Lời cáo chung cho thuyết Aurousseau về nguồn gốc người Việt
I/ Thuyết “Sở-Việt” của nguồn gốc dân tộc Việt và những đệ tử
Năm 1904, trong cuốn Le Cambodge xuất bản tại Paris, học giả người Pháp E. Aymonier đề xuất giả thuyết: “Tổ tiên những người ngôn ngữ Mon-khmer bắt nguồn từ những sườn núi phía nam Tây Tạng rồi di chuyển về phương nam theo hai hướng, hướng tây nam sinh ra người Munda ở Ấn Độ, hướng đông nam sinh ra các tộc Mon-khmer ở Đông Dương.” (1)
Từ thuyết này, vào đầu những năm 20 thế kỷ trước, L. Aurousseau khai thác thư tịch Trung Hoa, cho rằng: “Người Việt Nam trước ở Trung Hoa rồi mới di cư qua miền Bắc Việt Nam. Nước Sở thuộc giòng Bách Việt, lãnh thổ bao gồm 2 tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam ngày nay, xuất hiện trước thế kỷ thứ XI trước CN. Ðến thế kỷ thứ IX trước CN, một ngành nước Sở di cư về phía Nam, dọc theo sông Dương Tử, định cư ở Chiết giang, thành lập nước Việt (Việt Vương Câu Tiễn) vào thế kỷ thứ VI trước CN. Năm 333 trước CN, nước Sở đánh bại nước Việt, người Việt chạy về phương Nam theo bốn nhóm: Nhóm Ðông Âu hay là Việt Ðông ở miền Ôn Châu (Chiết Giang). Mân Việt ở Phúc Kiến. Nam Việt ở Quảng Ðông, Quảng Tây. Lạc Việt ở phía Nam Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam. Các nhóm kể trên bị Hán hóa, chỉ còn lại nhóm Lạc Việt là tồn tại…”
“Những chúa dẫn các dân Việt di cư xuống miền Nam Quảng Tây và đến tận Bắc kỳ ngày nay về thế kỷ thứ IV và thứ III trước Gia tô là cùng một dòng họ với các vua Việt đến định cư ở Ôn Châu, Phúc Châu và Quảng Ðông vậy.”
”Vậy thời ta có đủ chứng cớ mà nói quyết rằng người An Nam ngày nay là dòng dõi trực tiếp của người nước Việt bị diệt năm 333, và tiên tổ ngàn xưa, về thế kỷ thứ VI trước Gia tô, đã ở miền tỉnh Triết Giang nước Tàu ngày nay, vào khoảng lưu vực con sông cùng tên ấy”(2).
Trong hoàn cảnh thông tin về văn minh Đông Á còn hạn chế lúc đó, một số trí thức nước ta như Phạm Quỳnh đã chớp lấy “phát kiến tân tiến” trên rồi truyền bá trong cộng đồng. Từ đó, thuyết của Aurousseau được coi như tài liệu chính thống về cội nguồn dân tộc Việt. Không chỉ dừng lại ở thế kỷ đã qua, tư tưởng của ông còn được một số tác giả mang sang thế kỷ XXI.
Giáo sư Cao Thế Dung trong bài “Tên nước Việt” được lưu hành trên nhiều website tiếng Việt, nhắc lại ý tưởng của L. Aurousseau với ý tán thành, đồng thời cũng góp phần hiện đại hóa thuyết này bằng cách bổ sung vào đó những tri thức mới của di truyền học hiện đại từ công trình của Y. Chu, Jin Li…
Nguyên Nguyên với loạt bốn bài “Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương”, là học trò trung thành của của L. Aurousseau. Tác giả đào xới cổ thư Tàu và áp dụng kỹ thuật điện tử‘fast forward’ (quay băng video nhanh) để rút ngắn thời đại Hùng Vương đi 2500 năm cho vừa với giả thuyết người thầy Tây của mình.
Người trẻ nhất trong trường phái là Trương Thái Du với các bài viết trên mạng và in thành sách ở Nhà xuất bản Lao Động – 2007: “Tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam” và “Nói thêm về Đàn Nam Giao” (vannghesongcuulong.org 19.12.06), trong đó đưa ra những bằng cứ từ cổ thư Trung Hoa để minh chứng cho truyết “Sở – Việt”
Nót một cách công bằng, người viết cũng chịu ảnh hường của Aurousseau. Có một thời, đó là cách giải thích khả dĩ nhất về gốc gác người Việt. Nhưng rồi, cùng với sự trưởng thành của trí tuệ, với những phát hiện khảo cổ học mới và nhất là từ khi có thông tin từ công trình của nhóm Y. Chu về con đường phương nam của người tiền sử tới Việt Nam, niềm tin của chúng tôi thay đổi.
Từ những bằng chứng khảo cổ học, nhân chủng học vững chắc hiện có, chúng ta có đủ cơ sở để viết lời cáo chung cho thuyết Aurousseau.
II/ Sự cáo chung của thuyết Aurousseau
Thuyết “Sở-Việt” được đưa ra sau khi khảo cổ học phát hiện di chỉ Ngưỡng Thiều mà lúc đó cho là khởi nguyên của văn minh Hán truyền xuống Long Sơn và vùng Đông Nam. Nhưng đầu thập niên 30, Hội nghị Quốc tế về tiền sử Viễn Đông đã thống nhất cho rằng: “Cả Long Sơn, cả Ngưỡng Thiều đều từ văn hóa Hòa Bình sớm đưa lên.”
Tại sao khi khảo cổ học phát hiện dòng chuyển dịch văn hóa ngược với quan niệm cũ thì niềm tin vào thuyết Aurousseau vẫn không thay đổi? Đó là do trong lịch sử có những cuộc di dân về Việt Nam vào thời Chiến Quốc. Lịch sử người Việt có hai giai đoạn: giai đoạn đầu đi lên khai phá đất Trung Hoa và giai đoạn sau từ Trung Hoa về xây dựng Việt Nam. Giai đoạn đầu quá xa xôi, không được ghi chép trong thư tịch Trung Hoa nên đến cuối thế kỷ trước, nhân loại chưa biết tới. Do chỉ biết giai đoạn sau nhưng lại ngộ nhận đấy là toàn bộ lịch sử Việt Nam nên Aurousseau cùng học trò của ông đã sai lầm.
Tại sao khi khảo cổ học phát hiện dòng chuyển dịch văn hóa ngược với quan niệm cũ thì niềm tin vào thuyết Aurousseau vẫn không thay đổi? Đó là do trong lịch sử có những cuộc di dân về Việt Nam vào thời Chiến Quốc. Lịch sử người Việt có hai giai đoạn: giai đoạn đầu đi lên khai phá đất Trung Hoa và giai đoạn sau từ Trung Hoa về xây dựng Việt Nam. Giai đoạn đầu quá xa xôi, không được ghi chép trong thư tịch Trung Hoa nên đến cuối thế kỷ trước, nhân loại chưa biết tới. Do chỉ biết giai đoạn sau nhưng lại ngộ nhận đấy là toàn bộ lịch sử Việt Nam nên Aurousseau cùng học trò của ông đã sai lầm.
Cho tới cuối thế kỷ trước, thuyết “Sở-Việt” vấp phải những mâu thuẫn sau:
1/ Mâu thuẫn thứ nhất: hoàn toàn phủ định truyền thuyết Hùng Vương dựng nước.
Giả thuyết Aurousseau là sự phủ định lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt. Kết quả là lịch sử của chúng ta chỉ còn lại một nửa thời gian. Về mặt tâm linh, đó là đòn chí mạng đánh vào lương tri người Việt. Chưa biết đúng hay sai, giả thuyết như vậy là rất khó chấp nhận. Một lý thuyết đưa ra mà trái ngược tới mức phủ định truyền thuyết gốc của dân tộc là điều phải hết sức đắn đo, thận trọng. Vì vậy, không lấy làm lạ là, dù không ít học giả quảng bá cho thuyết này thì nó cũng không được đại đa số người Việt chấp nhận. Hầu như mọi người đều hướng về lịch sử 4000 năm với Phục Hy, Thần Nông, rồi Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân.
2/Mâu thuẫn thứ hai: Trái ngược với bằng chứng khảo cổ học:
Từ thập niên 70 thế kỷ trước, do việc phát hiện thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam, thế giới đã công nhận Việt Nam là trung tâm văn hóa đồng thau xuất hiện sớm và phát triển nhất khu vực, bắt đầu từ 1850 năm đến thế kỷ II TCN, mà rực rỡ nhất là văn hóa Đông Sơn kéo dài khoảng 800 năm TCN. Thời kỳ này tương đương với sự xuất hiện cùa nước Sở, mà ta biết, hiện vật đồng thau nước Sở vừa muộn hơn, lại ít hơn và nhất là không tinh xảo bằng của Việt Nam. Đấy là bằng chứng cho thấy, Việt Nam là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa phát triển sớm và mạnh hơn nước Sở. Đạt được trình độ phát triển như vậy chứng tỏ rằng trên địa bàn Việt Nam lúc đó có một nhà nước mạnh. Điều này cho thấy không thể có chuyện ngược đời là người Sở-Việt di cư xuống lập nước Văn Lang và thành tổ tiên của người Việt.
Do không hóa giải được hai mâu thuẫn trên nên số ủng hộ viên của thuyết Aurousseau giảm đi.
Tuy vậy, chứng lý bác bỏ thuyết Aurosseau chưa đủ mạnh vì còn thiếu bằng chứng quan trọng nhất là nhân chủng học. Sang thế kỷ XXI, với việc phát hiện con đường thiên di phương nam của người tiền sử tới Việt Nam, khoa học có đủ bằng chứng để bác bỏ thuyết Aurousseau.
3/Mâu thuẫn thứ ba: trái với chứng cứ nhân chủng học.
Điều khá khôi hài là, trong khi khẳng định người Sở – Việt là tổ tiên của người Việt Nam thì những người theo thuyết Aurousseau chẳng hề biết người Sở – Việt là ai, người Văn Lang là ai, người Việt Nam hiện đại là ai?! Ở đây không có chỗ cho những tên gọi nôm na như “tộc Tâu Âu”, “tộc Việt cổ”, “tộc Thái cổ” mà phải là những tên Latinh trong bảng phân loại nhân chủng. Khi chưa minh định được điều đó thì việc cho rằng người này là tổ tiên của người kia chỉ là chuyện ăn ốc nói mò!
Có định luật như sau: Nếu trong quá khứ dân cư vùng A thiên di làm nên tổ tiên của dân cư vùng B tất sẽ để lại những vết tích trong bộ gene (genome) của dân cư vùng B. Như vậy, nếu vào thế kỷ IV TCN, người Sở-Việt di cư xuống tạo thành tổ tiên người Việt Nam hiện đại thì phải có bằng chứng về sự chuyển hóa di truyền của cư dân Việt Nam ở thời điểm trên.
Có định luật như sau: Nếu trong quá khứ dân cư vùng A thiên di làm nên tổ tiên của dân cư vùng B tất sẽ để lại những vết tích trong bộ gene (genome) của dân cư vùng B. Như vậy, nếu vào thế kỷ IV TCN, người Sở-Việt di cư xuống tạo thành tổ tiên người Việt Nam hiện đại thì phải có bằng chứng về sự chuyển hóa di truyền của cư dân Việt Nam ở thời điểm trên.
Không hề có bằng chứng như vậy. Xin đọc:
“Thời đại Đá Mới, dân cư trên lãnh thổ Việt Nam thuộc hai đại chủng Australoid và Mongoloid cùng với các loại hình hỗn chủng giữa chúng cộng cư với nhau, trong đó Indonesien và Melanesien là hai thành phần chủ yếu. Sang thời đại Đồng – Sắt, người Mongoloid đã là thành phần chủ thể trong khối cư dân ở Việt Nam, người Australoid mất dần đi trên đất nước này, hoặc do thiên cư, hoặc do đồng hoá.”(3)
Đấy là kết luận của nhà nhân chủng học hàng đầu Việt Nam Nguyễn Đình Khoa, được trình bày trong cuốn Nhân chủng học Đông Nam Á, xuất bản năm 1983 ở Hà Nội.
Đầu năm 2005, khi phân tích 30 di cốt ở khu mộ cổ Mán Bạc tỉnh Ninh Bình, tiến sĩ M. Oxenham của Đại học Quốc gia Úc một lần nữa xác nhận: “Người Việt từ trước thời đá mới đã có biểu hiện của giống người Úc châu [Nam đảo] hay Đa đảo Melanesian, nhưng người Việt từ đầu thời Đồng thau đã có biểu hiện đặc trưng của giống người Ðông Nam Á. Sự hiện diện của cả hai nhóm sắc tộc này sát cánh nhau trong khu mộ táng cho thấy đã có sự hỗn hoà giữa hai chủng ở mức độ đáng kể, có thể là đánh dấu những nguồn gốc sớm nhất về dân cư Việt hiện thời, vốn đã tương đối ổn định khoảng năm 2000 TCN.”(4)
Hai đoạn dẫn trên cho thấy: chỉ có việc chuyển hóa cùa dân cư Việt Nam từ loại hình Australoid sang Mongoloid, hoàn tất vào khoảng 2000 năm TCN. Không có biến đổi di truyền nào cùa dân cư Việt ở thời điểm thế kỷ IV TCN.
Như vậy là, người Việt hiện đại ra đời từ hơn 2000 năm trước khi người Sở – Việt di cư xuống. Cố nhiên, người Sở – Việt không thể là tổ tiên của những người được sinh ra trước họ. Điều này chứng tỏ rằng, khi di cư xuống Việt Nam, người Sở – Việt có cùng bộ gene di truyền với người bản địa. ‘
Bằng chứng nhân chủng học là chiếc đinh cuối cùng đóng xuống quan tài thuyết Aurousseau về nguồn gốc người Việt Nam.
III/ Giả thuyết: “Người Lạc Việt từ lưu vực Hoàng Hà trở về dựng nước Văn lang”
Dựa trên những phát kiến khoa học mới, nhất là công trình của tập thể nhà di truyền Trung Quốc và Mỹ cộng tác trong Dự án Đa dạng di truyền người Trung Hoa (Chinese Human Genome Diversity Project), chúng tôi xin đưa ra giả thuyết “Người Lạc Việt từ lưu vực Hoàng Hà trở về dựng nước Văn lang” như sau:
Khoảng 40.000 năm trước, người Việt từ Đông Nam Á đi lên khai phá đất Trung Hoa. Cho đến thiên niên kỷ thứ IV CTN, họ đã làm chủ vùng đất mênh mông từ Đông Nam Á tới phía nam sông Hoàng Hà, có nhân số khoảng 2/3 nhân loại và phát triển nền nông nghiệp tiên tiến. Cũng khoảng thời gian này, một số nhóm người Mongoloid từ Đông Nam Á đi lên, định cư ở phía tây bắc Trung Hoa và chuyển dần từ săn bắt hái lượm sang du mục, là tổ tiên của chủng Mongoloid phương Bắc.
Khoảng giữa thiên niên kỷ thứ III TCN, người du mục xâm phạm lãnh thổ của người Việt, cướp của, hãm hiếp, bắt người làm nô lệ, mức độ ngày một tăng. Do vậy đã xuất hiện liên minh các bộ lạc Bách Việt phía bắc sông Dương Tử do Đế Lai chỉ huy với các bộ lạc phía nam Dương Tử do Lạc Long Quân lãnh đạo chống lại quân xâm lăng. Khoảng năm 2600 TCN, người Mông Cổ do họ Hiên Viên dẫn đầu mở chiến dịch lớn tổng tấn công ở Trác Lộc. Liên quân Việt thua trận, Đế Lai hy sinh. Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân Việt lên thuyền theo dòng Hoàng Hà ra biển xuống phía nam, đổ bộ vào vùng Nghệ Tĩnh. (5)
Trong đoàn thuyền nhân trở về Việt Nam, có một số người lai Mông Cổ được sinh ra từ những cuộc xâm lấn trước đó và cả những phụ nữ bị quân Mông Cổ hãm hiếp mang thai. Khi trở về, họ sinh những con lai thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Do sự chiếm đóng mở rộng, cuộc di tản khỏi lưu vực Hoàng Hà còn tiếp tục và bổ sung thêm người Mongoloid phương Nam cho dân cư Việt Nam. Những người mang gene Mongoloid phương Nam này lai với người bản địa thuộc loại hình Australoid, làm chuyển hóa dân cư Việt Nam sang loại hình Đông Nam Á, là tổ tiên của người Việt Nam ngày nay.
Đoàn thuyền nhân từ Hoàng Hà trở về, do cùng chủng tộc, ngôn ngữ và được dắt dẫn bởi Lạc Long Quân, vua của nước Xich Quỷ nên dễ dàng hòa nhập với dân bản địa. Người mới về, do hoạt động trên vùng đất rộng, phải thường xuyên đối mặt với kẻ xâm lấn phương Bắc nên biết cách tổ chức nhà nước và kỹ thuật quân sự, vì vậy được cộng đồng bản địa tôn lảm vua. Nhờ ưu thế lai của chủng Mongoloid phương Nam, nhờ được tổ chức thành nhà nước, người Văn Lang trở nên hùng mạnh, sáng tạo văn hóa đồng thau, đặc biệt là chế tác trống đồng.
Tuy thời gian này người Việt có kỹ nghệ hàng hải cao và làm chủ biển Đông nhưng di tản bằng thuyền không thể đưa ồ ạt nhiều người nên số người mang gene Mongoloid phương Nam có mặt lúc đầu ở Văn Lang không nhiều. Vì vậy quá trình chuyển hóa dân cư Việt khá chậm chạp, phải trong thời gian hơn nửa thiên niên kỷ, cho tới 2000 năm TCN mới ổn định.
Giải thích và chứng minh
Giả thuyết do chúng tôi đề xuất có những ưu điểm sau:
a/ Phù hợp với truyền thuyết Hùng Vương dựng nước: thời gian dựng nước Văn Lang khoảng 2600 năm TCN, Lạc Long Quân theo Hoàng Hà ra biển Đông, xuôi về Nam.
Đồng thời cũng phù hợp với Ngọc phả đền Hùng là có “đoàn người đổ bộ vào Nghệ Tĩnh”
Đồng thời cũng phù hợp với Ngọc phả đền Hùng là có “đoàn người đổ bộ vào Nghệ Tĩnh”
b/ Việc không tìm được sọ Mongoloid thuần chủng ở Việt Nam chứng tỏ là vào thời kỳ này không có người Mongoloid thuần chủng trên đất Việt Nam. Như vậy chỉ còn khả năng duy nhất là có người Mongoloid phương Nam từ lưu vực Hoàng Hà – nơi đầu tiên xuất hiện người Mogoloid phương Nam – di cư bằng thuyền tới Việt Nam và làm biến đổi gene của dân cư Việt.
Giả thuyết của chúng tôi giải thích thỏa đáng điều này: cách nhau vạn dặm núi rừng và một biển người Bách Việt dòng Australoid, khoảng 2600 năm TCN, bên sông Hoàng và bên sông Hồng, chủng người Mongoloid phương Nam gần như đồng thời xuất hiện. Nguyên nhân tại đâu? Chỉ có khả năng duy nhất là những người lai Mông Cổ trong đoàn thuyền nhân từ sông Hoàng Hà đi về Việt Nam.
c/ Giả thuyết của chúng tôi cho phép chứng minh ngược lại thuyết của Aurousseau.
Có thể có khả năng sau:
Lạc Long Quân làm vua nước Xích Quỷ từ phía Nam Dương Tử tới tận miền Trung Việt Nam. “Nước” ở đây là một liên minh bộ lạc lỏng lẻo do tộc Lạc Việt (Indonesien) có số dân đông và nói ngôn ngữ Mon-khmer đứng đầu. Khi lên thuyền chạy theo Hoàng Hà ra biển, Lạc Long Quân vì lý do nào đó, không trở về đô của mình ở Ngũ Lĩnh mà dông thuyền xuống tới vùng Nghệ Tĩnh rồi đi lên lập đô mới ở Bạch Hạc, từ đây dựng nước Văn Lang. Như vậy, có thể hiểu đây là một lần dời đô và đổi quốc hiệu: đô mới là Bạch Hạc còn quốc hiệu là Văn Lang thay cho Xích Quỷ. Cùng một thời kỳ lịch sử, cương vực Văn Lang trùng khớp với địa bàn nước Xích Quỷ ủng hộ cho giả thuyết này.
Từ xa xưa vẫn có dòng người từ Việt Nam đi lên phương bắc. Tới thời điểm này trong dòng di dân có thêm những người lai. Người lai đã truyền bá gene Mogoloid phương Nam ra khắp nước Văn Lang rộng lớn, làm chuyển hóa di truyền của người Việt ở phía nam Dương Tử. Đến khoảng 2000 năm TCN, đại bộ phận dân số Văn Lang đã được Mogoloid hóa. Các nước Sở, Ngô, Việt… là những mảnh vỡ của nước Xích Quỷ – Văn Lang nên dân cư đều thuộc chủng Mongoloid phương Nam.
Việc người nước Việt của Câu Tiễn trở về Việt Nam vào năm 333 TCN là lá rụng về cội, cháu con trở lại đất xưa của tổ tiên.
IV/ Kết luận
Có thể, khi phát biểu giả thuyết của mình, L. Aurousseau là một trí tuệ mẫn tiệp của thời đại ông. Thuyết của ông được ủng hộ bằng cuộc di cư của số đông người từ Nam Trung Hoa tới Việt Nam vào thời Chiến Quốc. Chính vì thế ông chiếm được lòng tin của nhiều học giả người Việt thông thuộc cổ thư Trung Hoa.
Tuy nhiên thực tế lịch sử cho thấy, đấy là lầm lẫn lớn. Từ những bằng chứng khảo cổ và nhất là di truyền học, khoa học hiện đại chứng minh được rằng, người tiền sử xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam rồi đi lên mở mang đất nước Trung Hoa. Sau đó, do người Mông Cổ xâm lấn, đã trở về lại Việt Nam cùng các quốc gia Đông Nam Á khác. Khảo cổ và di truyền học cũng xác nhận, vào thời điểm 2000 năm TCN, chủng Mongoloid phương Nam là chủ thể dân cư Việt Nam và là tổ tiên của người Việt hiện đại. Những bằng chứng vững chắc trên đã bác bỏ thuyết Aurousseau.
Một câu hỏi tất phải nảy sinh: vì sao, trước sự thực khoa học như vậy mà vẫn còn người tin theo thuyết “Sở-Việt”?
Có thể, đó là hậu quả của thói ù lỳ trí thức nơi những người chỉ duy nhất tin vào những gì quen thuộc, do kiến văn hạn hẹp nên không còn lựa chọn nào khác.
Đấy còn là sự thất bại về phương pháp luận của những người leo cây tìm cá. Các tác giả này tận tín vào sách của thày Tàu mà không biết tới nghịch lý: người Trung Hoa hiện nay cũng chẳng biết tổ tiên gốc gác của họ là ai trong khi lại ảo tưởng rằng cổ thư Tàu là nguồn duy nhất chỉ dạy mình biết gốc gác tổ tiên người Việt! Phải chăng đó cũng là vấn nạn của dân tộc Việt?!
1. E.Aymonier. Le Combodge. Paris.Tom 3. Dẫn theo Nhân chủng học Đông Nam Á.
2. Léonard Aurousseau, “Khảo về cỗi rễ dân An Nam”. Bản dịch của Hồng Nhân Phạm Quỳnh. Nam Phong tạp chí số 84, tháng 6-1924, tr.480. Dẫn theo Cao Thế Dung. Tên nước Việt.
3. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB Đại học và THCH. HN,1983
4. Lê Anh Vũ- Tin BBC hay tin Oxenham-talawas 3.3.05
5. Hà Văn Thùy. Tìm lại cội nguốn tổ tiên, cội nguồn văn hóa
2. Léonard Aurousseau, “Khảo về cỗi rễ dân An Nam”. Bản dịch của Hồng Nhân Phạm Quỳnh. Nam Phong tạp chí số 84, tháng 6-1924, tr.480. Dẫn theo Cao Thế Dung. Tên nước Việt.
3. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB Đại học và THCH. HN,1983
4. Lê Anh Vũ- Tin BBC hay tin Oxenham-talawas 3.3.05
5. Hà Văn Thùy. Tìm lại cội nguốn tổ tiên, cội nguồn văn hóa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét