13/8/21

 Mời đọc tóm lược TVH Tokyo vừa mới bế mạc

TVH Tokyo kỳ thứ 29 của lịch sử Thế Vận, được khai trương vào năm 1896, đã được khai mạc vào ngày thứ sáu 23/07 và sẽ chấm dứt vào ngày chủ nhật 8/08/2021. Trên thực tến nếu cứ tính mỗi 4 năm tổ chức một lần thì TVH này phải là lần thứ 32 nhưng có 3 lần không tổ chức được vì chiến tranh vào những năm 1916, 1940 và 1944. Và TVH Tokyo được gọi một cách chính là TVH 2020 thay vì 2021 vì Uỷ Ban Tổ Chức TVH CIO (hay IOC tiếng Anh) đã quyết định giữ cái năm dự định tổ chức nhưng phải dời qua năm sau vì bệnh dịch Covid.

Ngoài ra các trận giao tranh đã chánh thức bắt đầu vào 2 ngày trước, nghĩa là vào ngày 21/07 vì có những bộ môn phải cần nhiều thì giờ để tranh tài.

Và cũng cần biết là khi một quốc gia tổ chức TVH, không những chỉ có TVH Mùa Hè mà sau đó còn có TVH dành cho những lục sĩ khuyết tật sễ diễn ra từ ngày 24/08 cho đến 5/09. 

Xem video buổi lễ khai mạc

https://www.eurosport.fr/jeux-olympiques/tokyo-2020/2020/tokyo-2020-les-plus-belles-images-de-la-ceremonie-d-ouverture-des-jeux-olympiques_vid1507982/video.shtml

Chi phí tổ chức
Đây là TVH được cho là hao tốn nhất thế giới với ước tính khoảng $15,5 tỉ (có người cho là 13 tỉ), qua mặt chi phí của TVH Luân Đôn vào năm 2012 (với 12,2 tỉ Euros). Chưa kể là Nhật đã mất khoảng 9 tỉ Euros trong dự tính tổ chức TVH trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2018. Và điều xui nửa cho ban tổ chức là sẽ không thu được bao nhiêu vì hầu hết các cuộc tranh tài sẽ diễn ra không có khán giả, cũng vì Covid.  

Sự đe dọa của bệnh dịch Covid
Cần biết là đã có khoảng 80 người (con số này không được thống kê một cách chính xác) trong các phái đoàn tham dự đã bị dính Covid khi đến Tokyo trong lúc thành phố này lại đang trong thời kỳ bệnh dịch bùng phát trở lại. Vào ngày thứ tư 21/07, đã có 3 lực sĩ có mặt trong làng TV phải bỏ cuộc vì dính Covid. Trường hợp được biết nhất là của lực sĩ nhảy sào Mỹ Sam Kendricks, vô địch thế giới trong môn này vào năm 2019 và đã đoạt HCD ở Rio, có rất nhiều triển vọng đoạt giải ở TVH Tokyo, nhưng không may đã bị dính Covid khi đến Nhật và đã khiến cho một số lực sĩ trong phái đoàn Úc có kề cận với anh phải bị cô lập vài ngày.
 
Số sân vận động được sử dụng
Có tất cả 43 sân chơi được dùng, trong đó có 8 nơi hoàn toàn mới được xây cất, chẳng hạn sân vận động TV, nơi sẽ diễn ra các nghi lễ khai mạc và kết thúc cùng một số bộ môn vê điền kinh và bóng tròn, có thể chứa 68.000 người và tốn $1,45 tỉ, nhưng sẽ chẳng có ma nào tham dự.
Ngoài ra nhiều bộ môn sẽ được diễn ra tại nhưng nơi xa Tokyo, chẳng hạn chạy Marathon và đi bộ sẽ đuợc tổ chức cách Tokyo khoảng 800 cây số để tránh nóng.
 
Số bộ môn trong chương trình tranh tài
Có tất cả là 33 môn thể thao, và tổng cộng là 339 cuộc tranh tài. Đây lại là một kỷ lục của TVH vì trong chương trình kỳ này, có thêm 5 bộ môn mới: trượt ván (Skateboard), leo núi trong nhà (Escalade), lướt sóng (Surf), Karaté, Bóng chày và Bóng mềm dành cho phụ nữ (Base ball và Softball), thật ra đã có trong chương trình vào kỳ TVH Bắc Kinh 2008. Ngoài ra môn bóng rổ còn có thêm một loại chơi mới: đó là bóng rổ 3 x 3, mỗi đội chỉ có 3 người và chỉ chơi trên nửa sân với một cái rổ, và môn xe đạp cũng có thêm loại "BMX freestyle". Đó là chưa kể lại đẻ thêm ra những cuộc tranh tài toàn đội có nam lẫn nữ trong các bộ môn như bơi lội và nhu đạo.

Số lực sĩ tham dự
Có tất cả khoảng 11.000 ngàn lực sĩ ghi tên tham dự TVH Mùa Hè công với 4.400 nguời khuyết tật đến từ 206 thành viên của TVH (cần biết là con số này nhiều hơn con số quốc gia được LHQ công nhận 193, trong số này có vài nước như Bắc Hàn không gửi lực sĩ tham dự). Đó là chưa kể những nhà dìu dắt, huấn luyện viên, ký giả v.v... cũng khoảng 50.000 người, con số này đã được giảm tối đa vì cũng ngại Covid.
Trong những đội tham dự TVH không phải là thành viên của LHQ, chẳng hạn có đội Thế Vận tỵ nạn gồm 29 lực sĩ đến từ các nước như Syria, Iran v.v... và nhất là đội được gọi là AOR (Athlètes Olympiques de Russie) hay ROC (Russian Olympic Committee) có một lực lượng hùng hậu gồm 536 người xuất xứ từ Nga và được cho là "sạch", vì nước Nga đã chính thức bị loại khỏi TVH với lý do dùng thuốc kích thích bị cấm. Khi các lực sĩ của AOR thắng thì quốc thiều được dùng là quốc thiều TVH thay vì quốc thiều Nga. Thật ra thì CIO vẫn muốn có sự tham dự của các lực sĩ Nga chứ có ai dám bảo đảm là trong số 536 nguời, không có ai không dính "doping" đã được tận dụng ở Nga trong mọi giới thể thao.
Phái đoàn hùng hậu nhất là Mỹ với 620 lực sĩ, sau đó là Nhật nước tổ chức (590), Úc (471), TC (405), Đức (402) và Pháp (378).  
Ngược lại, Nauru là quốc gia nhỏ nhất về mặt dân số tham dự. Là một đảo quốc nhỏ thuộc Thái Bình Dương nằm về phía Đông Bắc Úc, Nauro có dân số 11.500 người và tham gia tranh tài ở hai môn cử tạ và nhu đạo.
Cần biết thêm là số phụ nữ tham dự TCH Tokyo đã đạt 48,6 % trên tổng số lực sĩ. Đây cũng là lần đầu tiên mà tất cả các môn tranh tài đều phải có giải cho nam và nữ. Ngoài ra có một điều mới khác nữa là phải có một nam và một nữ cầm cờ cho mỗi phái đoàn tham dự.

Xếp hạng các quốc gia theo số huy chuơng đoạt được







 
1Etats-Unis394133113 (hạng nhất ở Rio với tổng cộng 121 HC trong đó có 46 HCV)
2Chine38321888    (hạng 3 ở Rio với 70 HC và 26 HCV)
3Japon27141758    (hạng 6 ở Rio với 41 HC và 12 HCV)
4Grande-Bretagne22212265    (hạng 2 ở Rio với 67 HC và 27 HCV)
5A.O.R.20282371    (nước Nga hạng 4 ở Rio với 56 HC và 19 HCV)
6Australie1772246    (hạng 10 ở Rio với 29 HC và 8 HCV)
7Pays-Bas10121436   (hạng 11 ở Rio với 19 HC và 8 HCV)
8France10121133   (hạng 7 ở Rio với 42 HC và 10 HCV)
9Allemagne10111637   (hạng 5 ở Rio với 42 HC và 17 HCV)
10Italie10102040   (hạng 9 ở Rio với 28 HC và 8 HCV)
 
Bảng xếp hạng trên được sắp theo con số HCV đoạt được, cột đầu là số HCV, cột thứ nhì số HCB, cột thứ ba số HCĐ, cột thứ 4 tông cộng số HC. Ngoài ra trong dấu ngoặc còn có kết quả của mỗi nước cách đây 4 năm ở TVH Rio, Ba Tây, để có thể so sánh về thứ hạng, tổng số HC và số HCV đoạt được giữa 2 kỳ TVH .--
Theo bảng trên thì Mỹ lại đứng nhất lần thứ 3 liên tục, và đây là thành tích đạt được vào giờ chót vì cho đến thứ bảy, ngày áp chót, Mỹ vẫn bị TC dẩn về số HCV và cuối cùng đã hơn được TC một HCV. Mỹ đã đoạt được tất cả là 113 HC trên tổng số 1.080 được phát nhưng so với 4 năm trước thì kém hơn (121 ở Rio), vì gặp nhiều thất bại bất ngờ trong các bộ môn "tủ" như bơi lội, điền kinh (đã có đề cập trong bài viết trước đây). 
Kể từ ngày có TVH gọi là tân thời vào năm 1896, đã có tổng cộng là 34.088 HC được phát, trong đó Mỹ là đội lãnh nhiều nhất với 5002 HC như trong bảng xếp hạng sau đây:
 
Etats-Unis5 0022 4721 3331 197
URSS (1924-1988)2 063832635596
Royaume-Uni1 985636729620
Allemagne1 779592538649
France1 627465575587

Trong bảng trên, cột đầu là tổng số HC, cột thứ nhì số HCV, cột thứ ba số HCB và cột thứ tư số HCĐ.
Nếu xét trên thành tích của mỗi châu ở TVH Tokyo, thì có thể  tóm tắt như sau:

- Phi châu:
3 nước đoạt HC nhiều nhất là:
1/ Kenya (10 HC với 4 HCV) xếp hạng 19
2/ Ouganda (5 HC với 2 HCV)
3/ Nam Phi (3 HC với 1 HCV)
phần đông các huy chương do các nước Phi châu đoạt được là trong những môn chạy nước dài từ 1.000 thước đến marathon với tổng số 23 HC.
 
- Úc châu:
1/ Úc (48 HC với 17 HCV), nước này có những tiến bộ vượt bực so với TVH Rio, xếp hạng 6 (thay vì hạng 10 ở Rio), thứ nhất là nhờ thành tích của các lực sĩ nữ trong môn bơi lội.
2/ Tân Tây Lan (20 HC với 7 HCV), nước này cũng gây ngạc nhiên với hạng 13.

- Mỹ châu (ngoài Mỹ và Canada):
1/ Ba Tây (21 HC với 7 HCV) xếp hạng 12
2/ Cuba (15 HC với 7 HCV) xếp hạng 14, phần đông các HC đoạt được trông bộ môn "đấm đá" như quyền anh, đô vật
3/ Jamaica (9 HC với 4 HCV) xếp hạng 21, tất cả các huy chương đoạt được đều nhờ bộ môn điền kinh chạy nước rút.

- Á châu (ngoài TC và Nhật):
1/ Nam Hàn (với 20 HC và 6 HCV) xếp hạng 16
2/ Taiwan (với 12 HC và 2 HCV) xếp hạng 34
3/ Hong Kong (với 6 HC và 1 HCV) xếp hạng 49
Cần biết là Taiwan được tham dự TVH với danh xưng là "Taipei chinois".
Trong các nước ở Á châu, có một điều rất lạ là nước Ấn Độ, tuy là một nước đông dân thứ nhì trên thế giới, nhưng về thể thao thì rất yếu. Cho đến trước TVH Tokyo, nước này từ khi tham dự TVH vào năm 1900, chỉ đoạt được tổng cộng 28 HC trong đó có 9 HCV, hầu hết số HCV đoạt được là nhờ bộ môn "tủ" Khúc côn cầu trên sân cỏ (Hockey sur gazon). Trong kỳ TVH này, Ấn Độ đã khá hơn với 7 HC trong đó có 1 HCV và xếp hạng 48. Ngoài ra có một nước khác cũng đông dân số là Bangladesh với gần 150 triệu người đã bắt đầu tham gia TVH từ năm 1984 cho đến nay nhưng chưa từng đoạt được HC nào. Giống như Bangladesh, có tất cả là 72 nước chưa từng đoạt HC, chẳng hạn Bolivia, Cao Miên, Honduras, Nepa, Yemen  v.v...
Riêng về VN, cũng có gửi một phái đoàn tham dự gồm 18 lực sĩ nhưng ra về trắng tay, chẳng đoạt được HC nào. Cho đến nay thành tích của VN từ khi tham dự TVH vào năm 1952, là: một HCB trong môn taekwondo ở TVH 2000, một HCB khác trong môn cử tạ ở TVH2008 và một HCV cộng một HCB trong môn bắn súng ở TVH Rio do anh Hoàng Xuân Vinh đoạt, tổng cộng là 1 HCV và 3 HCB.

Tản mạn về huy chương TVH và giải thưởng

Cần biết là để sản xuất tổng số gần 5.000 HC để phân phát trong tất cả các giải, Nhật đã biến chế từ 6,21 triệu điện thoại di động bị vứt đi cộng với 79.000 tấn các máy móc điện và máy tính không xài nữa do các hãng xưởng tặng.
Hình sau đây là cấu trúc của 3 loại huy chhương, chẳng hạn một HCV có 85 mm đưòng kính, nặng 556 g trong đó có 6 g vàng dát.

2021-08-08 23_57_16-Nouveau message - phuoc@nguyenduy.co - Messagerie nguyenduy.co.jpg

Và một hình ảnh mà chúng ta thường thấy nơi các lực sị đoạt giải là cắng vào cái HC mà nhiều người không biết tập tục này phát xuất từ đâu:

image.png


Các nước thưởng cho các lực sĩ đoạt HC bao nhiêu?
Nều nói về các nước giàu có thì không có gì ngạc nhiên như sau đây:
- Mỹ: $37.500 cho HCV, $22.500 cho HCB, $15.000 cho HCĐ
- Nhật: $45.000 cho HCV, $18.000 cho HCB, $8.000 cho HCĐ
- Tân Gia Ba (thưởng nhiều nhất): 622.444 € cho HCV, 311.222 € cho HCB, 155.611 € cho HCĐ, nhưng đến giờ này thì chưa có lực sĩ nào lãnh được
- Taiwan: 602.518 € cho HCV và đã được lãnh bởi một nữ luc sĩ cử tạ. Ngoài ra, nước này còn rất rộng lượng khi thưởng cho một lực sĩ chỉ xếp hạng 7 hay 8 đến 27.113 € !
- Nam Dương: 292.548 € cho HCV, ngoài ra còn nhận mỗi tháng 1.200 € cho đến suốt đời
Nhưng khi xem giải thưởng rất sộp của những nước tương đối "nghèo nàn" thì mới sửng sốt như sau đây:
- Bangladesh: một nước nghèo như vầy mà dám thưởng 252.420 € cho HCV, 126.210 € cho HCB, 84.140 € cho HCĐ
- Kazakhstan: 210.350 € cho HCV, 126.210 € cho HCB, 63.105 € cho HCĐ
- Mã Lai: cũng chơi rất sộp như Nam Dương thưởng199.095 € cho HCV cộng với lương mỗi tháng 1000 € cho đến suốt đời 
- Phi Luật Tân: vào ngày 26/07, lưc sĩ cử tạ Hidilyn Diaz đã đoạt HCV đầu tiên sau 97 năm Phi không thắng giải nào. Anh đã lãnh được tổng cộng là 819.511 € cộng thêm một cái nhà và những chuyến bay thả cửa với 2 công ty hàng không. 
 
Những kỷ lục đã bị phá ở TVH Tokyo

Đây chỉ là những kỷ lục trong các bộ môn "pha" như bơi lội và điền kinh chứ thật ra còn rất nhiều trong các bộ môn khác. Một điều cần biết nữa là có 2 loại kỷ lục, kỷ luc TVH và kỷ lục thế giới World Record, kỷ lục này nhiều khi không được thiết lập ở TVH nhưng là kỷ lục cao nhất.

Trong tuần lễ đầu, 6 kỷ lục đã được thiết lập trong bộ môn bơi lội.

- Kỷ lục thứ nhất là trong cuộc đua 4x100 4 kiểu bơi đã được phá với hơn nửa giây bởi các tay bơi Mỹ Ryan Murphy, Michael Andrew, Caleb Dressel et Zach Applevới thời gian 3' 26'' 78. Cần biết kỷ lục trước cũng đã được các tay bơi Mỹ thiết lập từ năm 2009 cho đến nay mới bị phá.

- Ngoài ra tay bơi Caleb Dressel, nổi tiếng nhất TVH này vì đã đoạt 5 HCV, cũng đã phá kỷ lục của 50 thước tự do TVH với thời gian 21"07 cộng với cuộc đua 100 thước bướm với thời gian kỷ lục thế giới 49"45. 

- Sau tay bơi Dressel, có một nữ "kình ngư" cũng rất nổi tiếng vì đã đoạt được 4 HCV, và mỗi lần là phá kỷ lục TVH, trong các cuọc tranh tài 50 thước tự do (với 23"81), 100 thước tự do (51"96), 4x100 thước tự do (với 3'29"69) và 4x100 4 kiểu bơi (với 3'51"60). Tổng cộng thì cô này đã đoạt tất cả là 7 HC đủ loại ở Tokyo và trở thành tay bơi lội đoạt nhiều HC nhất trong một kỳ TVH. Chỉ một mình cô này, cộng với cô Ariarne Titus cũng người Úc (đoạt HCV trong 200 và 400 thước tự do) mà đè bẹp các tay bơi nữ Mỹ trong các cuộc tranh tài từ 100 đến 400 thước tự do và toàn đội.

- Các cuộc tranh tài 4x100 tự do (đội Mỹ với 3'26"78), 200 thước sải nữ (cô T.Schoenmaker Nam Phi với 2'18"95), và 4x100 4 kiểu bơi nam nữ (đội Anh với 3'37"58) cũng đã bị phá kỷ lục.

 Về bộ môn điền kinh những kỷ lục sau đây đã được thiết lập:
- 400 thước nhảy rào nam: trong cuộc đua nhanh nhất lịch sử này, tay đua Na Uy Karsten Warholm đã thiết lập một thời gian "khủng" mới 45"94, dưới 46 giây và đã phá kỷ lục trước của anh là 46"70. Và tay đua về nhì Mỹ Rai Benjamin cũng đã phá kỷ lục trước với thời gian 46"17.

image.png

- 400 thước nhảy rào nữ: phái nữ cũng bắt chức phái nam trong môn này với nữ lực sĩ Mỹ S.McLaughin đã thiết lập kỷ lục mới với 51"46.
- nhảy 3 bước nữ: kỷ lục trước đây 15,50 thước đã tồn tại trong suốt 26 năm đã bị nữ lực sĩ Venezuala Yulimar Rojas phá với 15,67 thước.
- 100 thước nữ: nữ lực sĩ Jamaica Elaine Thompson-Herah, cũng rất nổi tiếng trong TVH Tokyo, đã chạy bằng với kỷ lục TVH là 10"61 đã được thiết lập bởi nữ lực sĩ Mỹ Florence Griffith-Joiner trước đây. Cần biết là cô này vẫn giữ kỷ lục của môn này với 10"49 được thiết lập từ năm 1988 nhưng không phải ở TVH và rất nhiều người nghi ngờ thành tích khó có thể đạt được này và cho đến nay vẫn chưa có ai phá được.
Có nhiều người cho rằng việc thiết lập được vài kỷ lục "khủng" trong bộ môn điền kinh ở TVH Tokyo là thứ nhất nhờ cách xây cất của đường chạy của sân vận động TV Tokyo và hai nữa là nhờ các lực sĩ bây giờ được trang bị với ngững dôi giày loại mới, với gót giày tối tân giúp cho chạy nhanh hơn. Giống như ở bộ môn bơi lội trước đây mà các tay bơi mặc những bộ áo tắm đặc biệt khiến lướt nhanh hơn trong nước và giúp phá được nhiều kỷ lục, nhưng bây giờ bị cấm rồi.

Những lực sĩ đoạt HCV nhiều nhất ở TVH Tokyo

5 HCV: Caeleb Dressel Mỹ bơi lội (như đã nói ở trên)

4 HCV: Cô E. McKeon Úc bơi lội (như đả nói ở trên)

3 HCV: Cô Kaylee McKeown Úc (bơi lội, chuyên về bơi ngửa)

3 HCV: Cô Lisa Carrington Tân Tây Lan (canoe kayak)

3 HCV: Cô An San Nam Hàn (bắn cung).


Những kỷ lục khác ở TVH Tokyo

- lực sĩ già nhất: những nguời này thường chơi trong bộ môn cởi ngựa. Người đứng đầu là Mary Hanna, một kỵ nữ người Úc, với 66 tuổi. Trong số những người trên 60 tuổi theo sau, có Andrew Hoy cũng là một người Úc với 62 tuổi, và một người Na Uy Geir Gulliksen với 61 tuổi.
- lực sĩ trẻ nhất: không có luật gì giới hạn tuổi tham dự TVH và hầu hết những nữ lục sĩ trẻ tham gia TVH Tokyo đều thuộc phái nữ. đứng đầu là Hend Zaza người Syria, 12 tuổi, chơi bóng bàn, rồi đến cô Kokona Hiraki, người Nhật, cũng 12 tuổi, chơi skateboard và hạng ba là cô Sky Brown người Anh, vừa mới được 13 tuổi, cũng chơi trong môn skateboard.
- lực sĩ thắng nhiều HC nhất vẫn còn tham dự TVH Tokyo: cô Allyson Felix người Mỹ, 35 tuổi, đã tham dự liên tục 5 TVH, bắt đầu từ TVH Athens  vào năm 2004 lúc mới có 18 tuổi, và đã đoạt được một HCV (4x400 thước nữ) và một HCB (400 thước nữ). Với thêm 2 huy chương này, cô là lực sĩ đoạt nhiều HC thứ nhì của lịch sử điền kinh TVH với tổng cộng 11 HC (chỉ đứng sau tay đua người Phần Lan Paavo Nurmi với 12 HC, nhưng đứng trên tay lực sĩ lừng danh Mỹ Carl Lewis với 10 HC trong đó có 9 HCV).  
- nam lực sĩ Jason Kenny của Anh, trong bộ môn xe dạp, cũng là người sống dai với TVH (anh đã bắt đầu tham dự vào năm 2008) và đã đoạt tổng cộng 9 HC trong đó có 7 HCV,  HCV thứ bảy đã đoạt được trong cuộc đua keiring mà anh cũng đã thắng cách đây 4 năm ở Rio.
- nam lực sĩ Mijain Lopez của Cuba, trong bộ môn đô vật "greco romaine", đã tém thêm một HCV thứ 4 sau khi đã thắng liên tục ở các TVH 2008, 2012 và 2016.
 
Và nếu quý vị muốn biết những lực sĩ nào đoạt HC nhiều nhất ở TVH thì mời xem bảng xếp hạng sau đây với 10 người nhiều nhất từ xưa đến nay (bảng này hình như mất thời gian tính vì thiếu tên cô Allyson Felix như đã nói trên):

 RangAthlèteNationSportAnnéesJeuxSexeOrArgentBronzeTotal
1Michael PhelpsDrapeau des États-Unis États-UnisNatation2004–2016ÉtéM233228
2Larissa LatyninaDrapeau d'Union soviétique Union soviétiqueGymnastique artistique1956–1964ÉtéF95418
3Paavo NurmiDrapeau de Finlande FinlandeAthlétisme1920–1928ÉtéM93012
4Mark SpitzDrapeau des États-Unis États-UnisNatation1968–1972ÉtéM91111
5Carl LewisDrapeau des États-Unis


-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét