18/12/23

 

Nhìn tai đoán bệnh.

Ai cũng biết, bệnh động mạch vành tim, nếu không phát hiện và điều trị sớm, thì hậu quả cuối cùng là đột tử (do nhồi máu cơm tim) hoặc  suy tim. Hiện nay, nó vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho nhân loại.

Năm 1973, Bs Sanders T. Frank (người Mỹ), thấy những bệnh nhân bị bệnh động mạch vành tim (CAD, Coronary Artery Disease); trên dái tai của họ có một hay hai (thường là một) dấu ngấn kéo dài từ mép dưới gờ bình tai (tragus) đến bờ dưới dái tai, theo một đường chéo 45 độ (Diagonal ear lobe creases = DELC), dấu ngấn này có thể thấy trên một tai hay cả 2. Quan sát của ông được đăng tạp chí Y học Anh quốc năm đó, lần đầu tiên với 20 bệnh nhân ; từ đó dấu ngấn dái tai, được gọi là dấu hiệu Frank, mang tên ông.


Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về dấu hiệu này trên những người bị bệnh động mạch vành tim và cho thấy dấu Frank có giá trị tiên đoán  cao khoảng 75- 80%. Đặc biệt, dấu hiệu khá đặc hiệu ở những người trẻ tuồi, những người có các bệnh 3 cao: cao đường, cao mỡ, cao máu.

(Ở Việt nam, tôi được biết, đã có 2 nghiên cứu về đề tài này, một tiến sĩ và một thạc sĩ.)

Bệnh mạch vành tim còn thường thấy ở những người hay bị viêm nha chu (viêm lợi) và những người hói đầu.

Một chú ý quan trọng, năm 2017, các bác sĩ Israel (Do Thái), trong một nghiên cứu thấy, 241 bệnh nhân nhập viện vì tai biến mạch máu não, có 190 người (chiếm 78,8%) có dấu ngấn dái tai. Điều này cho chúng ta thấy dấu hiệu này có ý nghĩa cỡ nào!


Mặc dù, độ đặc hiệu chưa đến mức tuyệt đối; nhưng rõ ràng, dấu Frank có giá trị cảnh báo cao. Nếu ai đó, trên dái tai mình có một đường chéo “ lạ lạ”, thì cũng nên đi thăm khám cho yên tâm.

Một vài thông tin vắn tắt, quí vị tham khảo thêm tại đây

 

https://bmjopen.bmj.com/content/bmjopen/6/2/e008558.full.pdf

https://www.amjmed.com/article/S0002-9343%2817%2930403-5/pdf

https://stanfordmedicine25.stanford.edu/blog/archive/2015/what-is-the-name-of-this-sign.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét