15/6/21

Bướm: Quyền lực và khổ đau.

(Phiếm luận trong mùa dịch covid-19)

Bướm có cha là Adam, mẹ là Eva; nguyên quán thuộc Thượng giới; trú quán: ở đặc khu sung sướng; tên tiếng Latinh: Vulva, tên tiếng Anh: Pudendum femini’num; bướm là tên trong giấy khai sinh; tục danh là /eo/(đọc theo âm tiếng Anh); ngôn ngữ Anh-Mỹ còn có tiếng lóng là Pussy; ngoài ra tùy theo

đia phương mà bướm còn nhiều tên khác như: cái hĩm, cái cửa mình v.v. Về hình thể ngoài, bướm có 4 “cánh” 2 lớn 2 nhỏ và tất nhiên bướm có “râu”,

nhưng…có một số nhỏ bướm không “râu” còn gọi là “nô he”(no hair), (giới giang hồ đồn ở xứ Gà Tám Ký thuộc trung phần Việt Nam, bướm nô he khá nhiều, không biết thực hư thế nào?); theo các nhà Nhân tướng học dân gian, bướm không “râu” thường có đường tình duyên trắc trở và lân đận mưu sinh(?), và cũng theo các nhà này, bướm có 3 dạng: lá vông, lá mít và lá tre; sau 1975, có thêm “bướm bàn là Liên Xô” từ bắc đưa vào.

 Bướm chiếm hơn một nửa dân số thế giới và là một phần tất yếu của cuộc sống loài Chim! Vai trò của bướm và các kiểu cách chim- bướm “đùa nhau”, sách vở đã nói trên cả ngàn năm như: “Tố nữ kinh” của Tàu, “Kamasutra” của Ấn, gần hơn có “ Xuân Cung họa/ Shunga” của Tàu/ Nhật…, đó là những tác phẩm kinh điển tiêu biểu. Ở ta, không biết tự bao giờ, bướm lẻn vô bay lượn trong vườn hoa Văn học dân gian và để lại những dư âm, hình ảnh thú vị như: “Cái bướm lạ hơn trả canh môn”(trả= nồi,chảo/ phương ngữ Quảng Nam), “ Tam chim bất phú, ngũ bướm bất bần”, “ Bướm Cổ Am, cam Đồng Dụ”, “ Bướm bà bà tưởng bướm ai/ bà cho ông Lý mượn hai tháng liền” v.v. Tuy nhiên, chỉ có “bà chúa thơ Nôm”( chữ của Xuân Diệu), đã nâng bướm lên một tầm cao mới, đặt bướm ta ngồi chễm chệ trên chiếc chiếu Thi đàn Việt Nam, qua những câu thơ bất hủ: “ Một lỗ sâu xâu mấy cũng vừa/ Duyên em dính dán tự ngàn xưa/ Phình ra ba góc da còn thiếu/ Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa/ Mát mặt anh hùng khi vắng gió/ Che đầu quân tử lúc sa mưa/ Nâng niu thử hỏi người trong trướng/ Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?” (Vịnh cái quạt); phải nói Hồ Xuân Hương tả bướm còn hơn một nhà giải phẫu học, chính xác đến từng chi tiết! Và cuối cùng bà phán như đinh đóng cột: “ Chúa dấu vua yêu một cái này”.

 Tuy kích cở không quá một chiếc lá vông, thân mình lại mềm mại (đáng yêu làm sao!), nhưng sức mạnh của bướm là vô đối! Nhất là khi bướm sở hữu một cặp chân dài miên man, một “khuôn trăng đầy đặn”, thì chưa đầy một nốt nhạc, bướm từ “hồng nhan bạc mệnh” thành ngay bạc tỷ! Ở chốn quan trường, có thể xem bướm là quyền lực thứ 5!  “Lệnh chim không bằng cồng bướm”, bướm nằm trong chăn nhưng điều khiển mọi sự, hạ bệ hay cất nhắc ai, dự án nào cho, qui hoạch nào bỏ…đều qua tay bướm. Quyền lực này mạnh và nguy hiểm đến nỗi ai đó phải ra nghị quyết để ngăn chặn! Bướm nguy hiểm đến cở nào? Phần lớn những con chim đang ngồi gỡ lịch trong nhà đá đều có liên quan đến lòng tham của bướm; ngược dòng lịch sử, danh nhân Nguyễn Trải bị tru di tam tộc (oan nghiệt) cũng từ bướm mà ra! Nơi gia đình nhỏ, bướm là “nội tướng”, là “tay hòm chìa khóa” lo từ cây kim sợi chỉ cho tới việc học hành của con cái, mua nhà, mua xe, tậu đất,v.v, thậm chí một số bướm còn lấy “vốn tự có” của mình lo “quan lộ” cho chim. Phải nói đây là điểm cộng cho bướm cần ghi nhận. Tuy nhiên, bướm cũng là nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra bao rắc rối, “huynh đệ tương tàn”, “nồi da xáo thịt” trong những gia đình lắm chim nhiều bướm, của cải bao la đất đai bất tận.

Phải khẳng định một điều là trên 80% chim Việt đều sợ bướm. Lý giải hiện tượng này như sau: Cái thủa ban đầu, chim nào mà không chiều bướm, chiều lâu ngày thành quen, khi đã tựa được vào vai của chim rồi, bướm liền lân la trèo thêm tí nữa và cuối cùng là đè đầu cưỡi cổ chim luôn; chim vì sĩ diện với môi trường chung quanh, ráng nhịn để “cơm lành canh ngọt”, vì “xấu lá thì xấu nem”, im lặng là vàng la làng là vỡ trận! Bướm thừa thắng xông lên và làm chủ; chim chỉ còn cách sè sẹ bay qua vườn nhà bên ngồi nhìn đời qua khói thuốc và tự an ủi: Ta sợ bướm nhà chứ có sợ bướm ai đâu! (Rất nhiều chim sợ bướm của người ta!). “Bướm sinh ra đời là để yêu thương và chiều chuộng” ai lỡ dại nói câu này làm khổ cả loài chim!

Phải công bằng mà nói, bướm chẳng hề thua kém chim một tí nào về IQ lẫn EQ, lịch sử muôn đời khắc ghi bướm Trưng, bướm Triệu,..Một số bướm tài năng,  biết kinh doanh vốn tự có, lại được hà hơi tiếp sức của chim to, trở thành những “mẫu nghi thiên hạ”, có bướm chủ tế cả hội nghị Diên Hồng! Nghe nói ngày xưa, có vị quan nhỏ, mặt mũi thô kệch, nói năng bậy bạ, nhưng hên cái vớ được bướm có tướng “vượng phu ích tử”, “ lưng chữ cụ vú chữ tâm”, nên hưởng được phước, cuối cùng cũng bò lên được cái ghế to tướng. Gần đây, có bướm “lây chim”, tạo drama đình đám, bóc phốt những góc tối trên sân khấu “Xướng ca vô loài”. Ôi! Bướm thế mà sao không yêu không thương và không …sợ cho được!

(còn tiếp phần sau: Khổ đau đời bướm)

Vđ,15/5/2021 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét