tranh chờ. Mong tìm thấy người xưa…” Nhạc phẩm Trở về đã gây một tiếng vang trong giới tân nhạc lúc đó. Tuy nó được viết ở cung Ré trưởng nhưng vẫn có nỗi buồn man mác, càng nghe càng thấm thía… 


Châu Kỳ - Mộc Lan dìu nhau vào mộng
 
Inline image

Sài Gòn đón Châu Kỳ vào năm 1947, và cũng chính Sài Gòn là nơi định mệnh đã chọn để tạo nên một hiện tượng của làng ca nhạc thời đó với sự xuất hiện của cặp đôi uyên ương Châu Kỳ - Mộc Lan…
Chàng là ca sĩ – nhạc sĩ tài hoa, nàng là con họa mi giọng ca vang khắp Bắc Trung Nam. Chính nàng đã cho chàng nếm trải để biết thế nào là hạnh phúc và cũng chính nàng đã cứa vào tim chàng những vết thương đớn đau tưởng chừng không bao giờ nguôi…
Với những người am hiểu và gắn bó với nền tân nhạc Việt Nam, hẳn vẫn còn ghi nhớ một cách đậm nét về một thế hệ nữ ca sĩ cách đây hơn 60 năm. Đó là những giọng ca: Mộc Lan, Tâm Vấn, Châu Hà, Kim Tước… May mắn là cho đến 2010, tất cả họ vẫn đều còn sống thọ, người viết đã may mắn được gặp gỡ một người trong số họ: danh ca Mộc Lan.
 Danh ca Mộc Lan
 
Tiếng tăm của nữ danh ca một thời Mộc Lan thì tôi đã từng nghe biết từ lâu qua những lời truyền tụng và sách vở. Thời hoàng kim của bà đã cách đây hơn nửa thế kỷ nên một kẻ hậu bối như tôi dù rất ao ước cũng khó lòng gặp được bởi bà đã “mai danh ẩn tích” từ rất lâu… Thời may, qua sự giới thiệu của một nhà thơ, được biết nhà văn Trần Áng Sơn chính là em ruột của bà. Tôi đánh bạo nhờ anh hướng dẫn tới thăm bà, anh nhiệt tình nhận lời…
Một ngày cận tết Canh Dần (2010), anh Trần Áng Sơn đưa tôi đi… Dù đã được anh Trần Ánh Sơn báo trước nhưng tôi cũng không thể ngờ người đàn bà tài sắc một thời này, nay lại có hoàn cảnh khó khăn như thế. Bà hiện sống – có thể nói là cô độc trong một căn nhà rất nhỏ, chỉ chừng mười mấy mét vuông cuối con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Sỹ (Q.3, TP.HCM).
Càng cô độc hơn khi bà phải nuôi nấng, chăm lo cho người con gái trên 50 tuổi bị bệnh tâm thần. Mảnh lưng ong ngà ngọc một thời nay đã còng xuống, trí nhớ đã có phần mai một nhưng vẻ xuân sắc ngày ấy vẫn chưa phai nét trên khuôn mặt mà mái tóc đã gội tuyết sương…
Hãy nghe nhà văn Trần Áng Sơn tả lại nhan sắc của chị mình… ngày xưa: “Ngày các anh chị rời xa gia đình, tôi còn quá nhỏ nên không hình dung được họ ra sao, nhưng qua lời mẹ tôi kể lại thì các anh chị tôi đều rất đẹp: anh Long cao lớn, đẹp như thầy chúng tôi. Còn chị Ngà đẹp như tranh vẽ, mẹ kể da của chị trắng như trứng gà bóc, răng đều tựa như hạt cườm, tay cứ như tay tiên. Tóm lại là trong năm chị gái, chị Ngà tôi đẹp nhất. Tôi giữ hình ảnh đẹp như tranh vẽ của người chị trong tâm hồn như một niềm kiêu hãnh…
Sau chuyến lưu diễn ở Hà Nội, chị tôi và anh Long về Hải Phòng thăm mẹ và các em sau hơn 10 năm đứt liên lạc. Đúng như mẹ nói, chị tôi đẹp thật, đẹp hơn cả lời miêu tả với tất cả niềm âu yếm của mẹ tôi…” (Những trang sách khép mở - Trần Áng Sơn).
Còn bây giờ, bà ngậm ngùi: “Bây giờ buồn lắm, bạn bè chỉ còn dăm người, ai nhớ tới mình gọi điện hỏi thăm hay gởi cho chút quà là mừng lắm, cảm động lắm… Châu Hà , Kim Tước đang ở nước ngoài, chỉ có Tâm Vấn thỉnh thoảng có ghé thăm. Tất cả đều già yếu rồi nên chẳng ai trách ai…
Tôi tên thật là Phạm Thị Ngà, sinh năm 1931, tuổi Mùi. Đi hát từ thời 14-15 tuổi ở Đài Pháp Á. Nghệ danh Mộc Lan là do nhạc sĩ Lê Thương đặt cho tôi. Bài hát đầu tiên thì không thể nhớ nổi nhưng tôi nổi tiếng cới bài hát Đi chơi chùa Hương (thơ Nguyễn Nhược Pháp, nhạc Trần Văn Khê). Ông Khê viết bài này rất kỳ công, có xen kẽ những đoạn vừa nói vừa diễn tả lại rồi hát, cho nên bài hát rất dài và rất kén người hát. Tôi may mắn được coi là người đầu tiên thể hiện thành công bài hát này…
Dạo đó, “bài tủ” của tôi nhiều lắm: Tiếng thời gian, Hình ảnh một buổi chiều (Lâm Tuyền), Gởi gió cho mây ngàn bay, Chuyển bến (Đoàn Chuẩn), Thoi tơ (Đức Quỳnh), Nhớ nhung (Thẩm Oánh), Phố buồn (Phạm Duy)… Sau này tôi hát trong ban Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng. Lúc đó Hoàng Trọng được mệnh danh là “Vua Tango” nên những bài tango của Hoàng Trọng đều do tôi hát đầu tiên…”




Em ruột của ca sĩ Mộc Lan là nhà văn Trần Áng Sơn trong cuốn "Những trang sách khép mở" đã lý giải nguyên nhân rạn nứt giữa đôi uyên ương Châu Kỳ - Mộc Lan là do sự xuất hiện của một người đàn ông có biệt danh Mệ Phủ: "Ông ta thường đến thăm các chị tôi vào những buổi chiều, lúc nào cũng mang quà cáp cho mọi người. Ông thường tự lái chiếc xe jeep hiệu Lăng Rôvơ, tiếng máy nổ rất êm… Tuy tặng những món quà đắt nhất, đẹp nhất cho chị Ngọc, nhưng người ông ta chú ý lại là cô em Mộc Lan, con họa mi tuyệt sắc của cố đô Huế. Tôi nhận ra điều này vì thời gian gần đây anh Châu Kỳ ít đi cùng với chị tôi, nhất là trong những lần có sự hiện diện của vị khách quý tộc… Rồi anh Châu Kỳ công khai phản đối gia đình tôi về sự hiện diện quá ư đặc biệt của Mệ Phủ… Anh Châu Kỳ và chị tôi vào lại Sài Gòn, rồi họ chia tay".

Ân nghĩa phu thê chỉ kéo dài 6 năm với ca sĩ Mộc Lan, để lại nhiều dư âm nhói buốt trong lòng nhạc sĩ Châu Kỳ. Không còn người bạn đời cùng song ca trên sân khấu, nhạc sĩ Châu Kỳ dồn sức sáng tác một loạt ca khúc cho vơi bớt niềm riêng cay đắng như "Từ giã kinh thành", "Khúc ly ca", "Tiếng ca đó về đâu", "Khuya nay anh đi rồi", "Tìm nhau trong kỷ niệm", "Đàn không tiếng hát"… 

Còn ca sĩ Mộc Lan thì sao? Dù sau đó Mệ Phủ có vào Sài Gòn để tìm bà, nhưng cuộc tình của họ cũng không có kết cục viên mãn. Ca sĩ Mộc Lan hiện nay vẫn sống lẻ loi trong một con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Sỹ - TP HCM.


Khi vết thương cuộc hôn nhân đầu nguôi ngoai "mình đã đi chung trên con đường dang dở, mình đã gieo neo qua chớp bể mưa nguồn", thì nhạc sĩ Châu Kỳ gặp được một nửa thật sự của đời mình. 

Dù bị gia đình phản đối, cô nữ sinh trường Gia Long mới vừa 16 tuổi - Kha Thị Đàng vẫn quyết tâm làm vợ của nhạc sĩ Châu Kỳ vào năm 1955. Dù ca khúc của nhạc sĩ Châu Kỳ rất phổ biến nhưng ông chẳng dành dụm được bao nhiêu tiền. 

Ngoài ca khúc "Được tin em lấy chồng" viết tặng ca sĩ Thanh Thuý, nhuận bút đủ mua một chiếc xe hơi, thì phần lớn thù lao của nhạc sĩ Châu Kỳ chỉ đủ ông tiêu pha hằng ngày. 

Đám cưới Châu Kỳ - Kha Thị Đàng vào năm 1955.

Bà Kha Thị Đàng hồi tưởng: "Khi lấy anh Châu Kỳ, theo lời anh, tôi rời nhà chỉ với một chiếc áo dài trắng mặc trên người, với tinh thần tự lập, không dựa vào gia đình. Đêm tân hôn, tôi mới biết chồng không nhà cửa, căn phòng đang cư ngụ là ở nhờ gia đình người bạn. Và anh Châu Kỳ cũng chẳng biết bao giờ mới có thể mua được nhà. Khi đó chúng tôi sống dựa vào tiền thù lao đi hát tại các rạp phim, phòng trà của anh Châu Kỳ. Sau khi sinh con đầu lòng, tôi quyết chí đi mua trả góp một căn nhà nhỏ trong hẻm sâu với bề ngang 4m, sâu 14m. Phía trước nhà trệt, phía sau có cái gác nhỏ. Từ đó mà anh Châu Kỳ có nhà riêng, có nơi ngồi viết lách. Tiền mua nhà thì trả mấy đợt mới hết!".

Sinh cho nhạc sĩ Châu Kỳ tất thảy 4 người con, bà Kha Thị Đàng không chỉ chấp nhận nâng khăn sửa túi cho một đức lang quân lãng tử mà còn trân trọng những ca khúc của chồng. 

Dù tuổi đã cao, nhưng bà Kha Thị Đàng vẫn thuộc hầu hết sáng tác của nhạc sĩ Châu Kỳ, ca sĩ nào hát sai ca từ thì bà phát hiện được ngay. Nhạc sĩ Châu Kỳ đào hoa và lãng mạn bao nhiêu, thì bà Kha Thị Đàng chu đáo bấy nhiêu. 
Inline image

Bà Kha Thị Đàng lặng lẽ đứng sau chồng, lặng lẽ ủng hộ chồng và lặng lẽ nhận về mình không ít chua chát thầm ghen trộm nhớ. 

Bà Kha Thị Đàng nói về người chồng quá cố, bằng thái độ thật nhẫn nại và thật bao dung: "Những chuyện tình của Châu Kỳ đau khổ, trắc trở nhưng mối tình của Châu Kỳ cùng những sáng tác của ông sẽ sống mãi trong lòng khán giả. Cuộc đời ông có nhiều bóng hồng, tôi làm vợ phải thông cảm cho chồng vì nhờ đó mới có nhiều ca khúc hay tặng đời".

Năm 2005, sau chuyến lưu diễn ở Mỹ trở về, sức khoẻ nhạc sĩ Châu Kỳ sa sút rất nhanh. Ông không còn khả năng tự đạp xe đi giao lưu với bạn bè. Thương nhạc sĩ đau ốm, bà Kha Thị Đàng leo lên núi Yên Tử để cầu phúc cho chồng. 

Chuyến đi ấy, bà Kha Thị Đàng khoe với chồng đã viết bài thơ "Ánh đạo vàng" có mấy câu tâm đắc: "Nương gót từ bi, khoác áo nâu sòng người trung tu từng bước đi lên. Đầu đội trời, chân đạp đất chịu khổ hạnh làm ngọn đuốc tuệ chiếu ánh sáng đạo vàng". 

Nhạc sĩ Châu Kỳ đã gượng ngồi dậy để phổ nhạc bài thơ của vợ, và hứa hẹn: "Để anh khoẻ lại, sẽ tập cho em hát". Vậy mà, không thể cưỡng lại định mệnh, ít hôm sau, nhạc sĩ Châu Kỳ chia lìa nhân gian ở tuổi 85, vào ngày 6-1-2008. 


Gần 60 năm sau (tức những năm 2000), mối tình này được nhạc sĩ Châu Kỳ nhiều lần kể riêng với người viết. Rằng khi vào Sài Gòn, ông ở đậu nhà nhạc sĩ Mạnh Phát. Hai người thành lập nhóm “Thần Kinh nhạc đoàn” (sau này là ban nhạc Tiếng Thùy Dương).
Một năm sau, nàng ca sĩ gốc Hải Phòng cũng có mặt tài Sài Gòn. Những ngày “chân ướt, chân ráo” ở Sài thành được nữ ca sĩ Minh Diệu (vợ Mạnh Phát) cưu mang. Vậy là “tài tử” và “giai nhân” gặp nhau tại căn nhà của một cặp nghệ sĩ cũng rất ư “tài tử, giai nhân”. Tiếng sét ái tình đánh ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Chàng dắt dìu nàng đi hát ở các rạp Văn Cầm (gần cầu chữ Y), Nguyễn Văn Hảo (trên đường Trần Hưng Đạo), Aristo (đường Lê Lai), Thanh Bình (đường Phạm Ngũ Lão), Quốc Thanh (đường Nguyễn Trãi), Khải Hoàn (đối diện chợ Thái Bình)…
Chỉ không đầy nửa năm sau là họ chính thức trở thành vợ chồng. Rồi chàng đưa nàng về Huế, ra mắt gia đình nhà chồng. Được ông Thái Văn Kiểm – giám đốc Nha Thông tin và Đài Phát thanh Huế là chỗ thân tình tạo điều kiện cho cả hai vợ chồng được hát thường xuyên trên đài với mức lương 3.800 đồng/tháng – một mức lương phải nói là hậu hĩ vào thời điểm bấy giờ.
Ở Huế, danh tiếng của đôi uyên ương Châu Kỳ - Mộc Lan nổi như cồn, mặc dầu ở đất Thần kinh lúc đó cũng có một đôi vợ chồng nghệ sĩ nổi tiếng không kém, đó là nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết và ca sĩ Ngọc Cẩm (song thân của ca sĩ Hồng Hạnh bây giờ). Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cũng thật ngắn ngủi – trở thành một kỷ niệm đẹp và đau thương của nhạc sĩ Châu Kỳ…
--

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét