26/9/16

Mya Lê Thái - nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt tại đại học California Irvine - vừa phát minh ra phương pháp nâng tuổi thọ pin lithium lên đến 200.000 lần sạc.

22/9/16

Chủ dự án "lên trời gọi mưa": Công trình của tôi rất thực tiễn


Ông Phan Đình Phương, người trình dự án "lên trời gọi mưa" với vốn ứng 5.000 tỷ đồng, gây sốc cho dư luận khẳng định tính thực tiễn khi đưa vào thực hiện.

20/9/16

Sự kém quan trọng của trống đồng trong sử Việt

15SEP
Sự kém quan trọng của trống đồng trong lsử Việt
By Le Minh Khai
Người dịch: Hoa Quốc Văn
Trong nửa thứ hai của thế kỉ XX, trống đồng đã trở thành một biểu tượng về “thời cổ nước Việt”.

16/9/16


Thiện và Ác
Nếu không phân biệt thiện-ác, thì làm sao mà hành thiện? Nhưng nếu phân biệt thiện-ác, thì còn vướng mắc vào cái nhìn thiển cận, méo mó, sai lạc của nhị biên, còn chưa thấy được cái Không của sự vật…
Tôi có một người huynh đệ băn khoăn bởi một vấn đề.
Đó là một đằng theo lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng: “Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục,...?” tức là không còn so sánh, phê phán, nhị biên, để hòa mình, thâm nhập với chân như. Đằng khác lại phải còn biết phải quấy để hành thiện, cải thiện, tức là còn nhị biên.

12/9/16

Hán văn là một bộ phận cấu thành của tiếng Việt

Hà Sĩ Phu
Đang lúc cần chống âm mưu Hán hóa của giặc bành trướng Đại Hán mà nói chuyện dạy chữ Hán cho học sinh phổ thông thì thật không phải lúc, vì tính “nhạy cảm” của thời sự. Tuy nhiên, xin hãy tạm chế ngự xúc cảm nhất thời (tuy rất đáng quý) để bàn một việc về lâu về dài, đáng lẽ phải đặt ra từ rất lâu rồi.

8/9/16

Cần khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường

26/06/2010 02:28 GMT+7
TTCT - LTS: Cần có chủ trương đối với chữ Hán là một trong các kiến nghị được Hội thảo khoa học toàn quốc “Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay” đưa ra cuối tuần qua. Chúng tôi giới thiệu bài viết của PGS.TS Đoàn Lê Giang cho TTCT về kiến nghị này.
Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếng Việt đang bị dùng sai một cách khủng khiếp. Chỉ có mấy từ dùng sai mà sửa mãi vẫn không hết: yếu điểm được dùng như điểm yếu, cứu cánh được dùng như cứu giúp, thậm chí có nhà văn nọ còn dùng từ khiếm nhã như là trang nhã...

Học chữ Hán – Sao lại không?

Standard
 
 
 
 
 
 
Rate This

chunomChu Mộng Long – Không chỉ chữ Hán, mà theo tôi, những ngôn ngữ của những nền văn hóa lớn đều rất cần phải học nếu có điều kiện: như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hindi…
Nhưng vì sao PGS. Đoàn Lê Giang đặt vấn đề phải đưa chữ Hán vào trong chương trình phổ thông? Và vì sao ý kiến này bị phản đối đông hơn là được ủng hộ?
Do bài viết của PGS. Đoàn Lê Giang không nói rõ, chữ Hán như là tiếng Việt được sử dụng cả mấy ngàn năm, trước khi chúng ta sử dụng chữ Latin thay thế, chứ không phải là một ngoại ngữ (tiếng Trung) như có người hiểu nhầm.
Chữ Hán hiện nay không chỉ tồn tại như một công cụ để giao tiếp hàng ngày (giúp người ta dùng đúng một số lượng khổng lồ từ và ngữ Hán – Việt) mà còn là công cụ để hiểu biết toàn bộ di sản văn hóa của cha ông. Nói cách khác, nó cũng là công cụ giao tiếp, nhưng là giao tiếp lớn hơn nhu cầu thực dụng: giao tiếp giữa xưa và nay, giữa con cháu với cha ông.

Có phải học chữ Hán là thành “Hán nô”?

Standard
 
 
 
 
 
 
3 Votes

Bảng chữ cái trong hệ kí tự Phoenicia
Bảng chữ cái trong hệ kí tự Phoenicia
Chu Mộng Long – Bài trước tôi nói không chấp những người mang thói quen hàm hồ quy chụp “Hán nô” khi tấn công những ai nói về việc học chữ Hán, nhưng xem ra, thành phần này không ít, nên phải có trao đổi đàng hoàng.
Chung quy cũng bởi tại mặc cảm ngàn năm Bắc thuộc, cho nên người Việt không tránh khỏi sự đề kháng một cách vô thức! Biết vậy, PGS Giang Đoàn Lê cũng không nên phiền lòng về những quy chụp kiểu này!
Trước hết, cần giải định kiến chữ Hán là sở hữu của người Trung Quốc đã. Thực chất, chữ Hán là một cách nói theo thói quen, còn có cách gọi khác là chữ Nho, một kiểu chữ tượng hình từng được sử dụng chung cho cả một khu vực rộng lớn gồm Trung Quốc, Hàn, Nhật, Việt Nam trước khi các quốc gia này có biên giới lãnh thổ rõ ràng. Điều này cũng giống như bảng chữ cái Phoenicia là nền tảng cho nhiều bảng chữ cái khác được dùng chung ở châu Âu và Trung Đông, bao gồm cả bảng chữ cái Latin. Cũng như thế, bảng chữ cái Kirin là hệ thống kí tự làm cơ sở cho bảng chữ cái được sử dụng trong các ngôn ngữ khác nhau, trong đó có các bộ phận của Đông Nam Âu và Bắc lục địa Âu Á, đặc biệt trong các nhóm người gốc Slav…

7/9/16

Lá gan người Việt 'khổ' nhất thế giới

Tỷ lệ ung thư gan ở Việt Nam đứng đầu thế giới do cơ quan này thường xuyên bị tấn công bởi rượu bia, thuốc lá, tiếp nhận thực phẩm bẩn và thói quen sử dụng thuốc bừa bãi của người bệnh.



Theo Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, các bệnh lý gan đang không ngừng gia tăng tại Việt Nam. Tính riêng ung thư gan, mỗi năm, trên thế giới có thêm 500.000 ca mắc mới và trên 750.000 người tử vong. Trong khi đó, tại Việt Nam, ước tính trung bình mỗi năm ghi nhận hơn 10.000 ca mắc mới và khoảng 22.000 ca tử vong, chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới. 

1/9/16

Donald J Trump: Những Điều Cần Biết
Vĩnh Tường

Hôm nay, xin nói về Donald J Trump: Đường Vào Bạch Cung 
 Trump! Trump! Trump!... Đài TV nào, tờ báo nào, ngày nào người ta cũng nghe, cũng thấy tên của ông Trump, Trump và Trump. Tên ông nổi như cồn, như nước lụt tràn bờ mang đi khắp hang cùng ngõ hẻm nơi đất bằng hay thung lủng, như gió thổi bay trên cả đồi cao. Hầu như không có chỗ nào thiếu tên ông. Trump một ứng viên tổng thống có lối ăn nói và vận động lạ lùng chưa từng thấy trong lịch sử bầu cử ở Hoa Kỳ. Ông là ai?