18/3/15

    Alexandre Féron - Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng (Sartre, Merleau-Ponty và Trần Đức Thảo)

  • Alexandre Féron
    Nguyễn Trung Kiên dịch và giới thiệu
    Nguyễn trung Kiên "Tự thưởng" cho sinh nhật tuổi 35 bằng việc ngồi rị mọ biên tập bản dịch của một cộng tác viên để kịp đưa vào sách "Triết gia Trần Đức Thảo: Di cảo, Khảo luận, Kỷ niệm".

    Đây là bài viết xuất sắc nhất về "cuộc đời và sự nghiệp" của triết gia Trần Đức Thảo cho đến nay. Kính mong các Bác bớt chút thời gian "thưởng lãm". Bản dịch công bố ở đây là bản đầy đủ. Bản sẽ được dùng trong sách là bản sẽ được "biên tập lại".
    Trong quá trình đọc, nếu có thuật ngữ nào khó hiểu, các bạn có thể Comment hoặc Inbox cho tôi để chúng ta cùng trao đổi trên tinh thần "cùng nhau đi dạo dưới rặng ô-liu để ban tặng cho nhau lòng yêu mến sự thông thái".
    Cuốn sách "Triết gia Trần Đức Thảo: Di cảo, Khảo luận, Kỷ niệm" đang được gấp rút hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để phát hành trước dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5, hẹn gặp lại các Bác ạ. :3
    Trân trọng.

    Triết gia Trần Đức Thảo
    Chúng ta ít có dịp được nghe nói về Trần Đức Thảo (1917–1993) – triết gia người Việt Nam. Một số người có thể đã nghe thấy cái tên này một cách mơ hồ: những người quan tâm đến hiện tượng luận có thể biết đến sự trình bày tuyệt vời về tác phẩm của Husserl, mà ông nêu ra trong phần đầu của tác phẩm Phénoménologie et Matérialisme Dialectique[Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng] (1951); những người quan tâm đến cuộc chiến tranh Đông Dương có thể đã gặp cái tên này trong số những người đấu tranh cho nền độc lập của Việt Nam; cuối cùng là với những người mà cái tên này có thể gợi lên hình ảnh của một triết gia đã từ chối sự nghiệp học thuật đầy hứa hẹn tại Pháp để trở về miền Bắc Việt Nam vào năm 1952 và tham giavào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Tóm lại, Trần Đức Thảo đối với đại đa số công chúng vẫn là một ẩn số lớn.
    Điều này không phải là không có lý do. Ông là giao điểm của quá nhiều quan điểm khác biệt và đối nghịch nhau, nên người ta có thể muốn “khám phá lại” về ông hay “phục hồi danh dự” cho ông. Nếu ông rất đậm chất mác–xít đối với các nhà hiện tượng luận, thì ngược lại, ông lại quá đậm chất hiện tượng luận đối với những người mác–xít. Cũng vậy, chủ nghĩa Marx của ông không bao giờ có đủ tính chính thống đối với những người theo tư tưởng của Stalin; nhưng nó lại quá chính thống và quá gần với tư tưởng của Stalin đối với những người không theo tư tưởng của Stalin. Đối với các triết gia giảng dạy đại học, ông có quá nhiều phẩm chất của người hoạt động chính trị, với các nhà hoạt động chính trị, ông lại có quá nhiều phẩm chất của nhà triết học.
    Nhưng đó lại là điều khiến ông trở nên thú vị. Ông là nơi hội tụ của phần lớn những mâu thuẫn vốn chi phối toàn bộ thế kỷ XX: chủ nghĩa thực dân, vị trí của giới trí thức tại các nước tư bản và xã hội chủ nghĩa, các cuộc tranh luận về chủ nghĩa Marx và mối quan hệ của nó với các trường phái tư tưởng khác, các cuộc đấu tranh giành độc lập, rồi Chiến tranh Lạnh, tương lai của chủ nghĩa Marx trong các nước tự tuyên bố theo “chủ nghĩa cộng sản”, chủ nghĩa cộng sản châu Á, v.v... Cuộc đời của ông có lẽ là một nỗ lực để đương đầu và cố gắng vượt qua những mâu thuẫn vốn là của ông nhưng cũng là của thế kỷXX. Nhưng cuộc đời của ông còn chứa đựng một chiều cạnh bi thảm, bởi ông không ngừng đương đầu với nó, và cuối cùng ông chỉ có thể buồn bã thừa nhận sự thất bại của cuộc đời mình: thất bại về chính trị và về triết học.
    Mục đích của bài viết này là trình bày “cuộc đời và sự nghiệp” của Trần Đức Thảo; cụ thể hơn là nhằm kết nối sự dấn thân chính trị của ông trong suốt thế kỷ XX với tư tưởng triết học của ông. Chúng tôi muốn chỉ ra cách thức mà qua đó các công trình của ông là sản phẩm của cuộc đời ông, với tư cách nó được tham gia vào trong một thế giới đặc thù, nơi ông phải đối mặt với những mâu thuẫn.
    Từ người thiếu niên của xứ thuộc địa đến ý định tổng hợp giữa chủ nghĩa Marx và hiện tượng luận (1917–1947)
    Chặng đường đầu tiên (3) của Trần Đức Thảo được thể hiện trước hết như một dẫn chứng sống động để biện minh cho “sự nghiệp tích cực” của chủ nghĩa thực dân Pháp. Người con trai của một viên chức nhỏ này, sinh ngày 26 tháng 9 năm 1917, đã trở thành một học sinh xuất sắc tại trường phổ thông trung học Pháp Albert Sarraut ở Hà Nội. Sau khi đoạt giải Nhì về triết học trong kỳ thi học sinh giỏi giữa các trường trung học, ông nhận bằng tú tài Pháp năm 1935. Đây chính là cơ hội để ông có được học bổng năm 1936 từ Chính phủ toàn quyền Đông Dương để đến Pháp và chuẩn bị cho cuộc thi vào Trường Đại học Sư phạm phố d’Ulm. Sau khi đã học qua các trường Trung học Louis–le–Grand và Henry IV, vàonăm 1939, ông bắt đầu theo học tại Trường Đại học Sư phạm phố d’Ulm(ENS). (4) Năm 1940, chiến tranh tràn vào Paris khiến ông phải di cư xuống Clermont–Ferrand, nơi ông đã gặp Jean Cavaillès, và nhờ Cavaillès mà ông đã phát hiện ra công trình của Edmund Husserl –người sáng lập hiện tượng luận. Ông đã viết một khóa luận xuất sắc về “Phương pháp hiện tượng luận của Husserl” (5)và được xếp hạng thủ khoa trong kỳ thi thạc sĩ triết học năm 1943. Ngay sau đó, ông bắt đầu soạn luận án tiến sĩ triết học về Husserl, trở thành một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), và nghiên cứu tại Thư khố Husserl (Archives–Husserl) của Trường Đại học Louvain (Bỉ). Một sự nghiệp giảng dạy đại học và nghiên cứu triết học rạng rỡ đang chờ đợi ông.
    Nhưng trong bảng vinh danh này người ta chỉ có thể dự cảm về những nỗi đau. Trước tiên, chúng ta phải nhớ rằng việc tiếp cận nền giáo dục Pháp của những người Việt Nam vào thời điểm đó vẫn còn là một ngoại lệ. Và ở tất cả các giai đoạn củacuộc hành trình này, người ta luôn nhắc nhở Thảo về vị trí của công dân xứ thuộc địa của ông. Khi ông được nhận vào cuộc thi thứ hai của Trường Đại học Sư phạm phố d’Ulm (ENS), là với tư cách người dân của “xứ bảo hộ thuộc Pháp”, như người ta đã nói về điều đó, và với sự xếp hạng “số bis” (6) (điều đó hàm ý rằng ở đó cũng có một vị trí thứ hai “thực sự”). Khi ông trở thành người Việt đầu tiên nhận bằng thạc sĩ triết học, ông có quyền nhận sự đánh giá là “không thứ hạng” (non classé) – điều này loại trừ bất kỳ ứng viên nào cho một vị trí trong nền giáo dục Pháp. Tất cả những kinh nghiệm này đều góp phần tạo ra những con “quái vật” (theo cách diễn đạt của ông) đã hình thành “nhóm tinh hoa trí thức” nảy sinh từ các xứ thuộc địa. Thật vậy, những cá nhân bị giằng xé giữa một lòng trung thành kép: một mặt là lòng trung thành với nước Pháp vì họ thuộc về nền giáo dục và nền văn hóa Pháp, (7) và mặt khác, là lòng trung thành với dân tộc là nguồn gốc của họ. (8)
    Sự siết chặt trở lại của tình hình thuộc địa trong những năm 1930 sau những gì được gọi là “sự bùng nổ năm 1930,” đòi hỏi một sự lựa chọn. Hoặc là nước Pháp (9), hoặc là cuộcđấu tranh cho một nước Việt Nam độc lập. Có khả năng là trong những năm chiến tranh, Trần Đức Thảoquyết định lựa chọn cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Nhưng trong những năm 1930, sự chống lại nước Pháp có hai hình thức: hoặc là theo chủ nghĩa dân tộc hay là theo chủ nghĩa cộng sản. Trần Đức Thảo chọn rất nhanh chóng “chủ nghĩa cộng sản, vốn mang lại cho sự khai thác thuộc địa cái ý nghĩa chính xác của nó, tách tình cảm quốc gia ra khỏi mọi dấu vết của sự bài ngoại”. (10)
    Ở thời kỳ đầu của hoạt động chính trị của mình (11)Trần Đức Thảo gần gũi với nhóm Trotskyist GBL (Đảng Bolshevik–Leniniste của Đông Dương). (12) Ông tham gia vào hoạt động của họ với tư cách là lãnh đạo của các ONS (“nhữngngười lao động phổ thông”) người Việt Nam, được tuyển dụng vào năm 1939 và gửi đến mẫu quốc Pháp để giúp các nỗ lực chiến tranh, và sau đó bị người Pháp bỏ mặc trong các doanh trại, sau sự thất bại của nước Pháp trong chiến tranh. Ông là một trong những nhân vật quan trọng trong nỗ lực nhằm tổ chức các phong trào Việt Nam tại Pháp. Vào tháng 12 năm 1944, tại Hội nghị của những người Đông Dương, ở Avignon, ông trở thành một thành viên của “Tổng hội Đông Dương” (40 thành viên) và Ủy ban Trung ương (15 thành viên), mà trong đó ông còn là Tổng thư ký. Ông tích cực tham gia vào việc soạn thảo các chương trìnhvà tuyên bố. Tại một cuộc họp báo vào tháng 9 năm 1945, khi Hồ Chí Minh vừa tuyên bố nền độc lập của Việt Nam, người ta hỏi ông rằng đội quân viễn chinh Pháp sẽ được đón tiếp ra sao, ông trả lời: “Bằng tiếng súng”. Vì đã bị theo dõi chặt chẽ bởi các cơ quan tình báo, nên ngay sau tuyên bố này, ông đã bị bắt vào ngày 21 tháng 9 và cầm tù ở nhà lao de Santé cho đến tháng 12. Khi được trả tự do, ông vẫn tiếp tục các hoạt động chính trị của mình và đặc biệt bị nghi ngờ là đã tổ chức cuộc đình công của các công nhân cảng tại Marseille từ chối bốcxếp các trang thiết bị chiến tranh sang Đông Dương.
    Các quan điểm triết học của ông vào thời điểm này là gì? Sau khi Paris được giải phóng vào năm 1945, có hai lựa chọn triết học chính cho những người muốn kết nối sự cam kếtchính trị và suy tư triết học: một mặt là chủ nghĩa Marx “chính thống” (cộngsản hay Tờ–rốt–kít) và mặt khác là chủ nghĩa hiện sinh đang cố gắng xích lại gần hơn với chủnghĩa Marx. Quan điểm thứ hai được tìm thấy theo cách thể hiện ở một trong những ngườithầy đầu tiên của Trần Đức Thảo: Maurice Merleau–Ponty. (13)Trần Đức Thảo kể lại rằng, trong chiến tranh, khi Merleau–Ponty là “thạc sĩtrợ giảng” tại Đại học Sư phạm phố d’Ulm, ông đọc cho họ nghe những đoạn trích từ luận án của mình và “thường nóitất cả sẽ kết thúc bằng một sự tổng hợp Husserl, Hegel và Marx“. (14)
    Do vậy, định hướng triết học đầu tiên của Trần Đức Thảo có thể được định nghĩa như là một nỗlực tổng hợp giữa chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa hiện sinh (15), khá điển hình cho những gì đã được gọi là “chủ nghĩa Marx phương Tây”. (16)Điều này ám chỉ một cử chỉ kép ở Trần Đức Thảo. Trước tiên, nó liên quanđến việc thực hiện một sự “xét lại triệt để“ (17) đối với chủ nghĩa Marx. Chủ nghĩaMarx trong chính bản thân nó có lẽ là quá “cơ giới”, nên không chú ý đúng mức vàocác cấu trúc thượng tầng (bị coi là thuần túy ảo tưởng) và thiếu một nền tảngnhận thức luận vững chắc. Nhưng tất cả những khiếm khuyết này sẽ được giảiquyết bằng sự đóng góp của phương pháp hiện tượng luận – cái mà trái lại, nhờvào chủ nghĩa Marx, sẽ được tổng hợp trong những phân tích thực tiễncủa nó, các giai cấp xã hội, lịch sử và quan điểm cách mạng. Tuy nhiên, và chính ở đó mà định hướngtriết học thứ hai dựa vào, sự xét lại này thựcsự là một sự “trở lại vớicảm hứng ban đầu” của Marx – cảm hứng ban đầu chắc chắn phải được hiểu như làmột sự “trở lại với Marx” chống lại truyền thống mác–xít luôn viện dẫn về điều đó. Nhưng cũng có thể như một sự trởlại với cảm hứng ban đầu của chính Marx: với một Marx già là nhà khoa học về Tưbản, khác biệt với với một Marx trẻ theo trường phái Hégel, mà qua đó các phân tích củaông không chỉ tương hợp với một diễngiải hiện tượng học, mà còn đề ra cả một chân trời mới cho các nghiên cứu hiện tượng luận.
    Định hướng triết học này có thể được nhận thấy trong các bài viết đầu tiêncủa Trần Đức Thảo công bố vào năm 1946: Marxisme et Phénoménologie [Chủ nghĩa Marx và hiện tượngluận](18)(trong Revue internationale), và Sur l’Indochine[Về Đông Dương] (trong Les tempsmodernes). Cả hai bài báo này phải được đọc đồng thời, vì bài đầu tiên làmsáng tỏ khung khái niệm và luận đề triết học được sử dụng trong bài thứ hai. Ông đã phát triển ở đó cái mà người tacó thể gọi là “lý thuyết về cơ sở hạ tầng của sự tồn tại” của ông. Ý tưởng nàycho rằng, trong chủ nghĩa Marx, luôn thiếu một sự hòa giải giữa cơ sở hạ tầng kinh tếvà các cấu trúc thượng tầng khác nhau. Tuy nhiên, Trần Đức Thảo cho rằng việc khámphá ra sự hòa giải này trong cái mà Husserl gọi là “kinh nghiệm tiền ý thức”(19), có nghĩa là, kinh nghiệm củachúng ta về thế giới như nó vẫn chưa hoàn toàn có ý thức và được thể hiện trongngôn ngữ. Tất cả những ý nghĩa công khai hay “các cấu trúc thượng tầng” (ở cấpđộ ý thức, trong ngôn ngữ, và vì thế trong nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tôngiáo, v.v…) đều được nảy sinh và đem lại cho chúng ta những diễn giải(ý nghĩa) của chúng từ “kinh nghiệm tiền ý thức” này. Những phân tích này liênquan đến cái mà Marx nói về nghệ thuật Hy Lạp ở cuối Lời nóiđầu (năm 1857):
    “Nghệ thuật Hy Lạp tiền giả định huyền thoại Hy Lạp, có nghĩa là tự nhiênvà chính các thái xã hội như thể chúng đã được hình thành một cách vô thức theo cách của nghệthuật bởi trí tưởng tượng bình dân”. (20)
    Nghệ thuật HyLạp (là một sự diễn giải thuộckiến trúc thượng tầng) đem lại cho những người Hy Lạp sự diễn giải của nó từ “kinhnghiệm tiền ý thức” của họ về thế giới, đó là “trí tưởng tượng bình dân”, phần lớn là tiềm ẩn hay mang tính vô thức, và là cái có được một hình thức đầu tiên trong huyền thoại.
    Nhưng Trần ĐứcThảo cũng rất chú ý cụ thể hóa cái “kinh nghiệm tiền ý thức” này, nó phải đượchiểu như một quá trình thực tiễn chưa có ý thức: chính hành động của chúng tatrong thế giới là nền tảng của tất cả các biểu trưng có ý thức của chúng ta. Vìvậy, chính vì sự khác nhau của các quá trình thực tiễn của chúng ta tùy thuộcvào các hình thái xã hội vàphương thức sản xuất mà ở đó chúng được thực hiện, nên các biểu trưng của chúngta có thể được xem như là có liên hệ với những cấu trúc này. (21)Để hiểu các cấu trúc kinh tế của một xã hội có thể được phản ánh theo mộtcách nhất định trong các biểu trưng như thế nào, thì điều cần thiết là phải đưa vào giữa hai yếu tố này một sự hòa giải: quátrình thực tiễn của các cá nhân, “cơ sở hạ tầng của sự tồn tại”. Như vậy, chúng ta thấy sự“xét lại” này có nghĩa là sự trở lại với một Marx trẻ, vì Trần Đức Thảo nhấn mạnh một mặt, khái niệm quá trìnhthực tiễn và mặt khác là sự sai lệch của ý thức và của các biểu trưng, xuấtphát từ hoạt động hiện thực của các cá nhân.
    Vì vậy, chínhcái khuôn khổ lý thuyết “hiện sinh” mà Thảo sửdụng khi ở trong nhà tù của mình, ông đã viết bài tạp chí đầu tiên về tình hìnhở Đông Dương. (22)Bài viết này, sauđó được công bố trong Les Temps modernes vàotháng 2 năm 1946, và được viết lại khi chiến tranh Đông Dương chưa thực sự bắtđầu: nếu các vụ đụng độ giữa những người Pháp mới đến và những người Việt ngàycàng tăng thì tình hình là không thể đảo ngược, và người ta nên bắt đầu một quátrình “đàm phán”. Phân tích của Trần Đức Thảo tìm cách chỉ ra lý do tại saongười Pháp và người Việt Nam không thể cùng đi đến một thỏa thuận nào đó. Những người Pháp và những người Việt sống ở các “thế giới” khác nhau bởivì họ có các kinh nghiệm tiền ý thức khácnhau: “Có một cộng đồng ban đầu, nơi mà chúng ta thuộc về nó bởi sự sinh ra và sựgiáo dục ban đầu, mà chúng ta không thể từ bỏ, bởi vì thông qua nó, mỗi chúngta có thể nhận biết sâu hơn về những gốc rễ của sự tồn tại“. (23)Vì thế mà từ đó chúng đem lại những ý nghĩa khác nhau cho cùng một tìnhhuống, cùng một tuyên bố và cùng một ngôn từ.
    “Phe đối lập là cấp tiến, được hình thành dựatrên phương thức tồn tại, trên hai cách sống và cách hiểu thế giới. Đây khôngphải là việc thảo luận về một sự kiện cụ thể nào. Bản thân sự tranh luận sẽ làvô nghĩa, vì mọi sự kiện đều được hiểu, được nhìn nhận theo cách khác nhau. Cáclý lẽ ủng hộ độc lập được những người An Nam đưa ra, khi đi vào thế giớiquan của người Pháp, thì ngay lập tức mang một ý nghĩa như thể chúng loại trừ chính sự độc lập này. Đây là một sự hiểu lầm căn bản, vì không có bất cứ lời giảithích naò có thể làm cho nó tiêu tan, vì tất cả các ngôn từ đều được hiểu theohướng ngược lại với hướng trong đó chúng được thốt ra. [...] Đối thoại là mộtsự nhầm lẫn vĩnh viễn, một sự hiểu lầm toàn diện và vô phương cứu chữa. Sự đốilập có trước diễn ngôn, trước cả các nguồn lực của sự sống, nơi xác định, ngaytrong hiện tại, cái ý nghĩa có thể của các ngôn từ“. (24)
    Tuy nhiên, khôngnên hiểu lầm những gì mà Trần Đức Thảo muốn nói. Sự bất khả đốithoại không phải là sự bất khả về luật pháp. Nó được liên kết với một tình huống thực tế: kinh nghiệm khácnhau về thế giới của dân thuộc địa và kẻ thực dân, có nghĩa là cấu trúc thuộcđịa. Ở Trần Đức Thảo, đó không phải là một sự từ chối chủ nghĩa phổ quát. Tráilại, đó là điều mà ông gọi là “những ước nguyện của mình“, vì người ta “vượt lêntrên những chân trời đặc thù, và đặt mình vào một quan điểm của loài người”. (25)Vả chăng chính quan điểm này được tìm thấy trong một giai thoại liên quanđến Louis Althusser:
    “Ở trường[Ecole Normale] Tôi biết Trần Đức Thảo [...]. Thảo đã giảng cho chúng tôi các bàigiảng riêng, ông nói với chúng tôi: ‘Tất cả các bạn đều mang tính siêu nghiệm như nhau, và tất cả các bạn đều bình đẳng với tư cách là những cái tôi‘.” (26)
    Vì vậy, vào năm1946, những mâu thuẫn mà Trần Đức Thảo, vớitư cách thành viên “tinh hoa trí thức” của người dânthuộc địa, dường như đã tìm thấy một sự cânbằng nhất định. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của ông được trải nghiệm nhưmột sự trung thành với nguồn gốc cũng như với giáo dục của ông (nghĩa phổ quátcủa Pháp). Tương tự như vậy, sự xác định quan điểm triết học của ông là cố gắngtổng hợp các quan niệm triết học nảy sinh từ sự đào tạo của mình (hiện tượngluận, chủ nghĩa hiện sinh) và những quan niệm do phong trào cách mạng quốc tế đặt ra (chủ nghĩa Marx). Tuy nhiên,sự tiến triển của tình hình chính trị có lẽ đã nhanh chóng phá vỡ sự cân bằng mongmanh này và đòi hỏi Thảo một lựa chọntriệt để hơn.
    Vượt qua những mâu thuẫn của mình: Việt Minh và “chủ nghĩa duy vật biệnchứng” (1947–1951)
    Bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Thảo đã diễn ra vàothời kỳ 1946–1947, khi ông tham gia vào các hoạt động của Việt Minh. Các cuộc gặp gỡ với Hồ Chí Minh tại Hội nghị Fontainebleau(tháng 7 năm 1946) và chiến lược liên minh rộng rãi với các phong trào quốc giadường như đã được quyết định. Việc giữ khoảng cách với các phong tràoTrotskyist đã hình thành trong tháng 6 năm 1947, khi ông công bố một bài phê phán bài báo của Claude Lefort (27)trong Les Temps Modernes: Sur l’interprétation trotzkyste des événements d’Indochine [Về sự diễn giảimang tính trotskyist đối với các sự kiện ở Đông Dương]. (28) Nhưng ở Trần Đức Thảo, sự thay đổi trong lập trường chính trị và quan điểm triết học luôn đượcgắn kết chặt chẽ với nhau. Chính trong thời gian này, ông cũng giữ khoảng cách với chủ nghĩa hiện sinh (29)và tham gia vào chương trình triết học theo chủ nghĩa cộng sản dưới ngọn cờ“duy vật biện chứng“. Như vậy, ông có thể giải thích sự vận động kép này như một nỗ lực để tương xứng vớibản thân ông khi cố gắng loại bỏ những mâu thuẫn nảy sinh từ sự đào tạo củaông. Nỗ lực loại bỏ này có hai hình thức kế tiếp nhau. Trước hết một nỗ lực (trênđất) “Pháp” (1947–1951), tương ứng với các tham gia chính trị và triết học theochủ nghĩa cộng sản. Sau đó, một nỗ lực (trên đất) ”Việt Nam” trong năm 1951, khi ông quyết định trở về Việt Nam để tham giavào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc – sự trở về mà ông thể hiện một cách rõràng như một phương tiện để giải quyết những mâu thuẫn của riêng ông. (30)
    Một sự kiện quan trọng để hiểuđịnh hướng triết học mới của ông là sự thay thế thuật ngữ “chủ nghĩa Marx” bằng thuật ngữ ”chủ nghĩa duyvật biện chứng”. Thuật ngữ này, không có trong các tác phẩm của Marx, chỉ xuấthiện từ những năm 1930 vào thời điểm của quá trình Stalin hóa nền triết học Xô–viết. (31)Nó cho phép vứt bỏ những quan niệm mang tính cơ giới và phi biện chứng của chủnghĩa Marx do Quốc tế thứ hai đề xuất. Nhưng nó chủ yếu chỉ là khẩu hiệu củachương trình nghiên cứu khoa học do Liên Xô khởi xướng và nhằm trả lời cho “cuộckhủng hoảng của lý tính” khi tập hợp tất cả cáckiến thức dưới biểungữ của “chủ nghĩa duy vật biện chứng”. (32)Việc sử dụng thuật ngữ này của Trần Đức Thảo cho thấy rõ sự tham gia triếthọc của ông vào chương trình nghiên cứu này – ngay cả khi ông từ chối sự đóngkhung mà tính chính thống theo quan điểm của Stalin muốn áp đặt với ông.
    Năm 1948, TrầnĐức Thảo xác định một dự án triết học mới mà ông sẽ tiếp tục cho đến hết cuộcđời mình: để đạt được một sự diễn giải mang tính mác–xít về con người; hay, thậm chí còn xây dựng một môn tâm lý học hay nhânhọc mác–xít. Sự diễn giải về con người phải dựa trên một đòi hỏi kép, có vẻ mâuthuẫn. Trước hết là một đòi hỏi “bản thể luận”: nó phải được thực hiện trongmột khuôn khổ duy vật – và do đó phá hủy bất kỳ hình thức nào của thuyết nhịnguyên. Sau đó, là cái mà người ta có thể gọi là một đòi hỏi mang tính “hiện tượng luận”: phải dành quyền cho tính khu biệt của ýthức con người. Một mặt, đó là việc chỉ ra cách thức con người là sản phẩm của mộtquá trình tự nhiên như thế nào, vàtheo hướng này, vấn đề là phảithực hiện một quá trình tự nhiên hóa của con người, và để cho thấy con ngườiđang ở đâu trong tính liên tục với phần còn lại của sự sống. Nhưng mặt khác, vấn đề không phải là để bỏ qua sự khác biệt cụ thểcủa con người, tức là đặc trưng mà ở đó sự tiến hóa không phải là một sự tiếpnối thuần túy, mà là sự sản xuất ra các cấu trúc mới, theo cái đôi khi được gọilà một “lôgic xuất hiện“. Tóm lại, tiến hóa không phải là tuyến tính và cơ học,mà biện chứng.
    Dưới đây làcách ông tóm tắt một “dự án” mà ông đã “pháttriển từ năm 1948”: “Hiểu biết sâusắc về nguồn gốc và sự phát triển của ý thức từ sản xuất vật chất”. (33)Và chính là theo hướng này mà thuật ngữ “chủ nghĩa duy vật biện chứng” hoàntoàn phù hợp với chương trình nghiên cứu mới mà ông thực hiện này.
    Các công thức đầu tiên của dự án này được thực hiện trong một bài báo xuấtbản năm 1948 trong Les Temps Modernes, “La Phénoménologie del’Esprit dans son contenuréel“ [Hiện tượng luận về tinh thần trongnội dung thực sự của nó] (34). Đây là một bài bình luận về công trình của Alexandre Kojève, Introduction à la lecture de Hegel [Nhập môn về sự diễn giải của Hegel], ghi lại những bài giảng nổi tiếng của Kojève giữa những năm 1933 và năm1939.
    Các bài giảng nàycó một vai trò đặc biệt quan trọng cho các thế hệ theo chủ nghĩa hiện sinh sau chiến tranh(35)(Sartre, Merleau–Ponty,Simone de Beauvoir). Yrong chừng mức nhất định, Kojève, một mặt, xác lập một cáchdiễn giải nhất định mang tính hiện sinh chủ nghĩa và nhân loại học của Hegel màông “mác–xít hóa” (nhất là khi nhấn mạnh thời điểm của cuộc đấutranh sinh tử giữa chủ nô và nô lệ), nhưng mặt khác, mở ra một cách diễn giải “Hegelhóa” của Marx qua các tác phẩm thời trẻ của Marx. Trần Đức Thảo tin rằng thông qua sựphê phán cách diễn giải hiện sinh chủ nghĩa của Hegel ở Kojève mà ông đoạn tuyệtvề lý thuyết với chủ nghĩa hiện sinh và khẳng định dự án triết học của riêng mình.(36)
    Điểm chính của sựphê phán của Thảo là nhằm vào “thuyết nhị nguyên” của Kojève, vốn phân biệt giữa sự chi phốicủa con người và sự chi phối của tự nhiên, để khẳng dịnh rằng chỉ có phép biệnchứng ở con người, có nghĩa là mối quan hệ của con người với thế giới và với nhữngngười khác. Như vậy, Kojève từ chối mọi khả năng của một “phép biện chứng của tựnhiên”. Với Trần Đức Thảo thì ngược lại, tất nhiên là nếu phải thừa nhận rằng mặcdù có một sự khác biệt giữa ý thứcvà vật chất, nhưng không nên nâng nó lên như là một sự khác biệt mangtính bản thể luận giữa hai dạng thứctồn tại. Phải xem ý thức như một cấu trúc mới được tạo ra từ phép biện chứng củatự nhiên; và do đó vượt qua nhị nguyên luận phi biện chứng bằng “nhất nguyên luậnduy vật”.
    Đây là một thay đổiđáng kể trong lập trường triết học của Thảo. Khi cố gắng tổng hợp hiện tượng luận và chủ nghĩa Marx, sự tổng hợp này liên quan chủ yếu đến những gì mà ông có thể gọi là một vấnđề nền tảng. Có lẽ phải tìm kiếm cáinền tảng của mối quan hệ giữa các cơ sở hạ tầng và cấu trúc thượng tầng. Giờđây, cái phải tìm kiếm, đó là một nguồn gốc.Chúng ta phải xác định lại cái nguồn gốc đích thực vốn dẫn dắt từ một tínhvật chất vô ý thức đến một tính vậtchất có ý thức.
    Chính cái nguồn gốcnày được ông trình bày trong phần thứ hai của tác phẩm Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng của ông.(37)Trong phần nàymang tên “Phép biện chứng của sự vận độnghiện thực” trong khoảng một trăm trang, ông vẽ lại toàn bộ quá trình của sựtiến hóa, từ các sinh vật đơn bào đến sự hình thành của chủ nghĩa cộng sản. Ngườita có thể nói rằng một trong những mục tiêu của những phát triển này là sự làmsáng tỏ hai khẳng định của Marx được tìm thấy trong Hệ tư tưởng Đức.
    Trước tiên, đó là việc tìm hiểu nguồn gốc đích thực của “tiền giả định đầu tiên về toàn bộ lịch sử nhân loại” hay thậm chí “cơ sở tự nhiên” của toàn bộ lịch sử nhân loại, có nghĩa là “sự tồn tại củanhững con người đang sống [...] đặc trưng cơ thể của các cánhân này và những quan hệ mà nó tạo ra cho họ với phần còn lại của tự nhiên [...], chính cấu tạo thể chất của con người“. (38)Như vậy, Trần Đức Thảo chỉ racách mà trong quá trình tiến hóa, mối quan hệ với yếu tố bên ngoài, vốn đặctrưng cho sinh vật sống không ngừng vượt qua những giới hạn của riêng nó để đạttới, trong trường hợp của con người, “ý thức về đối tượng“và khả năng chế tác ra công cụlao động của riêng nó. Cómột phép biện chứng của sự tiến hóa theo nghĩa là các sinh vật bậc cao tích hợpcác cấu trúc đặc trưng cho các sinh vật đơn giản hơn, nhưng đem lại cho chúng mộtý nghĩa mới (vì vậy đây thực sự là một sự vượt lên biện chứng của các cấu trúc bậcthấp).
    Sau đó là sự tìm hiểu về mối quan hệ giữa ý thức và tồn tại. Tức là xác địnhvề các phương diện vật chất, sinh học, cái mà Marx chỉ khẳng định trong Hệ tư tưởng Đức: “Đó không phải là ý thứcquyết định cuộc sống, mà cuộc sống quyết định ý thức”. (39)Như thế, Trần Đức Thảo cố gắng chỉra, từ cấp độ của con người đang sống, hoặc những gì ông gọi là “tâm thần cảm giác–vận động”, cấu trúc của các cơ thể khác nhau (“cơ sở hạ tầng” sinh học) quyết địnhhành vi của chúng (“những thực tiễn” của chúng, cái mà chúng có thể làm được),và do đó cái cách mà “thế giới“ xuấthiện với họ như thế nào (“ cấu trúc thượng tầng “): ”ý thức“ (40) của động vật chỉ là một bước chuyển mang tính trừu tượng của một loại hành vi hiện thực. Đó là điều mà TrầnĐức Thảo chỉ ra vì sự trừu tượng hóanày là sản phẩm của một ức chế hoặcsự kiềm chế nào đó của hành vi: mỗiloại cơ thể chỉ có “ý thức” về các loại hành vi mà nó có thể kiềm chế. Tuynhiên, điều này có nghĩa rằng có một sự khác biệt giữa những gì một sinh vật cóthể làm và những gì mà nó có “ý thức”, giữa “hành động thực tế” và “cảm giác đượctrải nghiệm”: hành động luôn vượt quá biểu trưng của nó. Do đó, Trần Đức Thảo xác lập ở cấp độ của con người đang sống, cả đặctrưng thứ hai của ý thức trong quan hệ với tồn tại (cuộc sống), và sự sai lệchcủa ý thức so với hành động – hai nguyên tắc thuộc nền tảng của phương pháp duyvật của Marx trong Hệ tư tưởng Đức.
    Cuối cùng, khi đitới cấp độ của ý thức con người, Trần Đức Thảo có thể xác định hai vấn đề. Trướchết, về sự sai lệch giữa cấu trúc của hành vi và biểu trưng, ông chỉ ra rằng,từ một quan điểm khách quan, bản chất của hoạt động của con người là để trở thành hoạt động sản xuất, lao động tạo ra giá trị sửdụng. Tuy nhiên, một giá trị sửdụng trong bản thân nó là giá trị sử dụng cho tất cả; vì thế hoạt động sản xuấtngay lập tức là hoạt động xã hội. Nhưng con người vẫn chưa có ý thức về bìnhdiện xã hội này trong lao động của mình và tái hiện lao động như thể nó có liênhệ đến một hình thức sở hữu. Sở hữu là sự phủ định cái bình diện xã hội của mọilao động, dưới hình thức loại trừ và tước đoạt. Vì thế, theo Trần Đức Thảo,chủ nghĩa cộng sản coi thời điểm con người trở nên có ý thức về hoạtđộng của mình như là một hoạt động phổ quát.
    Điều thứ hai mà Trần Đức Thảo đề cập đến, ở cấp độ của ý thức con người làcách trong đó sự trừu tượng hóa phù hợp với bất kỳ hình thức “ý thức” nào trở thành chủnghĩa duytâm, tức là biểu trưng về sựkhác biệt và về sự độc lập giữa ý thức và vật chất. Ý thức con người được đặc trưngbởi sự “lãngquên gốc rễ của nó” có tính vật chất trong hoạt động thựctiễn: sự ức chế vốn có ở mọi “ý thức” khi đó trở thành “từ chối – phủ định”.(41)Con người có một biểutrưng sai lệch về bản thân mình giống như về một ý thức thuần túy khác biệt với vật chất.
    Vì thế, giữa năm1947 và 1951, các quan điểm chính trị và triết học của Trần Đức Thảo đều bị đảolộn. Chúng tôi đã cố gắng để thấy ở đó một nỗ lực để vượt qua những mâu thuẫn củacác quan điểm trước đây của ông. Nhưng ngay sau đó Trần Đức Thảo lại phải đối mặtvới một mâu thuẫn lớn hơn: những mâu thuẫn giữa tình hình trí tuệ của mình ởPháp và sự hỗ trợ cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Đây là những gìông gợi ra khi nói về việc viết Hiện tượngluận và chủ nghĩa duy vật biện chứng:
    ”Những quanđiểm có tính nguyên tắc, đươc khẳng định rõ ràng, đủ để tôi quyết định trở về ViệtNam. Cần phải làm cho cuộc sống phù hợp với triết học, thực hiện một hành độngthực tế để đáp ứng những kết luận lý thuyết của cuốn sách của tôi“. (42)
    Vì thế, vào năm1951, Thảo quyết định từ bỏ môi trường tríthức Pháp, trong đó ông đã sống mười lăm năm, để trở về Việt Nam.
    Quay lại Việt Nam: không thể tổng hợp (1952–1985)
    Cách mạng Việt Nam như một “con đường của các giải pháp” (43) (1952–1958)
    Người ta có thểtưởng tượng ra lòng nhiệt thành đã dẫn dắt sự trở lại Việt Nam này của TrầnĐức Thảo. Nhưng thật khó để biết cái cáchmà Thảo đã sống những năm đầu tiên khi ông trở lại Việt Nam như thế nào, ông tựđặt mình ngay lập tức dưới dấu chỉ của sự hiểu lầm. Có ba khoảnh khắc quantrọng trước năm 1958. (44)
    Khi Trần ĐứcThảo đến chiến khu Việt Bắc (45)vào năm 1952, là lúc chiến tranh ở Đông Dương đang diễn ra. Ông ngay lập tức được giao các công việc khác nhau phục vụ cho cuộc đấutranh này. Trước tiên, ông được giao viếtcác báo cáo (về kinh doanh và hệ thống giáo dục) trước khi được gửi tới Tổng Bí thư Trường Chinh để đảm nhận việc dịch các tác phẩm của các nhà lãnh đạo.Ông được một số nhân chứng mô tả là “ngây thơ và nhiệt tình” (Tô Hoài): vứt bỏquần áo phương Tây và nhiệt tình tới mức từ chối nằm ngủ trong màn (chuyện này dẫn đến việc ông bị sốt rét). Tất cả điều này chứng tỏ mong muốn thay đổi mối quan hệ củaông với thế giới, từ chối sự đào tạo phương Tây của ông để “(lại) trở thành”con người mà ông đã từng là như thể ông đã không được giáo dục bởi chế độ thuộcđịa.
    Nhưng vào năm 1953 đã xảy ra “chấn thương đầu tiên”(46): ông được giao nhiệm vụ tham gia đội cải huấn tư tưởng trongCải cách ruộng đất. Thật vậy, cuộccải cách này xảy ra tại ViệtNam vào thời điểm mà chủ nghĩa Mao, kể từ chiến thắng của Cách mạng Trung Quốctrong tháng 10 năm 1949 có tầm quan trọng đáng kể. Khẩu hiệu về một liên hiệp quốcgia thống nhất rộng rãi chống Pháp đã đươc trải nghiệm. Mục tiêu đã nêu của TrườngChinh (lãnh đạo theo đường lối Mao–ít) là “để tạo sự phân chia và gây ra một cú sốc tình cảm tậpthể”. Chúng tôi không có nhân chứng cho những gì ông đã làm được,khi đã xem xét kỹ về thời gian này, nếu đúng là như vậy thì ông, theo Philippe Papin, “ở vào địađiểm và thời điểm tồi tệ nhất”.
    Cuối cùng, sự kết thúc của cuộc chiến tranh ở Đông Dương vào năm 1954 dườngnhư mở ra một thời kỳ hòa dịu hơn. Ông được tham gia giảng dạy tại đại học. Trước hết, ông là giảng viên môn lịch sử cổ đại ở Trường Đại học Tổng hợp Hà nội (1954–1955), sau đó ông trở thành giáo sư về lịchsử và triết học vào năm 1955. Năm 1956, ông còn được bổ nhiệmlàm Trưởng Khoa Lịch sử. Các bàigiảng của ông, được ông giảng dưới hình thức các bài tập, đãđược tập hợp và xuất bản với tiêu đề Lịch sử tư tưởng trước Marx. (47)Chúng thú vị bởi sự diễn giải về lịch sử triết học đã được nêu ra và bởi cả những nỗ lực để diễn dịch đúng cáckhái niệm của triết học phương Tây ở Việt Nam.
    Sự thay đổi lớndiễn ra trong hoạt động học thuật của Thảo là việc ông từ bỏ việc sử dụng tiếng Pháp, đồng thời lặp đi lặp lại, theomột cách nhất định, ở cấp độ lý thuyết, điều mà chiến dịch cải cách phải thựchiện theo một quan điểm thực tiễn. Tất cả các bài báo ông viết trong những nămnày đều bằng tiếng Việt. (48)Chúng có thể được phân thành hai nhóm chính: năm bài viết đầu tiên về lịchsử và văn học Việt Nam, và hai bài báo tiếp tục các nghiên cứu duy vật chủnghĩa của ông về ý thức, về “Nguồn gốc của ý thức trong cuộc tiến hóa của hệ thần kinh“ (1955).
    Trong năm 1956, tình hình của trí thức ở Việt Nam bị đảo lộn. Toàn bộ thếgiới “xã hội chủ nghĩa” khi đó đã trải qua một phong trào cởi mở: “tan băng”hay “giải Statin hóa” ởLiên Xô và “Trăm hoa đua nở” ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, nhiệt tình trong giới trí thức lại càng lớn, kể từ khi chiến tranh kếtthúc, họ không còn cảm thấy bắt buộc phải phục tùng đường lối chính trị. Đó là thời điểm rađời hai tạp chí, Nhân văn và Giai phẩm, luônđi đầu trong phong trào phê phán. Trần Đức Thảo tham gia vào phong trào này. Chínhông là người phiên dịch các văn bản trên “Cent fleurs” (Trăm hoa) ra tiếng Việt. Ông cũng công bố hai bài báo vào năm 1956. Bài báo đầutiên mang tên Nội dung xã hội và hìnhthức tự do (tháng 10 năm 1956), tập trung vàocác mối quan hệ giữa các quyền tự do của cá nhân và cộng đồng trong chủ nghĩaxã hội: chủ nghĩa cộng sản không phải là sự phủ định, mà trái lại là sự thựchiện quyền tự do. Bài viết thứ hai, Nỗ lực pháttriển tự do và dân chủ” (tháng 12, 1956), táo bạo hơn vì ông tố cáo đặc biêt là sự quan liêu hóa của chế độvà những sai lầm phạm phải trong Cải cách ruộng đất.
    Hai văn bản này có lẽ quyết địnhsố phận trong phần còn lại của cuộc đời ông. Trần Đức Thảo, mặc dù những tráchnhiệm có hạn mà ông có trong phong trào phản đối, trở thành một vật tế thần chochiến dịch chung được Đảng phát động khi đó chống “chủ nghĩa xét lại”. Bị cáchchức khỏi các chức vụ tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trong tháng 12/1956, ông đã bịđấu tố trong khuôn viên của trường Đại học vào tháng 3–4/1957. Đồng thời,người ta còn tiến hành một chiến dịch bôi nhọ ông trên báo chí. Đặc biệt, ôngbị cáo buộc theo tư tưởng tờ–rốt–kít vì quá khứ hoạtđộng chính trị của mình. Trong tháng 6/1957, ông bị Ban Tư tưởng Văn hóa thuộc Ban chấp hành trung ương của Đảng tuyênbố là “kẻ thù của đất nước và chủ nghĩa xã hội”. Ông bị cáo buộc là một kẻ “mấtgốc” kẻ mất liên liên hệ với “nhân dân” Việt Nam. Trong tháng 5/1958, ông làm bản Kiểm thảo công khai, nhưng nó không được đánh giá làthỏa đáng. Đây là sự khởi đầu của cuộc lưu đày lâu dài của ông.
    Cuộc lưu đày trong nước (1958–1985)
    Chúng tôi có rất ít thông tin về giai đoạn này của cuộc đời ông. Giữa năm1958 và 1961, Trần Đức Thảo được gửi đến một nông trường để cải tạo tư tưởng.Ngày trở về Hà Nội vào năm 1961, ông bị xóa tên trong danh sách các cán bộ củatrường đại học và bị tịch thu nhà riêng.Ông chỉ còn một vị trí bấp bênh là cộng tác viên của Nhà xuất bản Sự Thật, nơi ông đã từng dịch cho cơ quan này. Điều kiệnsống của ông tồi tệ hơn khi bắt đầu cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ (1964–1975) và cònxuống cấp hơn nữa với tình trạng của đời sống vật chất ở Bắc Việt Nam. Ông hy vọng đem hiểu biếttrí tuệ của mình phục vụ cho cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,lại trở thành kẻ bị gạt sang bên lề và bị vô hiệu hóa.. Tuy nhiên, không lúc nào ông tìm cách thể hiệnmình là một kẻ bất đồng chính kiến. Trái lại, ông dường như vẫn chờ đợi cho “phục hồi danh dự” củamình.
    Điều kiện làm việc của ông cũngrất khó khăn. Ông rất bị cô lập. Tuy người ta vẫn cho phép ông nhận một số ấnphẩm từ nước ngoài, nhưng không đủ để có thể theo dõi sự phát triển của môitrường tri thức châu Âu. Olivier Todd, đi du lịch ở Việt Nam, đã được Sartre giaocho việc cố gắng trợ giúp khi liên lạc được với Trần Đức Thảo. Todd đã cố gắng thực hiệnviệc này nhưng không thành công. Tuynhiên, người ta luôn cảm thấy Thảo đang tìm ngườiđối thoại, bằng chứng là những bức thư kèm theo một bài báo, ông gửi cho Tạpchí La Pensée:
    “Các bạn biết rằng ở đây chúng tôikhông có gì ngoài những gì xuất hiện ở Pháp. Các bạn có thể thông tin cho tôi vềnhững lời phê phán có thể được gửi đến cho tôi? Các bạn sẽ giúp tôi rất nhiềucho việc tiếp tục các nghiên cứu của tôi“. (49)
    Mặc dù ông không côngbố bất kỳ văn bản nào tại Việt Nam trong giai đoạn này, nhưng người ta vẫn cho phép ông gửi một số bài báo sang Pháp cho các tạp chí cộngsản, La Pensée và Nouvelle critique.
    Mặc dù tất cảnhững khó khăn vật chất này, đối với Trần Đức Thảo, thập niên 1960 là một thời kỳ phục hồi của hoạt động triết học sáng tạo của ông. Dựán triết học vẫn là dự án năm 1948: nắm bắt nguồn gốc hiện thực của ý thức từ tínhvật chất. Tuy nhiên, ông cho rằng tác phẩm Hiện tượng luận và chủnghĩa duy vật biện chứng của ông đã không thực hiện dự án này một cách thỏađáng. Thực vậy, ông giải thích,trong một bài báo năm 1974 rằng, các phân tích trong tác phẩm của ông đã khôngđưa ra “kết quả có thực cho sự diễn giải về hành vi động vật”. (50)Nhưng bù lại, tất cả mọi thứ liên quan đến “phân tích về các hiện thực conngười” đều phải giữ lại. Ông vẫn còn bị cầm tù bởi chủ nghĩa duy tâm của Husserl và Hegel. Tóm lại: “Tôi sẽ phải làm lại toàn bộ công việc từ đầu”. (51)
    Các tác phẩmcủa Trần Đức Thảo cho đến những năm 1980 được phân theo hai trục. Trục nghiên cứu đầu tiên nhằm phân tích về phép biện chứngđặc biệt là mối quan hệ giữa Hegel và Marx. Đó là việc trở lại với các văn bảncủa Marx và Hegel để cố gắng hiểu được bản chất chính xác của sự đảo lộn mà Marx tạo ra trên phép biện chứng của Hegel. Ý tưởng đó cho rằng nó chophép ông hiểu rõ hơn cái cách mà ông phải thoát ra khỏi những ảnh hưởng hiệntượng luận. Các nghiên cứu này cho thấy kết quả của chúng trong bài “Noyaurationnel de la dialectique de Hegel“ [Hạt nhân duy lý trong phép biện chứng của Hegel] (1965) (52), và vấn đề nàyđược kiểm chứng trong bài viết năm 1974, “De laphénoménologie à la dialectique matérialiste de la conscience (I)” [Từ hiện tượng luậnđến phép biện chứng duy vật của ý thức (I)].
    Nhưng trục chính của các nghiên cứu của ông là xác định lại sự phân tích mang tính duy vật của ông về ý thức. Thay đổi quan trọng nhất đã diễn ra là sự đánh giálại vị trí của ngôn ngữ trong quan hệ với ý thức. Trong khi trong tácphẩm Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngôn ngữ chỉ có một vai trò thứ yếu trong sự hình thành ý thức của conngười, thì từ nay, ngôn ngữ đượcxem như là “hiện thực trực tiếp” (53)của ý thức. Để hiểu được bước chuyển từ “tâm thần cảm giác – vận động” của động vật đến ý thức con người, phải phân tích sự phát triểncủa ngôn ngữ. Từ đó cái tên mà ông đặt cho tác phẩm thứ hai của mình: Những nghiên cứu về nguồn gốc của tiếng nói và ý thức. (54)Ông cũng tiếp tục vấn đề của ông về nguồn gốc, nhưng từ nay, để hiểu đượcnguồn gốc của ý thức, phải hiểu nguồn gốc của tiếng nói.
    Công trình nàytrước tiên là một đóng góp quan trọng cho quan niêm “duy vật chủ nghĩa” hay “mác–xít” về ngôn ngữ. Khi phê phán quan niệm cấu trúc luận về ngôn ngữhọc (của Saussure, Jakobson) mà theo đó ngôn ngữ chỉ đươc quy chiếu vào chính bảnthân nó, Trần Đức Thảo khẳng định sự cần thiết phải hiểu ngôn ngữ từ chức năngquy chiếu của nó. (55)Như vậy yếu tố nguồn gốc của ngôn ngữ là sự phát triển của cái mà ông gọilà “động tác chỉdẫn” có nghĩa là khả năng của conngười để liên hệ với một đối tượng được xem như thế giới bên ngoài. Sự pháttriển của cái “hình thái ban đầu của ý thức” khởi đầu cho sự thoát ra khỏi tínhđộng vật với sự xuất hiện của “Người vượn”(Australopithecus). Sau đó là sựphát triển của các công cụ và ngôn ngữ đánh dấu các giai đoạn khác nhau của quátrình tiến hóa cho đến khi có sự xuất hiện của con người hiện đại. Để cố gắngđể hiểu các giai đoạn khác nhau của cái nguồn gốc này, Trần Đức Thảo phát triểnmột ngôn ngữ hình thức từ ba yếu tố cơ bản: “cái này” (động tác chỉdẫn, “C”), “hình thái” (“F”), và “sự vận động” (“M”). Thông qua các tổ hợp của ba yếu tố này mà ngôn ngữcủa người hiện đại dần dần được hình thành. Như vậy, các công trình của Trần Đức Thảo đều là nhữngđóng góp cho một lý thuyết duy vật về ngôn ngữ cũng như cho một quan niệm duy vậtvề sự phát tích của loài người (anthropogenesis) hoặc về “quá trình tiếnhóa thành người” (hominisation).
    Một khái niệm mác–xít quan trọng mà ông đưa vào trong công ttrình này là khái niệm “tiếng nói của đời sống thựctế”. (56) Đây là một tập hợp các ý nghĩa khách quan được cấuthành độc lập với ý thức trong các hoạt động thể chất của con người. Khái niệmnày thay thế cho khái niệm “kinh nghiệm tiền ý thức”: trong khi kinh nghiệm nàymang tính cá nhân và “câm” (có trước mọi biểu hiện), thì khái niệm “ngôn ngữ củađời sống hiện thực” cho phép chỉ ra bình diện ngay lập tức mang tính xã hội vềsự tồn tại con người, cái luôn được đắm mình trong một tập hợp các ý nghĩa đãđược tạo thành bởi xã hội.
    Những cuộc chiến đấu cuối cùng của Trần Đức Thảo (1985–1993)
    Trong những năm 1980, tình hình của Trần Đức Thảo được cải thiện. Một lần nữa,đó là một hệ quả của sự phát triển của tình hình quốc tế với sự khởi đầu củacông cuộc cải tổ ở Liên Xô. Vào cuối thập kỷ 1980, ông lại trở thành một nhân vật có tầm quan trọng nhất địnhtừ quan điểm chính trị. Điều này cũng cho phép ông khởi động lại cácnghiên cứu triết học của mình.
    Một phần các công trình của ông khi đó là cố gắng để xây dựng một đánh giá tổng kết về chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao. Trong tácphẩm Laphilosophie de Staline [Triết họccủa Stalin], được viết vàonăm 1986, Trần Đức Thảo phân tích chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duyvật lịch sử của Stalin để chỉ ra các quan niệm phi biện chứng là cơ sở cho quanniệm của Stalin về thế giới. Về tổng thể, chủ nghĩa Stalin rơi vào chủ nghĩa nhị nguyên và không hiểuđược phép biện chứng, nhất là khi nó bỏ qua sự kiện cho rằng mọi sự thủ tiêuphép biện chứng cũng chính là sự bảo tồn – một yếu tố quan trọng trong bước chuyển sang chủ nghĩa xãhội, vì nó không thể chỉ là sự từ chối tất cả trong xã hội tư bản chủ nghĩa, màlà “vượt qua” nó một cách biện chứng. Chống lại chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩaMao, đặc biệt là trong tác phẩm Vấn đề con người và chủ nghĩa“lý luận không có con người” (1988) (57), Trần Đức Thảo bảo vệ một “chủ nghĩa nhân đạo mác–xít”.
    Đồng thời với việc này, ôngtrở lại lần thứ ba với dự định của mình năm 1948 với việc viết năm 1986 cuốn La formation de l’homme [Sự hình thành con người],và hai bài báo xuất bản trong La Pensée: “Lanaissance du premier homme” [Sự ra đời của con người đầu tiên] (58), và bài “LaDialectique logique dans la genèse du ‘Capital’“ [Biện chứng logic trong sự hình thành tác phẩm ‘Tư bản’”].(59) Đó là việc hiểu một cách biệnchứng bước chuyển từ một trạng thái này sang một trạng thái khác (từ động vậtsang người, từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản, từ chế độ tư bản sang chế độ cộng sản).
    Với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, một lần nữa tựdo tư tưởng ở Việt Nam lạibị xiết lại. Những người ủng hộ cải tổ, trong đó có Trần Đức Thảo, thấy mình rơihoàn cảnh khó khăn. Chínhtrong bối cảnh này đã dẫn tới chuyến đi của ông sang Pháp – đất nước mà ông đãkhông trở lại từ bốn mươi năm trước. Có nhiều quanđiểm khác nhau về lý do cho chuyếnđi này: Trần Đức Thảo chỉ nói rằng ôngđược cử sang Pháp để dự một phiên tòa chính trị do Đảng Cộng sản Pháp cho biết. (60) Nhưng chúng ta phải tính đến tâm trạng bị truy bức của ông đã chuyển hóavào cuối cuộc đời ông, thành thứ bệnh hoang tưởng đích thực. Thật vậy, PhilippePapin đã tìm thấy một lá thư chính thức trực tiếp từ Ban chấp hành Trung ươngbổ nhiệm và giao cho Trần Đức Thảo cho một “nhiệm vụ chính trị chính thức” đểthực hiện với “các chi phí của Đảng”. Ngoài ra ông cũng được phép ở trong các khuôn viên của Đại sứ quán ViệtNam ở Paris. Trong thực tế, dường như ông đã có nhiệm vụ đếnParis để bảo vệ các quan điểm chính thức của chế độ về vụ Nhân văn – Giai phẩm.
    Tại Paris, ôngcố gắng liên hệ lại với những người quen cũ có kiến thức triết học của mình (JeanToussaint Desanti, Paul Ricoeur, Maurice de Gandillac), đồng thời giữ khoảng cách khá xa với những người theo “Althusser”. Ông tham gia một số thuyết trình (trong trường Đại học Paris VII về triếthọc của Stalin, ở ENS về Husserl, một thuyết trình khác về các nghiên cứu củamình về nguồn gốc của tiếng nói và ý thức), vàông bắt đầu viết một tác phẩm triết học thứ ba. Ông trở lại với Husserl và Hegel khi trở về với những gì ông đã viết trong tác phẩm Hiện tượng luận và chủnghĩa duy vật biện chứng và về vấn đề vận động thời gian, và cái mà ông gọi là “Hiện tại sống động“. (61)Ông cũng muốn bắt đầu với những khám phá mới nhất trong sinh học và nhânchủng học, có lẽ vẫn luôn trong ý tưởng để tiếp tục dự án năm 1948. Tuy nhiên,trong một tình trạng thể chất cũng như tâm lý rất suy yếu, ông mất tại Bệnh viện Broussais (Paris) sau một cú ngã, vào ngày 24 tháng4 năm 1993.
    Điều không thểphủ nhận là số phận của Trần Đức Thảo có một chiều cạnh bi thảm. Trước hết đólà một thất bại chính trị: giống như bao người khác trong thế kỷ XX, ông đã camkết bằng cả thể xác và tinh thần vào việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản và đã gặpphải sự cứng nhắc của chủ nghĩa Stalin và các chế độ quan liêu. Sự hy sinh cuộc đời của ông cuối cùng cũng không đem lại bất cứ lợi ích chính trị nào. Đối với cáctác phẩm triết học của ông, những điều này khó đánh giá hơn. Nếu một phần các tácphẩm này được thực hiện dưới sự kiểm duyệt hay tự kiểm duyệt chínhtrị, Trần Đức Thảo đã cố gắng để thực hiện các nghiên cứu ban đầu ở các lĩnhvực chưa được khám phá bởi những người theo chủ nghĩa Marx (nghiên cứu ngôn ngữ, về sự tiến hóa của nhân loại, về cái trung giới, v.v…). Sự thất bại triết học chủ yếu là do ông không có những người đối thoạitrong cuộc sống của ông (từ đó dẫn đến những chiều cạnh lặp đi lặp lại trong cácnghiên cứu của ông) và thực tế là nó là hầu như chưa được nghiên cứu hay thậmchí được đọc.
    Nhưng số phận của ông sau khi qua đời vẫn chưa được quyếtđịnh. Ở Việt Nam, có vẻ như ôngđã có được một số hình thức phục hồi danh dự, vì từ năm 2001, ông đã được nhận “Giải thưởng Hồ Chí Minh”. Ngoài ra, phần lớncác côngtrình của ông kể từ năm 1960 chưa baogiờ được công bố. Người ta ước tính rằng trong kho lưu giữ các tài liệu lưu trữvà các văn bản tại Việt Nam, có nhiều nghìn trang bản thảo của ông, cùng với các thư từ, ghi chép, bản nháp, v.v... chưa được công bố. Có lẽ một phần lớn tư tưởng của Trần Đức Thảo vẫn còn phải được tiếp tục phát hiện lại? ▪
    GHI CHÚ
    [1] Nguyễn Đức Truyến dịch, Nguyễn Trung Kiên biên tập. Nguồn: FÉRON, Alexandre(2014a).
    [2] Alexandre Féron là nghiên cứu sinh tại Đại học Sorbonne. Ông nghiên cứu chuyên sâu về lịchsử trí thức Pháp thế kỷ XX và các quá trình chuyển giao văn hóa giữa nước Phápvà các nước thuộc địa của Pháp. Email:Alexandre.Feron@univ-paris1.fr.
    [3] Với các thông tin về tiểu sử, chúng tôi dựa trên hai văn bản tự thuật của Trần Đức Thảo, Note biographique [Tiểu sử tự thuật] (1984), được công bố trong Les Temps Modernes vào năm 1993, và Lời nói đầu cho cuốn La Fomation de l’homme [Sự hình thành conngười] (1986), và nghiên cứu của Daniel Hemery, Trần Đức Thảo. Itinéraire I. Premier exil [Trần Đức Thảo.Lộ trình I. Cuộc lưu vong đầu tiên] (trình bày tại hội nghị chuyên đề về Trần Đức Thảo:http://savoirs.ens.fr/ expose. php?id=832; mộtvăn bản được đăng lại trong: Benoist,Jocelyn và Espagne, Michel (chủ biên), L’itinéraire de Trần Đức Thảo. Phénoménologie et transfertsculturels [Lộ trình củaTrần Đức Thảo. Hiệntượng luận và chuyển giao văn hóa], Armand Colin, 2013; và Tran VinhThao, LesCompagnons de route de Ho Chi Minh. Histoire d’un engagement intellectuel auVietnam [Những người bạn đường của Hồ Chí Minh. Câu chuyện về một cam kết trí tuệtại Việt Nam], Karthala,2004.
    [4] Cùng một năm với Louis Althusser.
    [5] Sau đây là lời bình của Jean Cavaillès: “Ông Thảo đã đọc tất cả các tác phẩm đã xuất bản của Husserl, một số chưa đượccông bố, và những lời bình luận quantrọng. Bản thân công trình của ông là một trong những nghiên cứu tốt nhất của người Pháp về Husserl và cao hơnhẳn trình độ của bằng tốt nghiệp thông thường. Nó cho thấy những kiến thức rất phong phú và một tư duy triết học sâu sắc “(Nguồn: ISRAEL,Stéphane, Les Études et la guerre: LesNormaliens dans la tourmente (1939–1945). [Các nghiên cứu và chiến tranh...Các sinh viên Trường Ecole Normale trong bão táp (1939–1945)], phiên bản mới[trực tuyến] Paris: Nhà xuất bản Rue d'Ulm 2005. Hiện có trên Internet:http://books.openedition.org/editionsulm/673). Khóa luận này đượclưu hành rộng rãi trong các sinh viên Trường ENS vào thời điểm đó và đã có mộtảnh hưởng lớn đến cách thức mà hiện tượng luận đã được tiếp nhận ở Pháp. Xinchỉ nêu những cái tên nổi bật như Jacques Derrida, Lyotard, Bourdieu và cảLouis Althusser.
    6 ISRAEL, Stéphane, Ibid., Chương 2.
    7 Trong bài báo của mình, Sur l’Indochine [Về Đông Dương], Trần Đức Thảo gợi lên hiện trạng của phần tử “tinh hoa” tríthức: thành viên cấp thấp [của cộng đồng Pháp], ngườimà, nhờ một ân sủng đặc biệt, được đối xử như một thành viên cao cấp và do đóphải có một lòng biết ơn sâu sắc đối với quyền lực chi phối cộng đồng [...]thay vì khai thác nó, thìtrái lại người ta đã làm cho nó tranh thủ được những lợi ích của sự khai thác,.Bằng một ân sủng của quyền lực, ông đã được nâng đỡ từ giai cấp bị trị lên giaicấp thống trị; từ đó trở đi ông là một thành viên của nó và ý định quay trở vềvới những người bị bóc lột là phản quốc“. (Surl’Indochine [Về Đông Dương], LesTemps Modernes, số 5, tháng 2/1946, pp. 896–897).
    8 Sau đoạn văn được trích dẫn trong ghi chép trên đây, TrầnĐức Thảo khẳng định: “Nhưng người Annam, ở chân trời riêng của mình, chỉ có thể tựxem mình như một công dân của Việt Nam. [...] Từ bỏ đồng bào của mình vì lợiích cá nhân chính là định nghĩa về khái niệm phản quốc“. (Ibid., p. 897).
    9 Ví dụ đó là sự lựa chọn của Phạm Duy Khiêm (vào trườngENS vào năm 1931, đậu thạc sĩ, ông được huy động vào năm 1939 và trở thành đạisứ của Tổng thống Diệm từ 1955–1957). So sánh giữa Phạm Duy Khiêm và Trần ĐứcThảo: xem bài viết của Daniel Hemery và công trình của Trịnh Văn Thảo.
    10 Ibid., p. 890.
    11 Chúng tôi theo các hướng dẫn của Daniel Hemery trong bàiviết của ông được trích dẫn ở trên.
    12 Cũng vào thời điểm này, ông đã gặp Daniel Guérin vàPierre Naville.
    13 Xem đặc biệtcác bài báo được đăng lại trong tác phẩm Sens et non sens [Có nghĩa và vô nghĩa],cũng như trong chủ nghĩa nhân văn và khủng bố.
    14La Formation de l’Homme [Sự hình thành con người], Lời nói đầu, p. 6.
    15Ibid.
    16 Perry Anderson, Sur le Marxisme occidental [Về Chủ nghĩa Marx phương Tây], Maspéro, 1977.
    17 “Marxismeet Phénoménologie” [Chủ nghĩa Marx và Hiện tượngluận], trong Revue internationale, cũng như một số văn bản khác bằng tiếng Pháp và tiếng Việtluôn sẵn có trên trang Web: http://www.viet–studies.info/TDThao/
    18 Văn bản đầu tiên này là một phần của một cuộc tranh luận được tổ chức bởi Revue internationale về mối quan hệ giữa chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa hiện sinh. Người ta còn thấy có sự đóng góp của Jean Domarchi, Pierre Naville và Merleau–Ponty.
    19 l’expérience antéprédicative.
    20 Contribution à la critique del’économie politique,“Introduction de 1857”, [Góp phần phê phán khoakinh tế chính trị “, “Lời nói đầu” (1857)], p. 175.
    21Tính ưu việt của cái kinh tế không thủ tiêu được tính xác thực của các kiến trúc thượng tầng, mà trả nó về với nguồn gốc thực sự của nó trong sự tồn tại được trải nghiệm. Các kiến tạo ý thức hệ đều có liênhệ với phương thức sản xuất, không phải vì chúng phản ánh nó – đó là một điềuvô nghĩa – mà đơn giản chỉ vì chúng lấy được ý nghĩa của chúng từ một kinh nghiệmtương ứng, nơi các giá trị “tâm linh” không được tái hiện nhưng được trải nghiệmvà cảm nhận, và tất cả những kinh nghiệm đặc thù đều tham gia vào trong kinhnghiệm tổng thể của con người trong thế giới. Vì nó luôn được định nghĩa tại mỗithời điểm trong những đường nét chung nhất của nó, qua các quan hệ kinh tế đangtồn tại và một sự thay đổi trong các quan hệ này sẽ kéo theo một sự tái cấutrúc của tổng thể, nên khi cho rằng sự vận động của lịch sử, xét cho cùng, luônđược quy chiếu vào các điều kiện của đời sống vật chất. Mỗi tình trạng mới củakỹ thuật đều ám chỉ đến một “văn hóa” mới, không phải là cái văn hóa này phảiphản ánh nó, mà vì vì nó chỉ có thể đích thực là văn hóa nếu nó thể hiện những trực giác ban đầumà những điều kiện sống mới tiết lộ“. [Marxismeet Phénoménologie, p. 4]
    22 “Bài viết Về Đông Dương của tôi đã được viếttrong xà lim, nơi tôi bị giam một mình trong nhà tù Santé. Tôi đã sử dụng thời gian rỗi bắt buộc để kiểm tra ý thứccủa tôi về hiện tượng luận. Bài viết của tôi là theo chủ nghĩa hiện sinh“.(Trần Đức Thảo, Note Biographique [Tiểu sử], Les Temps Modernes, p. 148).
    23Sur l’Indochine, Ibid., p. 898 (nhấn mạnh của chúng tôi). Thảo lưu ý một chút trước đó trong bài viết: “Ý nghĩa của nhữngtồn tại có trước các lý lẽ, mà nhờ chúng người ta có thể biện minh cho nó. Khái niệmvề trách nhiệm không có nghĩa gì ngoài một cộng đồng mà hiện tại người ta đangthuộc về nó. Người ta không thể thuyết phục được ai đó gia nhập vào một cộng đồngbởi vì tất cả những lý do mà người ta có thể đưa ra để giải thích về điều đó đềutiền giả định rằng anh ta đã tham gia vì nó. Cái dự án được hình thành trướcanh ta; như thể có một ý nghĩa cho anh ta, chỉ có thể nhằm vào cộng đồng, trongđó anh ta cảm thấy mình tồn tại. Một cảm giác như vậy xác định chính bản chất củasự tồn tại của anh ta, việc anh ta sống cho bản thân mình, chính là điều nếukhông có nó anh ta sẽ không tồn tại”(p. 897)
    24 Ibid., pp. 885–886.
    25 Ibid., p. 900
    26 Les faits [Các sự kiện], p. 362. Mộtcâu chuyện tương tự: “Trong chốn riêng tư, Thảo nói vớichúng tôi: ‘Tất cả các bạn đều là những cáitôi – bình đẳng siêu nghiệm’. Ông luôn mỉm cười,nhưng chân lý thật sâu sắc!” (L’Avenir dure longtemps [Tương lai tồn tại lâu dài], p. 201).
    27 Trong Les Temps Modernes số19, tháng 3/1947, với chuyên đề: “Hồ sơ về Đông Dương”, bao gồm chủ yếu một bài viết củaMerleau–Ponty (“SOS Indochine”), một bài viết của Trần Đức Thảo (Les relations franco–vietnamiennes[Các quan hệ Pháp–Việt]) và bài viết của Claude Lefort (Les pays coloniaux: analyse structurelle et stratégierévolutionnaire [Các nước thuộc địa: phân tíchcấu trúc và chiến lược cách mạng]).
    28 Les Temps Modernes, số 21, tháng 6/1947, pp. 1697–1705. Đây cũng là bài viết cuối cùng về Đông Dươngmà ông công bố trong Les Temps Modernes; bài viết sau về vấn đề này sẽđược xuất bản trong La Pensée.
    29 Chúng ta phải nhớ rằng chính là vào thời điểm này mà nhómdes Temps Modernes,và nhất là Sartre và Merleau–Ponty, khởi xướng việc xây dựng Tậphợp Dân chủ cách mạng (RDR), phong trào tập hợp một số nhânvật trotskyists và mong muốn trở thành một “con đường thứ ba” mang tínhcách mạng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ.
    30”Phần thứ hai củaHiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng (1951) đã đi đến một bế tắc màtôi hy vọng tìm thấy con đường dẫn đến các giải pháp trong cách mạng Việt Nam”(La formation del’homme [Sự hình thành của con người], Lời nói đầu, p. 1)
    31 Sự công thức hóa của tínhchính thống triết học được thực hiện trong tập sách của Stalin,Matérialisme dialectique etmatérialisme historique [Chủ nghĩa duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử] (1937). Về vấn đề này, tham khảo: LABICA, Georges, Le Marxisme–léninisme [Chủ nghĩa Marx– Chủ nghĩa Lenin], Bruno Huisman,1984.
    32 Gouarné, Isabelle, L’introduction du marxisme enFrance. Philosoviétisme et sciences humaines (1920–39) [Sự du nhập của chủ nghĩa Marx ở Pháp. Chủ nghĩa Xô–viết triết học và các khoa họcNhân văn (1920–1939)], Presses Universitairesde Rennes, 2013.
    33 La Formation de l’Homme [Sự hình thành con người].
    34 Les Temps Modernes, n°36, 1948, p. 492–519.
    35 Cũng phải nhắc đến vai trò của sự thất bại trong năm cuộcnói chuyện của ông với Jean–Paul Sartre trong quá trình này về mối quan hệ giữaChủ nghĩa Marx và chủ nghĩa hiện sinh.
    36 Đó là điều mà Vincent Descombes chỉ ra trong Le Même et l’autre. Quarante–cinqans de philosophie française (1933–1978) [Cái giôngnhau và cái khác nhau, Bốn mươi lăm năm triết học Pháp (1933–1978)], Éditionsde Minuit, 1979.
    37 Phần đầu tiên là một trong những trình bày sáng tỏ nhất vềtriết học của Husserl, trong đó ông phân tích sự phát triển biện chứng trong tưtưởng của ông này và chỉ ra sự cần thiết phải vượt qua quan điểm hiện tượng luậnđến chủ nghĩa duy vật biện chứng
    38 Marx,IA, p. 42–43.
    39 Ibid., p. 51.
    40 Tôi sử dụng từ “ý thức”, nhưng phải chú ý rằng tùy theoloại sinh vật, thuật ngữ này có một ý nghía rất khác biệt. Con cá không có ý thứcvề thế giới cùng cách với các động vật có vú, và nhất là với con người.
    41Về chủ đề này,xem bài viết của Jocelyn Benoist,“Une première naturalisation de laphénoménologie ?” [Một sự tự nhiên hóa đầu tiên củahiện tượng luận?] trong: L’itinéraire de Trần Đức Thảo.Phénoménologie et transferts culturels [Lộ trình của Trần Đức Thảo. Hiện tượng luậnvà chuyển giao văn hóa], p. 25–46. (Bàithuyết trình có thể thấy trên trang web: http://savoirs.ens.fr/expose.php?id=830)
    42 Note biographique [Ghi chép tiểu sử], trong: TM, p. 150
    43 La Formation de l’homme[Sự hình thành con người], p. 1
    44 Trong giai đoạn này của cuộc đời ông, chúng tôi chỉ có những thông tin rất không đầy đủ.Chúng tôi đã sử dụng các văn bản tự truyện của TrầnĐức Thảo (đã đề cậpở trên), kể cả tham luận của Philippe Papintrong hội nghị chuyên đề về Trần Đức Thảo (http://savoirs.ens.fr/expose.php?id=832; một phiên bản viết “ItinéraireII. Les exils intérieurs” [Lộ trình II. Các cuộc lưu đầy nội địa],trong:L’itinérairede Trần Đức Thảo [Hành trình của Trần Đức Thảo], tác phẩm của TrịnhVăn Thảo (trích dẫn ở trên), và bài viết của McHale, “Vietnamese Marxism, Dissent, and thePolitics of Postcolonial Memory: Trần Đức Thảo, 1946–1993” [Chủ nghĩa Marx kiểuViệtNam, bất đồng chính kiến, và chínhtrị học về ký ức hậu thuộc địa: Trần Đức Thảo, 1946–1993].
    45Khu vực phía bắc của Hà Nội,được dùng làm căn cứ địa cho ViệtMinh
    46Theo cách diễn đạtcủa Philippe Papin, Sđd, p. 66.
    47 Một công trình đã được công bố theo ghi chép về các bàigiảng của các sinh vên của ông năm 1955 Ông lấy lại những nét lớn trong một tácphẩm mà ông đã công bố. bằng tiếng Việt ở Paris năm 1950, Triết lý đã đi đến đâu. Về chủ đề này, xem các công trình của TrịnhVăn Thảo.
    48 Không có bài viết nào trong số này được dịch.
    49 La Pensée, n°128, tháng 7–8/1966, p. 4
    50 “Từ hiện tượng luận đến phép duy vật biện chứng về ý thức”(I), trong La Nouvelle Critique, n°79–80, 1974, p. 37.
    51 Ibid., p. 38
    52 La Pensée.
    53 Recherches sur l’origine dulangage et de la conscience, Éditions sociales, 1973, p. 13
    54 Xuất bản ở Éditions sociales năm 1973. Ôngđăng lại các bài viết đã được xuất bản trong La Pensée (1966–1970), và một nghiên cứu chưa được công bố về mối quan hệ giữa phân tâm luận và chủ nghĩa Mác.
    55Đây có lẽ là lý do tại sao Althusser, khi đọc những bài viết trong La Pensée, đã nhận xét rằng, Trần Đức Thảo, quasự quan tâm của ông về nguồn gốc và sự hình thành ý thức, vẫn chịu ảnh hưởng của Husserl”. (L’avenir dure longtemps, p. 362)
    56 Marx, IA, p. 50.
    57 Ibid..
    58Tác phẩm này nhằm chống lại Althusser và thông qua ông này chống lại tư tưởngMao–ít và phái Khmer đỏ
    59 La Pensée, n°254, tháng 11–12, 1986, p. 24–35
    60 Có thể xem về chủ đề này qua nhân chứng ThierryMarchaisse trong văn bản của ông, Tombeau sur la mort de Trần Đức Thảo [Tưởng niệm về cái chếtcủa Trần Đức Thảo] (được đăng lại trong L’itinéraire de Trần Đức Thảo [Hành trình của Trần Đức Thảo], p. 254–257).
    61 La logique du Présent Vivant [Sự logiccủa thời Hiện tại sống động]. Nguồn: LesTemps Modernes, n°568, tháng 11/1993, pp. 154–168.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét