Điều trị sỏi kẹt Niệu đạo bằng phẫu
thuật Nội soi Bàng Quang xuyên da
Bs Võ Ngọc Thạch
Tóm tắt
Tác giả
giới thiệu phương pháp điều trị sỏi kẹt
Niệu đạo bằng phẫu thuật Nội soi Bàng Quang xuyên da. Qua 8 trường hợp được thực hiện tại BVĐK Vĩnh Đức Quảng Nam, cho thấy đây là phương pháp an
toàn, hiệu quả, và thẩm mỹ.
I/ Giới thiệu:
- Sỏi kẹt Niệu đạo là một cấp cứu Niệu khoa thường gặp.
-
Trên thế giới bệnh vẫn còn gặp ở hầu hết các quốc gia.
-
Tại Việt Nam tuy chưa có một thống kê đầy đủ nhưng chắc
chắn bệnh vẫn còn gặp nhiều, nhất là khu vực miền trung.
-
Điều trị sỏi kẹt
Niệu đạo cũng như sỏi Bàng quang ở các nước phát triển hầu như không còn mổ mở, các phương pháp
như: tán sỏi bằng laser ( laser lithotripsy) , tán sỏi bằng thủy điện lực
(electrohydraulic lithotripsy) bóp sỏi
bằng dụng cụ qua nội soi bàng quang...đã được áp dụng.
-
ở Việt Nam mổ mở vẫn là chủ yếu, chỉ có một vài BV tuyến tỉnh mới được trang bị dụng cụ bóp sỏi qua nội soi
bàng quang. Một vài nơi trước đây và hiện nay
còn dùng phương pháp bóp sỏi mù bằng dụng cụ.
Bóp sỏi dưới màng tăng sáng là một cải tiến kỹ thuật trước đây của BVĐK Quảng Nam .
-
Tại Quảng Nam, lần đầu tiên
chúng tôi áp dụng phương pháp lấy sỏi kẹt
Niệu đạo bằng phẫu thuật Nội soi Bàng Quang xuyên da và bước đầu đạt được những kết
quả khả quan. Chúng tôi muốn giới thiệu phương pháp mới này để các nơi có điều
kiện tương tự có thể áp dụng.
II/ Bệnh
nhân và phương pháp nghiên cứu:
Tiêu chuẩn chọn bệnh
-
Tuổi ≥ 18
-
Có sỏi kẹt ở Niệu
đạo ( xác định bằng X-quang, Siêu âm)
-
Không có bệnh lý gì ở Niệu đạo ( Túi thừa...)
-
Thành Bàng quang
không dày
-
Không có tiền sử
mổ Bàng quang (tương đối)…
Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu, mổ tả, không so sánh.
* Trang
thiết bị dụng cụ:
-
Dàn máy phẫu
thuật nội soi
-
Trocar: 10 mm, 5
mm
-
Kẹp Alis hay Babcock
nội soi
-
Thông tiểu các loại....
* Thực
hiện:
-
Vô cảm: Tê tủy sống
-
Bệnh nhân nằm ngữa.
-
Sát khuẩn vùng hạ vị, dương vật.
-
Đặt thông Niệu đạo và bơm nước muối sinh lý đẩy sỏi lên Bàng quang.
-
Tiếp tục bơm vào
Bàng quang khoảng 300-350 ml
-
Đặt trocar 10 mm
vào vùng đỉnh BQ
-
Đưa ống soi vào
xác định sỏi trong lòng BQ và thám sát
-
Đặt tiếp trocar
5mm vào BQ và chuyển ống soi qua trocar này
-
Đưa dụng cụ vào
gắp sỏi
-
Lưu thông Niệu
đạo
-
Khâu da 2 lỗ
trocar.
* Hậu phẫu:
- Kháng sinh thông thường
- 2-3 ngày ra viện, cắt chỉ và rút thông
tiểu vào ngày thứ 5 ( ở cơ sở y tế
địa phương)
III/ Kết
quả:
Từ 3/2012 đến 5/2013, có 8 trường hợp được thực hiện với phương pháp trên
Ghi nhận các chỉ số sau
-
Tuổi: nhỏ nhất 24
t
Lớn nhất 57 t
-
Giới: tất cả đều nam
-
Thời gian thực hiện: nhanh nhất: 10 phút
Chậm nhất: 35 phút
-
Tai biến, biến chứng trong và sau mổ: Không có
IV/ Nhận
xét-Bàn luận:
Cơ sở lý thuyết:
1, Sỏi kẹt ở Niệu đạo đều có kích thước
nhỏ, chiều ngang viên sỏi
luôn
<1cm và như thế lấy qua trocar 10mm dễ dàng.
2, Bàng quang là cơ quan rỗng, chứa nước,
phù hợp với phẫu thuật nội soi.
qua ống soi, thấy hết những bệnh lý
khác của BQ như: bướu, túi thừa…
3, Cơ Bàng quang rất dễ lành nếu được
giải áp tốt.
4, Mọi can thiệp bằng dụng cụ vào Niệu
đạo đều không tốt, ít nhiều cũng
làm tổn thương niêm mạc, nếu tổn thương sâu,
sẽ để lại sẹo và gây hẹp về
sau. Đó là chưa nói đến những tai
biến như: thủng, rách…Niệu đạo vô
cùng nguy hại.
Trên cơ sở đó, chúng tôi, triển khai phương
pháp này, mặc dù BV của chúng
tôi có đầy đủ dụng cụ bóp sỏi qua Nội soi
Bàng quang!
-
Hạn chế của phương pháp là: không thể lấy được những viên sỏi
lớn
hơn 2cm vì
dụng cụ nhỏ, mảnh mai.
V/ Kết
luận:
Mặc dù số lượng Bệnh nhân chưa nhiều nhưng, bước đàu
cho thấy đây
là phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội so với mổ mở và bóp sỏi qua nội soi BQ, trong bệnh lý sỏi kẹt Niệu đạo và sỏi Bàng quang có
kích thước nhỏ một cách an toàn, hiệu
quả, thẩm mỹ và đặc biệt là không can thiệp dụng cụ “cơ học” vào Niệu
đạo.
Tham khảo Y văn cũng như mạng
internet cho tới thời điểm này (12/2013) chưa thấy ai sử dụng dụng cụ phẫu thuật nội soi để lấy sỏi kẹt Niệu đạo như chúng tôi đã làm.
Hình ảnh trong một ca phẫu thuật
Sỏi nằm ở Niệu đạo |
Bơm nước đẩy sỏi vào BQ |
Đặt trocar 1,và soi BQ |
Đặt Trocar 2 và đưa dụng cụ lấy sỏi |
viên sỏi trong BQ |
Gắp sỏi |
Khâu da, lưu thông |
Tài liệu Tham khảo
1. Charles B. Brendler (1991) Cystolithotomy and Cystolitholapaxy in Urologic Surgery James F . Gelenn (ed) pp: 466-472. J. B . Lippincott Company.
2. James . E . Lingeman, MD . David A . Lifshitz, MD (2002) . Calculus blader in Campbell’ s Urology Walsh – Retik – Vaughan – Wein (ed) 8th pp: 3384-3386. Philadelphia
3. Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Thị Thuần…Nhận xét 25 trường hợp kẹp sỏi Bàng quang tại khoa Thận- Tiết niệu, BV E Trung ương, từ 11/2008- 11/ 2010. Y Học Thực hành số:769+770/2011.trang:89-92.
----000000-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét