Ai phát minh vaccine Covid-19?
Có lẽ điều nước Mỹ và cả thế giới đang mong đợi nhiều nhất hiện nay là việc có được thuốc chủng ngừa Covid-19. Với kết quả khả quan của các loại thuốc ngừa được nghiên cứu và bào chế trong một thời gian kỷ lục, các cơ quan chính phủ cho biết những đợt chủng ngừa đầu tiên sẽ được thực hiện trong vài tuần lễ tới.
Mời các bạn cùng xem qua một đôi vợ chồng trong
nhóm những khoa học gia đã trở thành những vị cứu tinh cho nhân loại trước đại
dịch Covid-19 này.
Ðôi tuần trước, tin tức công bố thuốc chủng ngừa
Covid-19 có tác dụng ngừa bịnh đến 95% của hãng dược phẩm Mỹ là Pfizer phối hợp
cùng hãng BioNTech của Ðức là điều phấn khích cho cả thế giới.
CEO Albert Bourla của hãng Pfizer gọi đây là
“tiến bộ y tế vĩ đại nhất” trong 100 năm qua. Và những người đứng sau lưng việc
phát minh thuốc ngừa này không ai khác hơn là vợ chồng khoa học gia người Ðức
gốc Thổ Nhĩ Kỳ là Ugur Sahin và Ozlem Tureci, những nhà sáng lập hãng BioNTech.
Ðược hai vợ chồng khoa học gia Ugur Sahin và
Ozlem Tureci thành lập tại thành phố Mainz thuộc miền trung nước Ðức vào năm
2008, hãng kỹ thuật sinh học BioNTech cho đến đôi năm qua vẫn chỉ là một hãng
khởi nghiệp mang tầm vóc địa phương trong nước Ðức. Bởi cả hai khoa học gia này
phần lớn cống hiến cuộc đời mình trong lĩnh vực ung thư học và các phương pháp
điều trị miễn dịch liên quan đến ung thư. Tuy nhiên những nghiên cứu tiên phong
và đột phá trong lãnh vực biến đổi gene của họ đã tiềm ẩn những phương pháp tân
tiến trong lãnh vực miễn nhiễm và thuốc ngừa dịch bịnh.
Sahin, 55 tuổi sinh ra tại Iskenderun, một thành
phố duyên hải vùng Ðịa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông di cư sang Cologne của Ðức
khi lên 4 tuổi, nơi cha ông làm việc cho một công xưởng xe hơi Ford địa phương.
Ông gặp Tureci, 53 tuổi là con gái của một bác sĩ người Thổ Nhĩ Kỳ tại đại học.
Họ đến với nhau vì có chung niềm đam mê nghiên cứu về ung thư, thậm chí đã làm
lễ cưới của họ ngay trong phòng thí nghiệm.
Tốt nghiệp bác sĩ, cả hai chuyên tâm nghiên cứu
trong lãnh vực ung thư học và mở hãng Ganymed Pharmaceuticals vào năm 2001 để
nghiên cứu phát triển các kháng thể chống ung thư. Họ bán nó với giá 1.4 tỉ đô
la vào năm 2016 để chuyên tâm vào BioNTech đã đồng sáng lập cùng một số khoa
học gia người Ðức.
Vào tháng Một đầu năm nay, sau khi đọc một báo
cáo khoa học về coronavirus xuất hiện tại Vũ Hán, Hoa Lục, Sahin tin rằng virus
này sẽ lan rộng và trở thành một đại dịch trên toàn thế giới. Ông lập tức bắt
đầu tập trung vào nghiên cứu thử nghiệm vaccine ngừa Covid từ loại thuốc chữa
ung thư đang nghiên cứu, dựa theo kỹ thuật mRNA (Messenger Ribonucleic Acid),
là cao phân tử thiết yếu mang vai trò sinh học trong biến đổi gene.
Toàn bộ nhân viên của BioNTech được thông báo là
ngưng hết các kế hoạch nghỉ phép để tập trung và chạy đua cho dự án mang tên
gọi Dự Án Tốc Ðộ Ánh Sáng (Project LightSpeed). Chưa đầy hai tháng sau, đến
tháng Ba thì hãng Pfizer nhập cuộc, tài trợ tiền bạc cùng các phương tiện và kế
hoạch phân phối thuốc ngừa toàn cầu một khi thuốc ngừa thành công bởi Pfizer là
một đại tập đoàn dược phẩm có kinh nghiệm và đầy đủ phương tiện thực hiện điều
này, cũng như có khả năng quy tụ được nhiều người tình nguyện tham gia vào tiến
trình thử nghiệm qua từng giai đoạn hơn là BioNTech.
Cuộc chạy đua trong việc bào chế thuốc ngừa được
gấp rút tiến hành trong vài tháng qua, nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm sự an toàn
theo các yêu cầu an toàn y tế nghiêm ngặt theo luật và các tiêu chuẩn khoa học.
Và cuối cùng là kết quả thông báo đầy lạc quan như thế giới đã biết trong vài
tuần qua.
Thuốc ngừa của BioNTech và Pfizer không phải là
thuốc ngừa đang gấp rút bào chế và chứng minh sự hữu hiệu của nó mà một số hãng
khác, như nghiên cứu của hãng Moderna phối hợp cùng Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ
cũng cho thấy tác dụng phòng ngừa hữu hiệu ở mức 95 %. Tuy nhiên giới khoa học
cũng thận trọng cho biết rằng đó là kết quả trong các cuộc thực nghiệm, việc áp
dụng rộng rãi thực tế sẽ cho kết quả cuối cùng và chính xác nhất chúng sẽ như
thế nào. Tuy nhiên điều này đã là tin tốt lành trong năm và nếu thật sự thành
công như các kết quả thực nghiệm đã công bố, cơn ác mộng Covid-19 sẽ chấm dứt
để tái lập lại đời sống cùng các hoạt động toàn cầu đã bị đình trệ gần suốt năm
qua.
Kỹ thuật mRNA cho phép thuốc ngừa tạo ra việc
biến đổi gen để ngăn chận virus nhanh hơn so với các kỹ thuật thuốc ngừa truyền
thống, cần thời gian để cơ thể tạo ra các kháng thể. Nên không chỉ là việc ngăn
chận lại dịch Covid-19 hiện nay mà nó còn là một bứt phá kỹ thuật trong kỹ nghệ
thuốc chủng ngừa tương lai của nhân loại.
Các kết quả này đã đưa gia sản của vợ chồng khoa
học gia Ugur Sahin và Ozlem Tureci chỉ hơn bốn tỉ đô la hồi năm trước lên gần
26 tỉ đô la trong tuần qua, khi giá trị cổ phiếu của hãng BioNTech đã liên tục
gia tăng trong năm nay, đưa họ vào danh sách những tỉ phú giàu nhất nước Ðức.
Bất chấp những thành tựu khoa học to lớn, có
nhiều khả năng để vợ chồng ông được đề cử giải Nobel Y khoa trong năm tới cùng
một gia sản tăng cao bất ngờ, khoa học gia Ugur Sahin vẫn được các đồng nghiệp
cùng nhân viên bảo rằng, ông là một người vô cùng khiêm cung và gần gũi, đáng
mến.
Mà quả thật như vậy khi trả lời phỏng vấn cùng
báo giới, khoa học gia Ugur Sahin đã bảo rằng, sự tận tụy nghiên cứu về ung thư
và dịch bịnh của vợ chồng ông trong hơn hai thập niên vừa qua chỉ nhằm mục đích
mang lại điều gì đó hữu ích cho xã hội và nhân loại. Danh tiếng hay thành công
tài chính chỉ là điều tất nhiên đến sau khi họ đạt được mục đích cao đẹp của
mình.
Và đó cũng là thái độ khoa học và học thuật của
vô số khoa học gia tài ba đang thầm lặng, miệt mài bên trong phòng thí nghiệm
để tìm ra những phát kiến thay đổi hay cứu giúp cả nhân loại. Quả không thừa để
ghi nhận và gởi một lời tri ân đến những người hùng thầm lặng này.
nguồn: University of Maryland School of Medicine
Posted by Angesat 8:11 PM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét