30/6/15

Đêm nay, thế giới dài thêm một giây

Thời gian trên toàn thế giới hôm nay sẽ được điều chỉnh dài thêm một giây để bù đắp những sai số là hệ quả của việc tốc độ quay của Trái Đất bị thay đổi.
83931178-83931177-5484-1435663011.jpg
Một giây nhuận sẽ giúp đồng hồ trên toàn thế giới chạy khớp với tốc độ quay của Trái Đất nhưng cũng gây ra vấn đề về đồng bộ hóa dữ liệu máy tính. Ảnh minh họa: BBC
Vào lúc 23h59 GMT hôm nay, các đồng hồ nguyên tử trên thế giới sẽ được thêm một giây. Điều này có nghĩa phút cuối cùng của tháng 6 sẽ có tổng cộng 61 giây, theo BBC. Việc điều chỉnh này nhằm mục đích đồng bộ thời gian trên các đồng hồ nguyên tử với vòng quay của Trái Đất.

29/6/15

Hà Nội …chửi!
                                                                                  Bùi Bảo Trúc
Võ Phiến ở một bài viết trong cuốn Tùy Bút I có khẳng định rằng người Việt Nam hay chửi tục và hay nói tục. Cuốn sách ấy xuất hiện từ trước năm 1975. Vẫn theo Võ Phiến, một linh mục người Pháp cũng trình một luận án ở đại học Sorbonne về chuyện chửi bới của người Việt. Và như vậy, chuyện chửi thề tục tĩu là chuyện đã có từ lâu rồi, chẳng phải đến bây giờ người Việt mới chửi thề, văng tục. Phải nói như thế kẻo sẽ có người nói rằng người viết lại sắp sửa qui kết rằng chỉ có những người Cộng sản mới ăn nói như thế chứ còn “Ngụy” thì bao giờ cũng tốt, cũng đẹp… không chửi thề bao giờ.

28/6/15

Bên ngoài trời còn có trời
                                                                            Gs Tuong Lai
Đây là mượn ý câu của Lý Giác, sứ Tàu đời nhà Tống, “thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu” tạm dịch là ngoài trời còn có trời, đừng có coi thường. Viên sứ Tàu sống ở thế kỷ thứ X này xem ra hiểu biết hơn, có viễn kiến hơn ngài ngoại trưởng họ Vương thế kỷ XXI (không hiểu có phải hậu duệ của Tổng binh Vương Thông thế kỷ XV đời nhà Minh bị nghĩa quân Lê Lợi đánh cho tơi tả để Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo: “ra đến biển chưa thôi trống ngực, về đến Tàu còn toát mồ hôi”) dám tuyên bố liều mạng và xấc xược rằng: việc xây đắp các đảo nhân tạo, trong đó có Gạc Ma vừa cướp của Việt Nam, là xây trên sân nhà chúng nó.

24/6/15

GS. Trần Văn Khê
Giáo sư Trần Văn Khê, cây đại thụ của nền âm nhạc dân tộc Việt Nam vừa qua đời ở tuổi 94 (1921-2015). Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động âm nhạc ở nước ngoài, đem tiếng nhạc Việt Nam giới thiệu khắp năm châu bốn biển, ông trở về quê hương, tiếp tục cống hiến cho nền nghệ thuật nước nhà những năm cuối đời. TBKTSG Online xin giới thiệu đến bạn đọc một trích đoạn trong hồi ký của ông.

Giáo sư Trần Văn Khê qua đời

Rạng sáng 24/6, người nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu của làng nhạc dân tộc Việt Nam qua đời tuổi ở 94 sau gần một tháng chữa trị tại bệnh viện.


Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê qua đời vào khoảng 2h55 phút sáng 24/6 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP HCM. Trước đó, ông trở bệnh nặng vào ngày 27/5 vì suy tim, viêm phổi nặng, thận hư. Ông bị suy hô hấp khiến không thể tự thở và tim bị rối loạn nhịp chậm. Giáo sư được các bác sĩ đặt nội khí quản cho thở máy và tiến hành đặt máy tạo nhịp tim từ khoảng một tháng nay.

19/6/15

  Vài dòng về cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (1915-1995)       
                                                                                       Phạm Ký
                                                               Những năm đầu của thập niên 1930 văn hóa Âu Châu – nhất là của Pháp – ồ ạt xâm nhập Việt Nam. Các nhà văn hóa, văn nghệ Việt Nam cũng bắt đầu chuyển hướng. Về lãnh vực văn chương có nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Về mỹ thuật có trường Cao Đẳng Mỹ Thuật mở năm 1926. Về âm nhạc thì các nhạc sĩ VN thời đó một phần chịu ảnh hưởng của âm nhạc Pháp nhưng mặt khác họ cố tìm một đường hường mới để không bị nhạc Tây „nuốt“. Dòng âm nhạc mới này được gọi là TÂN NHẠC, NHẠC CẢI CÁCH, sau này còn được gọi là NHẠC TIỀN CHIẾN.
Quyền của người dân được tôn trọng tới đâu?
                                           Văn Quan
Trong tuần này, nghị trường của Quốc Hội VN đang nổi lên những cuộc tranh luận gay gắt về một số vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Có hai vấn đề đáng chú ý nhất là “quyền im lặng” của một can phạm khi bị cơ quan điều tra tạm giữ. Vấn đề thứ hai là “nên hay không nên bãi bỏ án tử hình cho tội tham nhũng.” Cả hai chuyện này thật ra không mới, nhưng được các ông bà đại biểu dân mang ra thảo luận bởi có thể nó đang làm nhân dân mất lòng tin, cần phải sửa ngay những điều luật bất hợp lý, không thể trì hoãn được nữa. Càng trì hoãn, càng kéo dài chẳng khác nào chứa thêm sức nóng trong cái nồi “súp de,” có ngày nó sẽ nổ tung là… đi đời nhà ma hết.

9/6/15

Ủy viên TƯ Đảng bàn về sự bóc lột và thâu tóm quyền lực

Nếu không ngăn được “nhóm lợi ích”, Đảng chân chính sẽ không còn và Nhà nước sẽ biến chất, dân tộc sẽ bị bóc lột, bị tước đoạt quyền lực và tài sản của cải, xã hội sẽ không có dân chủ và tự do, không có bình đẳng.
LTS: Dưới đây là bài viết của TS. Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đăng trên Tạp chí Cộng sản. Tuần Việt Nam đăng tải lại và giới thiệu đến bạn đọc.

Nửa nghìn tỷ sắm xe công và con 'quan' chê vinh quang

 Bất cứ ở thời đại nào, thời cuộc nào, dù chiến tranh hay xây dựng đất nước, sự ứng xử công bằng với mọi số phận công dân không chỉ hạn chế lãng phí nguồn nhân lực, mà còn chính là một thước đo văn minh, nhân bản của XH đó.
Nước Việt có nổi những thước đo đó không, để góp phần xóa đi những bất công còn đang hiện hữu?

7/6/15

Sự tích chiếc xe trâu
Nguyễn Quang Lập
Trích cuốn Chuyện đời vớ vẩn do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành
Những năm tám mươi mình ở quê, mỗi lần ra Hà Nội mình thường trọ hai nơi, một là nhà Phạm Xuân Nguyên, hai là nhà Phùng Quán. Chỉ hai nơi đó là mình cảm thấy hoàn toàn tự do như ở nhà mình. Nhà thằng Nguyên bằng cái lỗ mũi, chưa đầy chục mét vuông. Vợ chồng nó còn trẻ, có mình chúng nó như bị cấm đoán chuyện vợ chồng, rất khổ nhưng chúng nó vẫn vui vẻ. Mình cũng ái ngại lắm. Thường trước khi ngủ mình nốc rượu thật say, một là để ngủ cho ngon, khỏi phải tưởng tượng lung tung, hai là ngầm thông báo cho chúng nó là mình say rồi, “chết” rồi, muốn làm gì thì làm, hi hi.

6/6/15

BS HỒ HẢI: DỊCH BỆNH MERS

BS HỒ HẢI: DỊCH BỆNH MERS: Dịch bệnh Mers là gì? Dịch bệnh MERS, hay Hội chứng hô hấp Trung Đông (Middle East respiratory syndrome: MERS) là một bệnh hô hấp do Coro...

5/6/15

Việt Nam là chìa khóa giải quyết tranh chấp Biển Đông

 
  

Ở thời điểm hiện tại, không nghi ngờ gì về việc châu Á Thái Bình Dương sẽ trở thành tâm điểm của thế giới ít nhất là trong nhiều năm sắp tới. Đây là khu vực tiềm tàng nhiều xung đột ở quy mô lớn hơn gấp nhiều lần so với khu vực nóng nhất thế giới trong 15 năm qua là Trung Đông. Bài viết trên trang Diplomat, trích dịch:

4/6/15

Xin lỗi, tôi không phải tiến sĩ!

Lâu lắm nữa, xã hội ta mới sống đúng theo những gì mình có. Khi đó sẽ có nhiều người ngẩng cao đầu cùng câu nói: Xin lỗi, tôi không phải là tiến sĩ!

Mất gì cũng được, không thể mất mặt
Trong truyện ngắn “cụ Chánh Bá mất giầy” của Nguyễn Công Hoan, có một chi tiết khá thú vị, đó là khi xong chầu tổ tôm, cụ Chánh thấy bỡ ngỡ đôi chút khi phát hiện ra đôi giày mà mình đang xỏ nó quá mới so với đôi mà cụ vẫn đi, nhưng cụ vẫn thản nhiên xỏ tiếp và ra về trước cái thở phào nhẹ nhõm của chủ nhà.

2/6/15

10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam và 9 quốc gia khác đang hy vọng sẽ hoàn thành ký kết TPP trong năm 2015. Theo Ezlaw, TPP sẽ là một sự kiện lớn nhất xảy ra với Việt Nam trong 20 năm nay (kể từ thời điểm Việt Nam và Mỹ bình tr quan hệ hóa vào năm 1995). Bạn có biết TPP là gì ? TPP là một hiệp định mang tính bước ngoặt, sẽ làm thay đổi tecuộc chơi trong nền thương mại Việt Nam và Quốc tế. Bạn vẫn muốn biết rõ hơn về TPP ? Sau đây là những điều căn bản nhất mà bạn cần biết về hiệp định này