TT - Khi nghiên cứu về
tác động của văcxin Quinvaxem, tôi luôn đặt câu hỏi liệu có đem lại lợi ích cho
ai, cho công chúng hay cho các hãng dược?
Trước khi nói về văcxin
Quinvaxem, hãy để tôi đưa ra một ví dụ. Chúng ta đều biết Penicillin là loại
thuốc kháng sinh rất hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi bạn tiêm Penicillin, bác sĩ
luôn thử phản ứng trên da để kiểm tra xem bạn có mẫn cảm với thuốc không. Nếu
mẫn cảm, cơ thể bạn sẽ phản ứng tiêu cực khi tiêm Penicillin. Thậm chí bạn có
thể bị thiệt mạng. Việc 200 hay 2.000 người khác không mẫn cảm và không gặp vấn
đề gì về sức khỏe khi tiêm Penicillin hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì đối với
bạn.
Chúng ta luôn phải xác định
xem thuốc có gây phản ứng hay không và chỉ cho bệnh nhân dùng sau khi đã thử
phản ứng. Các bằng chứng cho thấy văcxin 5 trong 1 Quinvaxem gây ra phản ứng ở
trẻ em theo cách tương tự Penicillin. Tuy nhiên chẳng ai thử phản ứng trước khi
tiêm văcxin. Do đó Quinvaxem và các loại văcxin 5 trong 1 mang nhãn hiệu khác
đã gây chết người ở tất cả các nước chúng được sử dụng.
Bác sĩ Jacob Puliyel |
Tại Ấn Độ, 21 trẻ em đã
thiệt mạng kể từ khi chương trình tiêm chủng văcxin 5 trong 1 bắt đầu từ năm
2011. Một số trường hợp tử vong khác có thể không được công bố. Và mới đây, một
đơn kiến nghị ngừng sử dụng văcxin 5 trong 1 đã được Tòa án tối cao Ấn Độ xem
xét. Hiện tượng trẻ em đột tử ngay sau khi được tiêm văcxin 5 trong 1 cũng xảy
ra ở Sri Lanka, Bhutan, Pakistan và Việt Nam. Chúng ta cần phải nhớ loại văcxin
này bị cấm hoặc không được sử dụng ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, châu
Âu, Úc và Nhật.
Hồi tháng 5-2013, sau
khi Bộ Y tế Việt Nam tạm dừng sử dụng văcxin Quinvaxem vì 12 trẻ em thiệt mạng,
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã điều tra và ra kết luận: “Quinvaxem được WHO phê
chuẩn... Chưa từng có hiện tượng phản ứng chết người nào xảy ra sau khi tiêm
chủng loại văcxin này”. Theo tôi, đó là một đánh giá sai lầm và vô cùng thiếu
trách nhiệm.
Dễ nhận thấy là tất cả
các trường hợp trẻ em thiệt mạng sau khi tiêm văcxin Quinvaxem tại các nước đều
có chung kịch bản. Đó là sau khi tiêm Quinvaxem, ở trẻ em xuất hiện các triệu
chứng như sốt cao, khó thở, co giật rồi tử vong. Trong đó, một số nạn nhân nhỏ
tuổi có bệnh bẩm sinh nhưng rất nhiều bé trước khi tiêm chủng có sức khỏe tốt.
Việc WHO không nhận thấy hay cố tình không nhận thấy mối liên hệ giữa loại
văcxin này và các trường hợp trẻ em thiệt mạng ở các nước là điều đáng ngạc
nhiên...
Theo tôi, các nước đang
phát triển như Ấn Độ hay Việt Nam đừng nên kỳ vọng các tổ chức quốc tế như WHO
trở thành nhà trung gian thành thật giữa các nước này và các công ty sản xuất
văcxin vì lợi nhuận. WHO nói rằng tiêm chủng văcxin 5 trong 1 là “chương trình
tốt” nhưng tốt cho ai? Chắc chắn là tốt cho các hãng sản xuất văcxin rồi. Nhưng
còn trẻ em các nước đang phát triển thì sao?
Chúng ta phải đặt câu
hỏi rằng liệu những lợi ích của việc tiêm văcxin 5 trong 1 có lớn hơn những tác
hại của nó? Trong sáu tháng đầu thực hiện chương trình tiêm văcxin 5 trong 1 ở
bang Kerala (Ấn Độ), 40.000 trẻ em được tiêm và có 5 trẻ thiệt mạng. Như vậy,
cứ 8.000-10.000 trẻ em được tiêm thì có một trẻ thiệt mạng. Tính theo tỉ lệ
này, nếu Ấn Độ tiêm chủng văcxin 5 trong 1 cho 25 triệu trẻ sơ sinh mỗi năm thì
số trẻ thiệt mạng sẽ lên đến 3.125 bé.
Trong khi đó, các nghiên
cứu của chính WHO cho thấy tỉ lệ mắc bệnh viêm màng não và viêm phổi ở trẻ em
tại Ấn Độ cùng là 7 trên 100.000 bé. Với tỉ lệ tử vong 10% khi mắc hai bệnh
này, số trẻ chết vì viêm phổi và viêm màng não chỉ là 350 trên tổng số 25 triệu
trẻ. Vậy lợi ích của tiêm văcxin 5 trong 1 có lớn hơn tác hại? Các con số nói
trên đã đưa ra câu trả lời rõ ràng: để cứu 350 bé khỏi bệnh viêm màng não và
viêm phổi, sẽ có 3.125 bé phải chết vì tác động tiêu cực của văcxin 5 trong 1.
Sức khỏe của cộng đồng
quan trọng hơn lợi nhuận của các hãng dược. Và giới truyền thông phải có trách
nhiệm báo động cho cộng đồng. Các bạn hãy đưa thông tin đầy đủ, chính xác về
mọi trường hợp tử vong do văcxin để chính phủ, công chúng, các bậc cha mẹ nắm
được vấn đề và đòi hỏi lời giải thích thỏa đáng từ WHO và các hãng dược. Hãy
đứng về phía trẻ em, những nạn nhân tiềm tàng của văcxin 5 trong 1, để ngăn
chặn những cái chết đau lòng.
Bác sĩ Jacob Puliyel (trưởng khoa nhi Bệnh
viện St. Stephens - New Delhi, Ấn Độ)
HIẾU TRUNG ghi
HIẾU TRUNG ghi
"Theo tôi, các nước đang phát triển như
Việt Nam cần đề cao cảnh giác trước những lời quảng bá của các hãng sản xuất
văcxin và những tư vấn của các tổ chức quốc tế chịu ảnh hưởng của các hãng
dược. Chính phủ các nước này cần phát triển những phương pháp, phương tiện
nghiên cứu riêng dựa trên các cơ chế khoa học đã được kiểm chứng để đánh giá
chất lượng và tác động của văcxin. Bởi nhiệm vụ của ngành y tế, của các bác
sĩ là bảo vệ sinh mạng của trẻ em chứ không phải quảng bá cho các loại văcxin
có chất lượng đáng ngờ"
Bác sĩ Jacob Puliyel
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét