U cơ trơn Âm đạo ( Vaginal Leiomyoma)
Thông báo một
trường hợp
Bs. Võ Ngọc Thạch
Tóm tắt:
Chúng tôi
giới thiệu trường hợp U cơ trơn Âm đạo
trên một bệnh nhân nữ, 45 t,
được
điều trị tại BVĐK Vĩnh Đức tỉnh Quảng Nam vào 3/ 2012. Chẩn đoán xác
định
dựa vào kết quả Giải phẫu bệnh. Đây là một bệnh lý hiếm gặp, chúng tôi
muốn
giới thiêu để quý đồng nghiệp tham khảo.
I/ Giới thiệu:
- U cơ trơn (
Leiomyoma), thường gặp ở Tử cung, một số nơi khác như: Ruột non,
Phổi, Trung
thất, khoang sau Phúc mạc, đường Tiết niệu, thậm chí ở cả trên ngón
tay … U
ở Âm đạo là vô cùng hiếm[2,3,4,5,6]
- U cơ trơn Âm
đạo, được Denys de Leyden mô tả lần đầu tiên vào năm 1733,
đến nay
khoãng 300 trường hợp, đã được ghi nhận trên Y văn thế giới.[2,5,6].
Bennett và
Ehrlich chỉ phát hiện được 1 cas trong 15.000 cases mổ tử thi, tai BV
Johns
Hopkins [.6.]
-
Ở Việt Nam, vào năm 2008, tại Huế, Nguyễn Khoa Hùng và
cs, đã gặp một trường hợp U cơ trơn vùng cổ Bàng quang gây bí đái trên một Bệnh
nhân nữ[1]
Với U cơ trơn ở Âm đạo chưa thấy
báo cáo nào.
-
Tại BVĐK Vĩnh Đức, vào 3/2012, chúng tôi đã gặp và điều
trị một trường hợp
bệnh lý này. Nay, xin thông báo để quí đồng
nghiệp tham khảo.
II/ Bệnh án:
1, Hành chánh:
Bệnh nhân: Phạm
Thị Th…, Nữ, 45t
Địa chỉ: Bình
Triều, Thăng Bình, Quảng Nam
Nghề nghiệp: làm
nông
Vào viện:
5/3/2012, SNV: 1824/503516
Phẫu thuật:
9/3/2012
Ra viện:
14/3/2012
2, Lý do nhập viện:
Có khối u vùng
âm đạo gây vướng
3, Tiền sử:
Sản- phụ khoa:
Không có gì đặc biệt ( Đã sinh một con gái 20 t, sinh thường đủ
tháng)
4, Bệnh sử:
Bệnh nhân khai:
Phát hiện có khối u ở Âm đaọ đã một năm nay, nhưng mấy tháng
gần đây u lớn nhanh, gây vướng rất khó
chịu, nên xin nhập viện điều trị.
5, Hiện tại:
Bệnh nhân : tỉnh
táo, Huyết động: ổn định
Hội chứng nhiễm
trùng: không có
Hội chứng đường
tiểu dưới: không có
Khám Âm đạo: cổ
tử cung mềm mại, thành trước Âm đạo ngay dưới lỗ sáo #2cm
có một khối u-
tròn, chắc, trơn láng, ấn đau ít, không dễ chảy máu, kt # 4×6 cm,
choáng hết nửa
ngoài thành trước âm đạo và lỗ âm đạo. Thành Âm đạo trước, sau
không thấy
cứng, không có máu dính gant
Hình khối u |
Hạch bẹn 2 bên
không lớn, không đau.
Các cơ quan, bộ
phận khác không thấy bất thường.
6, Cận lâm sàng:
Xét nghiệm:
Huyết học, Sinh hóa máu, Nước tiểu…đều trong giới hạn bình thường
X-quang:
Tim-phổi, KUB: không thấy bất thường
Siêu âm: Bụng
tổng quát, Sản-phụ khoa: không thấy gì đặc biệt
Siêu âm trên khối u: chỉ thấy echo dày đồng nhất
Nội soi Bàng
quang: bình thường
Ctscan: chưa
làm
MRI: chưa làm
GPB: (chọc hút
sinh thiết) Nhiều sợi xơ, không thấy tế bào ác tính
7, Chẩn đoán:
U thành trước
Âm đạo chưa rõ bản chất
8, Điều trị:
Lên lịch mổ
chương trình
Vô cảm: Tê tủy
sống
Cắt bỏ u và lấy
mẫu xn GPB
Bệnh nhân ra
viện sau 5 ngày hậu phẫu và không tai biến, biến chứng gì.
Kết quả xn GPB:
u cơ trơn lành tính
Khối u đã được cắt bỏ |
III/ Nhận xét-Bàn
luận:
Chúng tôi nhận
xét và bàn luận một vài vấn đề sau:
1, Nguyên nhân:
Cho tới nay
vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của bệnh lý này. Đa số tác giả [2,3,4,5]
cho rằng có
sự di trú từ Tử cung xuống(?). Một số khác cho là do tồn tại mô mạch
máu và tế
bào cơ trơn trong thời kỳ phát triển bào thai[5,6]
Chúng tôi,
đưa ra một giả thuyết rằng: có khi nào u phát sinh do kích thích điểm
G (G spot)
quá mức chăng?. Điểm G, nằm ở thành trước và cách lỗ âm đao từ 2,5
đến 5 cm.
Đây là điểm khi được kích thich sẽ gây cực khoái (orgasm) ở phụ nữ.
Bệnh nhân
của chúng tôi là một phụ nữ không có chồng, chuyện sinh hoạt tình duc
là việc vô
cùng tế nhị, nên, rất tiếc, chúng tôi không khai thác được gì, vì không
có sự đồng
thuận.
Cơ sở của
giả thuyết:
- Hầu hết u ở thành trước âm đạo, nơi hiện
diện điểm G
- U gặp ở phụ nữ còn trong độ tuổi hoạt động
tình dục, sau mãn kinh có găp
nhưng hiếm[4]
-
Bệnh thường gặp ở phụ nữ da trắng [2,4], họ có quan
niệm tình dục “cởi mở” hơn
so với phụ nữ da màu, riêng Châu Á
thì người Nhật hay gặp hơn.
2, Biểu hiện lâm
sàng:
Tùy vào độ
lớn của khối u mà nó gây cảm giác khó chịu và cản trở hoạt động tình
dục ở mỗi mức
độ khác nhau. Những triệu chứng khác có thể gặp như: đái khó,
chảy máu, chảy
dịch, nhiễm trùng,v.v.
U hầu hết nằm
ở thành trước âm đạo, năm 2002, Simada, có báo cáo một trường
hợp u nằm ở
thành sau.[3,5] . U cũng gặp trên phụ nữ đang mang thai[6] và ở người
sau mãn
kinh.[4]
Kích thước u
thay đổi từ 0,5cm đến 15cm [2,4]
3, Chẩn đoán:
- Cho tới nay
nhuộm hóa-mô-miễn dịch ( Immunohistochemical) là tiêu chuẩn vàng
trong
chẩn đoán [5,6]. Rất tiếc, chúng tôi không gởi mẫu tới các trung tâm lớn để
làm xét
nghiệm này, mà chỉ làm xét nghiệm Gpb thông thường.
- MRI có giá
trị chẩn đoán cao [1,2,3,4,5], nhưng đây là một xét nghiệm khá tốn
kém!
4, Chẩn đoán
phân biệt:
Cần phân
biệt với u cơ trơn cận niệu đạo ( paraurethral leiomyoma), tuy nhiên
trong một
số trường hợp không phải dễ. Bởi vậy, 1984, Buttner đề nghị dùng từ U
cơ trơn Âm
đạo cận Niệu đạo( Paraurethral- vaginal Leiomyoma)[3]. Thực ra sự
phân biệt
này chỉ có giá trị về mặt giải phẫu học và giải phẫu bệnh lý; trong điều
trị không
có ý nghĩa gì nhiều.
5, Điều trị:
Phẫu thuật
cắt bỏ luôn được khuyến cáo.
Vì U lệ
thuộc vào Hormone buồng trứng, nên, một số tác giả dùng Gonadotropine-
releasing
Hormone (GnRH) agonist để điều trị[1,2,5], tuy nhiên kết quả còn hạn
chế.
6, Tái phát và
chuyển ác tính:
Theo Y văn, U
có thể tái phát nhưng rất hiếm, việc U chuyển sang ác tính cũng vậy.
IV/ Kết luận:
Đây là một bệnh lý vô
cùng hiếm gặp, việc điều trị phẫu thuật không khó, nhưng về mặt chẩn đoán cần
có những xét nghiệm cao cấp như nhuộm hóa-mô-miễn dịch, chụp MRI…khá tốn kém
nhưng bù lại sẽ có những hình ảnh chẩn đoán thuyết phục hơn. Chúng tôi xin được
giới thiệu đến quí đồng nghiệp để tham khảo và xử lý tốt hơn cho những trường
hợp tương tự có thể gặp trong tương lai.
Tài liệu tham khảo:
5/3/2012, SNV:
1824/503516
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét