GS Anh hùng lao động Đặng Vũ Khiêu là một tên tuổi lớn, nhưng hình như danh quá thực tài. Ngày xưa cụ từng không chịu bản dịch Bình Ngô đại cáo của Bủi Kỷ -Trần Trọng Kim, nên đã dịch lại và công bố trong Nguyễn Trãi toàn tập, xb năm 1980 (nhân dịp UNESCO kỷ niệm 600 năm Nguyễn Trãi). Bản dịch của cụ non và nhạt quá, kết cục là cho đến nay không một ai dùng, người ta vẫn dùng bản dịch của Bùi Kỷ-Trần Trọng Kim. Gần đây cụ còn soạn văn bia khắp nơi. Ở miền Nam văn bia cụ soạn đến mấy cái mà na ná nhau về nội dung (chung chung) và ngôn từ (sáo rỗng).
Cụ làm việc đáng trách nữa là khen tập sách của một anh chàng kỹ sư "dở người", muốn nổi tiếng theo kiểu đốt đền: chê ngôn ngữ Truyện Kiều nên đã sửa 1/3 tác phẩm của Nguyễn Du, thay vào đó là ngôn từ ngô nghê, nhảm nhí của mình. Đành rằng ở một số nước có chuyện "tân dịch" các tác phẩm cổ điển, nhưng không phải là làm như thế. Một việc làm nhảm nhí phản văn hóa như thế mà sao lại được Đặng SG khen?
Mấy ngày nay thì cư dân mạng lại ồn ào lên về "câu đối" cộc lệch của cụ:
Trí như bạch tuyết, tâm như ngọc;
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung.
Vế trên thì sai và bình thường: Trí như tuyết trắng là sao? Không lẽ cụ lại thâm nho giả vờ khen mà thực ra là chê cháu: trí não trắng toát, đầu óc trống rỗng, ít học?
Vế dưới thì đúng là cụ lấy "nguyên con" của Lý Bạch trong bài Thanh bình điệu. Lý Bạch khen Dương Quý Phi một cách rất nghệ thuật: Mây trời rực rỡ tưởng như váy áo của nàng, hoa đẹp đẽ tưởng như gương mặt của nàng. Ý nói là nàng còn đẹp hơn cả thiên nhiên (Đáng lý thông thường chỉ ví ngược lại: Váy áo của nàng đẹp như mây trời, gương mặt nàng đẹp như hoa). Lý Bạch khen hay tới mức Đường Minh Hoàng phải ghen với ông.
Vậy câu đối của Đặng giáo sư đã phạm ba điều:
1) Lấy nguyên câu thơ của Lý Bạch, đáng ra chỉ nên dùng điển
2) Vế của GS sai về ý nghĩa như đã nói ở trên, khen người ta mà hóa chửi người ta
3) Vế của GS cộc lệch: đối không chỉnh về từ loại (Bạch tuyết (tuyết trắng), không đối với Y thường (váy áo)), tầm thường về nghệ thuật (phép so sánh bình thường chứ không cầu kỳ như Lý Bạch).
Câu đối kém tài hoa lại đi kèm hình ảnh của cụ hôn hoa hậu một cách nhiệt tình quá đáng, không tao nhã chút nào.
Bức ảnh ấy cho người ta một cảm giác cụ không cẩn trọng, có gì đó hơi thái quá.
Bậc trí giả sống đến trăm năm là phúc cho gia tộc, cho quốc gia. Đức Khổng Tử dạy rằng: Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ (70 tuổi thì có thể làm theo điều mình muốn mà không sợ trái đạo). Nay Đặng GS 100 rồi, nhưng kẻ hậu bối vẫn mạn phép nhắc cụ và cũng là nhắc chung trong đó có mình: dù đến 100 tuồi vẫn phải lo đến danh phận mà cẩn trọng trong ngôn hành! ( Văn hoá Nghệ An Vì sao GS Vũ Khiêu bị ' ném đá "
Cộng đồng mạng đang có nhiều phản ứng trái chiều xung quanh việc GS Vũ Khiêu “ôm hôn và tặng câu đối” cho hoa hậu VN 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên
* Thưa ông, có ý kiến cho rằng văn hóa ứng xử của một số người Việt hiện đang tỏ ra bất thường, có người đi dự lễ hội thì đánh nhau, cướp hoa, đi chùa thì cầm cả nắm hương dù chùa đã có hướng dẫn không cắm hương thêm nữa... Theo ông, có vấn đề gì với văn hóa ứng xử của người Việt hay không?
- Giao tiếp của người Việt thì từng vùng miền có kỹ năng và tập quán khác nhau. Có nơi giao tiếp với nhau rất tự nhiên, có nơi giao tiếp rất ý tứ, nhưng giao tiếp trong cộng đồng hiện nay dường như thiếu hụt nghiêm trọng những kỹ năng ấy.
Trong khi kỹ năng giao tiếp có thể quyết định sự thành hay bại của công việc mình đang hướng tới và đem lại nhiều lợi ích, hoặc đem lại những hậu quả xấu về sau. Nhưng sự thiếu hụt về kỹ năng giao tiếp đang thể hiện thông qua việc giao tiếp không được chừng mực như trước đây.
Trước là luật bất thành văn, nhưng những mực thước trong ứng xử, giao tiếp đã được truyền từ đời này sang đời khác, còn hiện nay các kỹ năng ấy được trộn lẫn vào nhau và đôi khi việc trộn đã tạo ra độ vênh nhất định, thể hiện bằng những hành vi không đẹp. Người ta rất dễ đánh nhau, cãi nhau, chửi tục... sau những va chạm nhỏ.
* Theo ông, sự thiếu hụt này đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hay chưa, khi mà các lễ hội truyền thống, lễ đền chùa miếu mạo là những nơi tôn nghiêm nhất đã không còn tôn nghiêm như truyền thống và mong đợi của người dân?
- Những thiếu hụt văn hóa ứng xử đôi khi chỉ thể hiện bằng những câu nói cộc lốc hay hành động vô duyên, làm tổn thương người đối thoại hoặc đối diện. Điều này cũng không diễn ra chỉ ở một nơi, một giới mà xuất hiện ở mọi nơi, mọi giới.
Gốc gác của vấn đề cũng là cách giáo dục dạy chữ trước khi dạy làm người, trong khi lẽ ra phải tuân theo truyền thống là dạy làm người trước khi dạy chữ, “tiên học lễ, hậu học văn”, biết chữ chưa chắc đã biết làm người, bên cạnh dạy chữ phải dạy làm người, dạy ứng xử ở từng vị trí công tác, dạy nghề nghiệp...
Ngay như các quan chức cũng phải biết ứng xử thế nào với dân, công chức là công bộc của dân, đối với dân phải kính trọng lễ phép như Bác Hồ đã dạy, nhưng thật ra các quan chức như vậy còn ít lắm. Có nhiều người cho rằng mình làm quan ở vị trí này vị trí khác thì mình có quyền, nhưng thật ra quan chức đang làm việc ở cơ quan chức năng phục vụ cuộc sống người dân, là công bộc của dân.
Những thiếu hụt về ứng xử mà trong đó có ứng xử ở lễ hội, theo tôi, còn bắt nguồn từ cơ quan quản lý nhà nước.
Bản thân người dự lễ hội thiếu kỹ năng ứng xử, nhưng chúng ta, kể cả báo chí, còn hay đổ lỗi cho người dân mà không nhìn nhận nếu người quản lý biết nhìn xa trông rộng, lường trước những vụ việc có thể xảy ra để có phương án phòng trước những vụ việc phức tạp thì vụ việc đó đã không diễn ra.
Kiểu như người quản lý có tâm nhưng phải kèm theo có tầm, còn nếu đã không có tâm và cũng không có tầm thì sẽ rất khó.
Một nhà phê bình văn học trong nước nói với BBC việc một Giáo sư được nhiều người biết tới ở trong nước vừa bị chỉ trích 'ném đá' trong dịp Tết này ở trên mạng xã hội và Internet có thể là do vị cao niên này lâu nay bị 'biến thành biểu tượng văn hóa' chính thống của chính quyền cộng sản.
Trao đổi với BBC hôm 01/3/2015, ông Trần Mạnh Hảo cho rằng nếu vị Giáo sư đang bị chỉ trích không phải là 'nhân vật công chúng' và là người 'vô danh tiểu tốt' và không 'công khai' hóa hình ảnh riêng tư của mình trên truyền thông, thì có thể đã không tạo ra làn sóng 'phê bình' mà nhà phê bình cho là 'sự bức xúc' của xã hội, cộng đồng.
Ông Hảo nói:
"Ông Vũ Khiêu không phải là một người bình thường, mà ông là một con người xã hội. Ông là biểu tượng của chế độ về văn hóa, ông ấy giống như là một Quốc sư vậy...
"Vì ông chỉ cầm bút thôi, mà ông được nhà nước phong là anh hùng. Và ông được đương kim Thủ tướng tặng những câu đối vinh danh ông, coi như là bậc Đại trí thức của chế độ.
"Cho nên bản thân nếu ông Vũ Khiêu không phải là biểu tượng của chế độ đương thời, thì cũng không ai người ta bàn đến chuyện ông ôm cô nọ, cô kia, mặc dù đã trăm tuổi, hoặc là ông làm câu đối tầm phào, không ai quan tâm.
"Bởi vì vấn đề này nó mang tính chất hệ thống, tức là hình ảnh Vũ Khiêu gắn liền với hình ảnh của chế độ Việt Nam đương thời từ suốt mấy chục năm nay", ông Trần Mạnh Hảo nói với BBC.
'QUỐC HOA VÀ HOA HẬU'
Trước đó, trong một bài viết được công bố trên mạng Inernet hôm 27/2/2015 với tựa đề "Thử lý giải hiện tượng Giáo sư Vũ Khiêu bị ném đá" trong dịp Tết và Xuân Ất Mùi này (2015), ông Hảo nêu quan điểm:
"Có thể vì chế độ nâng GS. Vũ Khiêu, một người không phải trí thức lên thành biểu tượng của trí thức, biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà nhân dịp cụ ôm hôn gái trẻ kiểu trai lực điền và tặng nàng đôi câu đối đểu nên đã bị dân mạng ném đá cho bõ tức vì bị lừa hết vụ này sang vụ khác chăng?"
Bài viết của ông còn có đoạn: "Tôi đã đọc hầu hết các cuốn sách của GS. Vũ Khiêu như vừa kể trên thì thấy trình độ GS chưa thể gọi là trí thức."
Ông Hảo còn cho hay ông bất đồng với quan điểm của Giáo sư Vũ Khiêu, người mà năm nay xấp xỉ 100 tuổi, về lựa chọn "Quốc hoa" cho Việt Nam.
Bài viết của ông Hảo ở đoạn khác viết: "GS. Vũ Khiêu quả tình không thể gọi là trí thức khi muốn lấy hoa mào gà làm quốc hoa. Ơ hay, bệnh mào gà là bệnh gì chắc GS. chưa biết hay sao?"
Theo ông Hảo, Giáo sư Vũ Khiêu còn 'đạo văn' trong một câu đôi của mình tặng cho một Hoa hậu Việt Nam vào Tết này.
Ông viết: "GS.Vũ Khiêu đã lấy nguyên vẹn một câu thơ của đại thi hào Lý Bạch trong bài thơ “Thanh Bình điệu”: “Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” làm câu đối trên. Đạo văn như trên sao là trí thức?"
"Câu đối trên ngay từ câu đầu, GS. Vũ Khiêu đã diễu cô hoa hậu rằng trí của cháu trắng như tuyết, nghĩa là cháu không có trí; có lẽ GS. Vũ Khiêu muốn nói đến câu thơ Nguyễn Du: “Mai cốt cách tuyết tinh thần” chăng?
"Nhưng TRÍ và TINH THẦN là hai điều khác nhau thưa cụ Giáo sư! Tinh thần trong câu Nguyễn Du có thể hiểu là tâm đấy! Trí mà như tuyết thì trí ấy bằng không à? Câu đối tặng người ta mà xỏ xiên như thế sao gọi là trí thức?
"Bài thơ “Thanh bình điệu” của Lý Bạch là bài thơ ca ngợi thân xác gợi dục của Dương Qúy Phi sau khi làm tình với Đường Minh Hoàng, sao lại lấy ra ca ngợi một cô gái còn chưa có chồng là sao? Dương Qúy Phi vốn là một dâm phụ, từng là vợ con trai Đường Minh Hoàng, bị vua cha cướp lấy. Dương Qúy Phi với sắc đẹp dục tính đã khiến con nuôi Đường Minh Hoàng là An Lộc Sơn muốn cướp người đàn bà dục tình này nên đã làm loạn, gây chết một phần ba dân số Trung Hoa thời đó…", ông Hảo viết.
'KHÔNG NÊN NÉM ĐÁ'
Sau sự việc một tờ báo trong nước đăng tin bài về việc Giáo sư tiếp đón một nữ hoa hậu tới thăm nhà vào dịp Tết, kèm một số bức ảnh về cuộc gặp mặt riêng tư đầu Xuân tại nhà riêng của vị Giáo sư cao niên, đã xuất hiện nhiều ý kiến trên mạng.
Một số tờ báo của nhà nước lên tiếng cho rằng không nên căn cứ vào một vài tấm hình đã đăng để 'ném đá' vị Giáo sư cao niên, lại là anh hùng lao động của thời kỳ đổi mới.
Song cũng có một số ý kiến cho rằng có vấn đề trong sự kiện đón tiếp 'riêng tư này'.
Blogger, nhà báo tự do Huy Đức trong một bài viết của mình được BBC đăng lại hôm 25/2 với tựa đề "Quốc sư và Quốc phụ" có đoạn:
"Tuy thất vọng trước chương trình Táo quân Giao thừa 2015, nhưng ngay sáng mùng Một Tết, công chúng đã được đền bù khi nhìn thấy những tấm hình chụp "thâm cung" nhà Cựu TBT Nông Đức Mạnh.
"Trận cười chưa dứt thì hôm qua, mùng 6 Tết, dân chúng lại mục kích loạt ảnh GS Vũ Khiêu hôn má và cho chữ hoa hậu Kỳ Duyên. Nhưng đừng tưởng truyền thông nhà nước chỉ đóng vai trò mua vui. Các nhà báo lề phải thâm thúy hơn những gì vài facebookers đang chế nhạo.
"Lâu nay, giới học thật - căn cứ vào những "tác phẩm" từng xuất bản khi ông còn trẻ - không lạ gì vốn chữ nghĩa của học giả Vũ Khiêu.
"Nhưng với công chúng số đông, nếu truyền thông nhà nước không cho chúng ta đọc câu đối mà Vũ Khiêu tặng Kỳ Duyên - “Trí như bạch tuyết tâm như ngọc - Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” - làm sao biết, GS Vũ Khiêu không những không biết "niêm luật" tối thiểu khi viết câu đối mà còn, phần văn vẻ nhất, lại đạo thơ Lý Bạch (chưa kể về ý, vế đầu tự viết thì tối nghĩa, vế sau của Lý Bạch thì dung tục khi dùng cho tình huống một ông già trăm tuổi tặng cô gái 19 tuổi - Vũ Khiêu cũng đã từng đạo lời Quản Trọng nói về Thúc Nha, thời Đông Chu, khi "khóc" Tướng Giáp)."
Và blogger Huy Đức viết tiếp:
"Văn chương như Vũ Khiêu mà biết bao năm qua vẫn được không ít người tôn là "quốc sư", vẫn được không ít người trông coi đình đền miếu mão mời viết văn bia; Văn hóa như Nông Đức Mạnh mà vẫn có thể làm Chủ tịch Quốc hội tới 9 năm, vẫn làm Tổng bí thư tới 10 năm... thì, đất nước không như thế này mới lạ."
CÓ TRÁI ĐẠO LÝ?
Hôm Chủ Nhật, khi được hỏi liệu có hợp với đạo lý của người Việt Nam hay không, khi người trẻ tuổi hơn, hay lớp hậu sinh, 'phê phán, chỉ trích' người lớn tuổi hơn, đặc biệt với một vị cao niên đã một trăm tuổi đời như thế, nhà phê bình văn học Trần Mạnh Hảo nói:
"Vấn đề này nó là vấn đề chung, lớn hơn quan niệm đạo lý đó, tất nhiên chúng tôi rất tôn trọng những người lớn tuổi.
"Thế nhưng những người lớn tuổi cũng phải tôn trọng chúng tôi.
"Vẫn phải tôn trọng! Ông hơn một trăm tuổi mà ông ôm một cô gái đáng tuổi chắt của ông, mà ông ôm hôn theo kiểu lực điền như vậy thì ai chịu được?".
Và ông Hảo nói thêm:
"Một loạt các Giáo sư, hàng loạt các trí thức thực sự và có đóng góp lớn cho đất nước, cho dân tộc thì đều bị thất sủng.
"Còn các Giáo sư bần cố nông mà ít học thì lại được tôn vinh lên," nhà phê bình nói với BBC hôm 01/3/2015."
Được biết, Giáo sư Vũ Khiêu, tên thật là Đặng Vũ Khiêu sinh năm 1916.
Ông là nhà nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học Việt Nam.
Ông cũng từng giữ các chức vụ Phó Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).
Giáo sư Vũ Khiêu được nhà nước Việt Nam phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới vào năm 2000.
Trần Mạnh Hảo.
GS. Vũ Khiêu, thần tượng trí thức và biểu tượng văn hóa của chế độ hiện hành, anh hùng lao động, vừa được thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng câu đối ca tụng ông lên mây, nhân việc ông thọ 100 tuổi như sau :
"Triết gia trong cách mạng - Nghệ sĩ giữa Anh hùng"
Ông cũng là người được giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu 1996 về các cuốn sách mỹ học, triết học, văn hóa học như :" Nghệ sĩ và anh hùng"
"Góp phần nghiên cứu cách mạng tư tưởng và văn hoá (1987), Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử" nhằm ca ngợi Bác và Đảng.
Năm 2000, giáo sư được phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời đổi mới.
Ngày 12 tháng 9 năm 2006, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thay mặt Hội đồng Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất cho Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu vì có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp phát triển khoa học xã hội và nhân văn, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Đại hội Thi đua Thủ đô Hà Nội, khi được trao tặng danh hiệu "Công dân Ưu tú Thủ đô".
( Theo từ điển mạng)
Ông từng được nhà nước tặng biệt thự, được chế độ ưu đãi công thần, chế độ coi ông là thần tượng văn hóa của chế độ…
Năm 1963 GS. Vũ Khiêu đã viết cuốn sách về Mỹ học có tên là “Đẹp”. Năm đó, chúng tôi đã mua cuốn sách này để đọc và thấy kiến thức của GS. Vũ Khiêu phải nói cho công bằng là rất hạn hẹp và ấu trĩ. Mỹ học trong cái nhìn của GS là Mỹ học có tính giai cấp, có tính đảng. Cái gì đảng ta nói, đảng ta làm đều đồng nghĩa với cái đẹp. Ví dụ như cải cách ruộng đất là cái đẹp, đánh nhân văn giai phẩm là cái đẹp, căm thù giai cấp địa chủ tư sản là cái đẹp…
Sau đó tôi đã đọc hầu hết các cuốn sách của GS. Vũ Khiêu như vừa kể trên thì thấy trình độ GS chưa thể gọi là trí thức.
Việc chế độ nâng GS. Vũ Khiêu từ một ông giáo tiểu học, từng hành nghề lao công tạp dịch trong bệnh viện thời Pháp lên thành biểu tượng cho giới trí thức : là anh hùng văn hóa, là nhà triết học số 1, mỹ học số 1, nhà nghiên cứu văn hóa số 1, thậm chí thành Nguyễn Trãi của chế độ…khiến dư luận giới trí thức thứ thật bất bình, không phục; nên khi GS. Ôm hôn cô hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên mãnh liệt quá mức ông cháu và nhất là cụ lại tặng cô này một câu đối thiếu văn hóa, khiến thiên hạ bực mình ném đá khắp nơi trên FB và trên các blog, website…
Chúng tôi đã đọc hầu hết các cuốn sách của GS. Vũ Khiêu thì thấy nếu ta xếp cụ vào hàng ngũ trí thức thì quả là một điều quá lố. Chỉ riêng việc GS. Vũ Khiêu lên tiếng nhiệt liệt ủng hộ hành vi của mộ kẻ điên rồ đòi sửa lại, viết lại Truyện Kiều như dưới đây, chứng tỏ cụ không phải là người trí thức :
"Trong cuộc hội thảo về Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ mới tổ chức vào ngày 15.12.2012 tại khu di tích Nguyễn Du, Hà Tĩnh, mỗi đại biểu tham dự được tặng một cuốn sách (bản photo) có nhan đề Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do Đỗ Minh Xuân, một kỹ sư, khảo dịch - nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in năm 2012. Cuốn sách này có lời đề tựa rất trang trọng của GS. Vũ Khiêu:
“Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…”
Với hơn 1.000 chỗ sửa, tức 1/3 tác phẩm, gần như bất cứ chỗ nào trong Truyện Kiều, cũng bị ông kỹ sư cắt xé, bức tử. Điều đáng nói là, việc sửa thơ này của ông kỹ sư lại nhận được cổ xúy của một bậc giáo sư lừng danh: Anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu."
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Khi%C3%AAu
GS. Vũ Khiêu quả tình không thể gọi là trí thức khi muốn lấy hoa mào gà làm quốc hoa. Ơ hay, bệnh mào gà là bệnh gì chắc GS. chưa biết hay sao ?
GS.Vũ Khiêu tặng cô hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên câu đối thiếu văn hóa dưới đây sao có thể gọi là trí thức :
Giáo sư Vũ Khiêu đã viết tặng hoa hậu Kỳ Duyên đôi câu đối:
"Trí như bạch tuyết tâm như ngọc
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung"
GS.Vũ Khiêu đã lấy nguyên vẹn một câu thơ của đại thi hào Lý Bạch trong bài thơ “Thanh Bình điệu” : “ Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” làm câu đối trên. Đạo văn như trên sao là trí thức ?
Câu đối trên ngay từ câu đầu, GS. Vũ Khiêu đã diễu cô hoa hậu rằng trí của cháu trắng như tuyết, nghĩa là cháu không có trí; có lẽ GS. Vũ Khiêu muốn nói đến câu thơ Nguyễn Du : “ Mai cốt cách tuyết tinh thần” chăng ? Nhưng TRÍ và TINH THẦN là hai điều khác nhau thưa cụ GS ! Tinh thần trong câu Nguyễn Du có thể hiểu là tâm đấy ! Trí mà như tuyết thì trí ấy bằng không à ? Câu đối tặng người ta mà xỏ xiên như thế sao gọi là trí thức ?
Bài thơ “Thanh bình điệu” của Lý Bạch là bài thơ ca ngợi thân xác gợi dục của Dương Qúy Phi sau khi làm tình với Đường Minh Hoàng, sao lại lấy ra ca ngợi một cô gái còn chưa có chồng là sao ? Dương Qúy Phi vốn là một dâm phụ, từng là vợ con trai Đường Minh Hoàng, bị vua cha cướp lấy. Dương Qúy Phi với sắc đẹp dục tính đã khiến con nuôi Đường Minh Hoàng là An Lộc Sơn muốn cướp người đàn bà dục tình này nên đã làm loạn, gây chết một phần ba dân số Trung Hoa thời đó…
Có thể vì chế độ nâng GS. Vũ Khiêu, một người không phải trí thức lên thành biểu tượng của trí thức, biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà nhân dịp cụ ôm hôn gái trẻ kiểu trai lực điền và tặng nàng đôi câu đối đểu nên đã bị dân mạng ném đá cho bõ tức vì bị lừa hết vụ này sang vụ khác chăng ?
Sài Gòn lúc 23 h 28’ ngày 27-2-2015
Trần Mạnh Hảo
Lại nói về ông già họ Vũ, những ngày qua có không ít người bênh vực, nói rằng xã hội chĩa mũi dùi nhọn vào một ông già trăm tuổi là vô lễ, rằng chỉ là cái hôn xã giao, rằng câu đối cũng bình thường khen ngợi vẻ đẹp của nàng Huê hậu. Nên bài này không bàn và nhắc đến việc đó nữa.
Tra trên Wikipedia thì có dòng tiểu sử như này:
Vũ Khiêu, tên thật là Đặng Vũ Khiêu (19/09/1916), là một học giả nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam).
Cũng trong Wiki về ông này, phần MỘT SỐ PHÁT NGÔN, xin chép lại y nguyên để thấy được “học vấn uyên thâm” của ngài:
Gần đây nhất, trước khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị chất vấn tại quốc hội, ông Vũ Khiêu đã có bài khen ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong khi nhiều người, đặc biệt là ngoài nước đặt câu hỏi về năng lực và trách nhiệm của ông Nguyễn Tấn Dũng trong vụ Vinashin vỡ nợ và vụ khai thác Bauxite tại Tây Nguyên. Đáng chú ý, người thực hiện bài này yêu cầu thẳng Vũ Khiêu đánh giá về Thủ tướng, và được ông khen rằng Nguyễn Tấn Dũng "có thể là một trong những người nắm bắt được xu hướng phát triển thời đại". Việc những bài như vậy đăng ở Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tạo cảm giác rằng bên hành pháp đang muốn tạo dư luận thuận lợi trước phiên chất vấn và cũng "nhắc nhở" các vị dân biểu.
Nhận xét về nhiệm kỳ hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Khiêu nói: "Thành công của Thủ tướng cũng là thành công của tập thể lãnh đạo, mà trách nhiệm của Thủ tướng thì cũng là trách nhiệm chung của ban lãnh đạo, chứ không chỉ của một mình Thủ tướng"
Về quốc hoa của Việt Nam, Vũ Khiêu có ý kiến cho rằng "Nếu chọn được bông hoa khác, ngoài các loại hoa trên thì cũng nên chọn, miễn là được nhân dân đồng ý. Ví dụ như hoa Mào gà, nếu được đông đảo nhân dân đồng ý cũng nên chọn làm quốc hoa của Việt Nam".
Ông còn viết lời đề tựa cho cuốn Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do Đỗ Minh Xuân khảo dịch – Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin in năm 2012, một cuốn sách đã xâm phạm trắng trợn và thô bạo bản quyền tác giả và bị dư luận lên án gay gắt.
Bài phóng sự "Sự thật ấn đền Trần ở Thái Bình" đăng trên phiên bản điện tử của báo Tiền Phong ngày 11/06/2010 viết về lễ khai ấn tại đền Trần Hưng Hà bắt đầu vào ngày 13 tháng Giêng năm 2010 cho biết, trong dịp khai ấn này, đã có hàng vạn bản ấn được đóng, phát/bán cho nhân dân. Quả ấn được đóng là một quả ấn "nhái", bị khắc ngược, có 4 chữ "Thượng Nguyên Chu thị" nhưng lại được coi là ấn cổ, ấn quý, "ấn vua Trần" vì Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Bình đã thông qua một cán bộ ở Bộ Công an, "nhờ GS Vũ Khiêu đọc giúp, và GS trả lời rằng đó là bốn chữ "Quốc vương thiên nhân"
Thế nhưng, còn chưa kinh hồn bằng việc, ông Đặng Vũ Khiêu – Niềm tự hào của dòng họ Vũ, từ bỏ họ Đặng (Họ gốc Việt), lấy họ Vũ, và nhận Vũ Hồn (An Nam Đô Hộ Kinh Lược Sứ Tàu) làm tổ Vũ. Bảo sao khi mừng thọ 100 (lúc mới có 98 tuổi), ngài lại đội nón cộc và vận áo lễ của triều Mãn Thanh.
Kinh hơn nữa, ngôi mộ tổ mà ông Khiêu vẫn hô hào con cháu 2 dòng họ Vũ - Võ hàng năm về tế lễ lại là mộ giả, mới chỉ có niên đại khoảng 300 năm, trong khi đó, bà Vũ Thị Đức – mẹ ruột của Vũ Hồn, lại sống cách đây ngót 1200 năm. Tức là theo ông Khiêu, dòng họ Vũ mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 9.
Lại còn kinh hơn nữa, đôi câu đối Câu đối của ông Khiêu dâng vào Miếu Thần tổ Vũ Hồn ở Mộ Trạch, Hải Dương "Vạn cổ càn khôn hưng tái tạo/ Cửu tiêu nhật nguyệt phúc trùng quang", do ông ăn cắp gần nguyên xi đôi câu đối ở đình làng An Trì ở tận Hải Phòng "Vạn cổ càn khôn hưng tái tạo/ Cửu vân nhật nguyệt ánh trùng quang".
Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu âm thầm, đơn giản như người cả đời đi tìm dòng tích chữ Việt cổ Đỗ Văn Xuyền, chỉ là một ông giáo nghèo, nhưng đã có những phát hiện chấn động, về một thầy giáo họ Vũ (Vũ Thê Lang) quê ở Mộ Trạch (Hải Dương) đã cùng vợ là bà Nguyễn Thị Thục, quê ở Đông Ngàn (Kinh Bắc), đã lên vùng này dạy học vào thời Vua Hùng thứ 18. Thầy cô đã chết vào cùng một giờ, ngày 2-2 năm Quý Dậu (288TCN). Vợ chồng thầy cô giáo được song táng trong lòng một ngôi miếu cổ và được người dân thôn Hương Lan âm thầm bảo vệ suốt 2.300 năm, hiện vẫn còn văn bản, thư tịch lưu lại trong miếu và qua lời kể của người dân.
Đầu năm mới Ất Mùi 2015, Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên và gia đình tới thăm và chúc Tết Anh hùng Lao động – Giáo sư Vũ Khiêu tại nhà riêng của ông. Tại đây, hình ảnh quen thuộc của bậc trường bối đáng kính ôm hôn một cô gái đáng bằng tuổi cháu chắt mình lại bị dư luận “bẻ lại” theo hướng tiêu cực một cách khó hiểu.
Khi bức ảnh nụ hôn lên má Hoa hậu Kỳ Duyên của vị giáo sư nổi tiếng Vũ Khiêu được chia sẻ trên các trang mạng, ngay lập tức, nó đã trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận. Rất nhiều ý kiến đã được nêu ra, có người tỏ ra không đồng tình với hành động của vị giáo sư đã 100 tuổi nhưng cũng không ít lời bênh vực cho rằng đó đơn giản là cử chỉ thể hiện sự yêu mến của bề trên đối với hậu bối.
Giáo sư Vũ Khiêu
Danh hài Vượng Râu: Phải trân trọng người già...
Trên trang Facebook cá nhân của mình, vài ngày gần đây, danh hài Vượng Râu thường xuyên đưa ra những ý kiến bình luận xung quanh bức ảnh Giáo sư Vũ Khiêu và Hoa hậu Kỳ Duyên. Khi được hỏi quan điểm của anh khi xem bức ảnh ấy, danh hài cho biết: “Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên vị Giáo sư “đáng kính” vấp phải phản ứng của dư luận. Với cụ (Giáo sư Vũ Khiêu - PV), cứ cho rằng là một người "đức cao vọng trọng" nhưng khi cụ ủng hộ việc sửa Truyện Kiều, giới trí thức đã cực lực phản đối hành động ấy của cụ.
Còn lần này, qua bức hình cụ thơm vào má cô Hoa hậu Kỳ Duyên, chỉ là trên mức hình thôi, nhưng nó sẽ đẹp hơn nếu cụ thơm vào trán hoặc đứng nguyên,… Thế nên, đừng trách dân mạng (cộng đồng mạng - PV) phản đối mạnh hành động ấy của cụ, người ta cũng có lý do cả, bởi họ thấy khó chịu, đừng trách họ a dua theo xu thế đám đông!"
Tuy vậy, danh hài Vượng Râu quả quyết, không được lên án người già: “Nhưng nói đi cũng phải nói lại, cụ hiện giờ đã 100 tuổi, khó có thể còn minh mẫn, dù gì thì những người như cụ cần phải cẩn thận hơn, cẩn trọng hơn. Hơn nữa, với người già, chúng ta không được lên án, mà cần phải trân trọng họ”.
Anh nói thêm: “Theo hiểu biết của tôi, nếu cụ là một nhà Nho thì đạo Nho có một câu rất quan trọng đó là: “Nam nữ thụ thụ bất tương thân”. Có nghĩa, người đàn ông và đàn bà không kể tuổi tác, nói một cách nôm na, khi đến tuổi trưởng thành mà gần gũi nhau là không thể được, tuyệt đối không được, đối với “nhà đạo” là vậy. Đó là điều chắc chắn, không ai phản bác được”.
Riêng về nội dung câu đối mà Giáo sư Vũ Khiêu tặng HHVN 2014, Vượng Râu cho rằng: “Cụ là người hay cho câu đối, viết lách nhiều thứ, nhưng văn chương chữ nghĩa, người ta hay bảo: “Khôn văn tế, dại văn bia”. Việc cho chữ chẳng khác nào văn bia, nó tồn tại muôn đời, còn mãi mãi, không giống như văn tế, xong là đốt, đốt là hết …
Bản thân tôi cũng là người cùng quê với cụ, tôi cũng xem cụ như những giáo sư khác thôi, bởi mỗi người có suy nghĩ của riêng mình. Cụ cũng được rất nhiều người trân trọng, bởi cụ cũng đã làm được những việc thực sự có ích”.
Diễn viên Nhật Ký Vàng Anh- Diễm Hằng: Một bức ảnh không nói lên tất cả
Trong khi nhiều ý kiến trên các trang mạng tập trung dành nhiều lời bình khiếm nhã cho vị giáo sư danh tiếng, thì diễn viên Diễm Hằng lại hoàn toàn khác, cô cho rằng: ‘‘Hoa hậu là người của công chúng, nên cuộc sống riêng tư luôn được nhiều người tò mò dõi theo. Vì vậy, mỗi khi chia sẻ điều gì, nên có chọn lọc, chọn lọc những gì mình làm càng đẹp càng tốt, như vậy dư luận sẽ quan tâm nhiều hơn, tích cực hơn.”
Nữ diễn viên Nhật ký Vàng Anh e ngại: “Tuy nhiên, theo tôi, hoa hậu là người đại diện nhan sắc, trí tuệ cho phụ nữ trong cả nước, không nên quá thoải mái trong mọi hành động, cử chỉ.”
Cuối cùng, Diễm Hằng khẳng định, cô không có bất cứ lời bình nào khi xem bức ảnh: “Với bức ảnh vị giáo sư đang hôn má Hoa hậu Kỳ Duyên, ai muốn nghĩ như thế nào là tùy vào quan điểm cá nhân của mỗi người. Với tôi, tôi cũng chỉ vào mạng, mở xem rồi thôi. Tôi nghĩ rằng, chỉ một bức ảnh không bao quát mọi vấn đề, nó không đủ để nói lên tất cả. Tuy nhiên, nếu trong bức ảnh đó, người thơm má Hoa hậu Kỳ Duyên là “ông ruột” của cô ấy thì tôi nghĩ rằng, khi đó mọi người sẽ không có gì để bàn, cũng sẽ không bình luận hành động đó phản cảm nhiều như hiện giờ. Còn với người nước ngoài, trong giao tiếp, xã giao, người ta thơm má nhau cũng là điều bình thường thôi mà.”
Phương Trinh (Chuyện đời)
Tags : hoa hậu Kỳ Duyên, thơm má, nghệ sĩ, anh hùng bàn phím, Vũ Khiêu
Sẽ chẳng có gì quá đáng để bình luận, đàm tiếu nếu cụ ông trăm tuổi ấy không phải là cụ Vũ Khiêu, chuyên gia cho chữ thánh hiền, bậc giáo sư được nhiều người tôn kính với nhiều danh hiệu tôn kính của nước nhà, còn người được hôn là đương kim hoa hậu mà sự đăng quang vương miện của cô gây nhiều tranh cãi.
Nhưng chính sự bình luận khen chê trên lại tạo ra một cuộc tranh luận gay gắt hơn của cộng đồng mạng và dư luận báo chí về cái sự gọi là “tính nhân văn” của truyền thống Việt về ứng xử với người già - một đời người như ứng xử với cổ thụ - một đời cây.
Không ít bạn trẻ và cả những trí thức uyên sâu thấy động lòng trắc ẩn, cựa quậy sợi dây tự tôn của mình về sự kiện cái hôn này không phải vì cái hôn hít… hà của bậc trưởng lão mà bởi cái câu đối mà cụ đích thân viết tặng cho người đẹp. Họ cho rằng cặp chữ mà cụ cho chưa chuẩn và quên cái dấu ngoặc kép cần có để "sòng phẳng" rằng đây là chữ của bậc thánh hiền nào đó chứ không phải chữ của cụ.
Từ cái sự không hài lòng này sịa sang cái …hôn, thế thôi.
Ở phía khác những người sống thiên về cái sự hòa, cái sự bao dung lại cho rằng phái đả kích quá ư khắc nghiệt, thiếu tính nhân bản với người già, hơn nữa người già ấy sống 100 tuổi, cái tuổi quý hiếm, cái tuổi là niềm tự hào của con cháu, bạn bè, học trò, làng quê mà cụ sinh ra, phố phường mà cụ đang tươi vui sống.
Chúng ta cần trả lại sự công bằng cho cái hôn ấy nếu với cả người hôn và được hôn cảm thấy đó là cái hôn đẹp của cuộc đời mình.
Họ cho rằng người già 100 tuổi mà vẫn không ngừng đọc sách, viết chữ tử tế dâng tặng cho đời, vẫn trẻ trung yêu đời với ánh mắt sáng long lanh, vẫn sang sảng trên các diễn đàn, hội thảo về văn hóa, chính trị, vẫn say sưa miệt mài viết, sáng tạo các câu đối dâng cho đời, các văn bia để lại đời sau, không hề là một gánh nặng cho con cháu, xã hội là người xưa nay hiếm phải được đối xử như tài sản quý của quốc gia.
Họ rất có lý khi cho rằng các cụ là bậc cha, ông của mình nếu có điều gì mình thấy chưa ưng ý thì mình cũng không nên có lời thiếu khiếm nhã hoặc gay gắt với cụ chứ chưa nói đến những lời châm chọc vô lễ. Đời cây - đời người luôn là một phần của sự sống, ở đó bất cứ ai, kể cả các bậc lãnh tụ tôn giáo, chính khách, nhà khoa học, văn nhân hoặc một nông dân cả đời cày cấy, một người thợ cả đời lao lực mồ hôi v…v đều có thể có nhiều lúc trái gió trở trời sơ suất điều này việc kia.
Thì, với thời gian mà con người ấy tồn tại đến cái tuổi 100 xưa nay hiếm đương nhiên sự công bằng không những được quyền thiết lập mà thậm chí cả những hương ước của cộng đồng cũng phải được thiết lập để bảo vệ cái thế giới tinh thần cũng như cái thế giới sống vật chất của những con người ấy, nếu công tâm nhìn nhận cả cuộc đời họ cái sự "lành" là cơ bản, cái "tâm thiện" là nền tảng.
Trên mạng xã hội có không ít những lời phê phán nặng nề cụ Vũ Khiêu có thể xuất phát từ không ít thông tin bất lợi về cái sự cho chữ của cụ, về những gì mà cụ cống hiến mà họ cho là ít tính hữu ích cho hệ tư duy, tư tưởng của họ. Điều này những người phản bác lại họ ở mức độ nào đó cần tôn trọng, bởi, chúng ta đang sống trong một xã hội mà ai cũng hiểu rằng sự tôn trọng các chính kiến, tư tưởng là một trong những đột phá quan trọng của sự phát triển dân tộc, quốc gia.
Nhưng nếu những người gay gắt phê phán cái sự cho chữ, tặng chữ rồi cả những hành xử của cụ Vũ Khiêu trong các mối quan hệ, giai tầng mà họ không có thiện cảm nào đó nếu đặt mình là con cháu trong dòng tộc của cụ liệu có nỡ nặng lời với cụ không? Tôi tin chắc chắn là không.
Có ý kiến phản biện rằng người trẻ có quyền sai còn người già không có quyền sai, hơn nữa người già ấy lại là một tên tuổi được tôn vinh càng không có quyền sai, là ý kiến không công bằng. Lẽ ra phải ngược lại.
Với người trẻ cần phải nghiêm khắc hơn vì họ là người có sứ mệnh làm chủ đất nước, thay đổi hình ảnh của dân tộc theo hướng phát triển, họ có điều kiện và sức khỏe để hoàn thiện mình với thế giới văn minh, họ có năng lực tiếp xúc với công nghệ hiện đại cũng như các tư duy mới, họ ít bị chi phối bởi những hoàn cảnh bất đắc dĩ nào đó của quá khứ dân tộc với những tồn tại của lịch sử trong giai đoạn trở dạ v…v. Tất nhiên ở đây tôi không hề có ý cho rằng sai sót nào đó của người già không phải là không có ảnh hưởng nào đó với đất nước. Vấn đề là cái gọi là sai sót kia có nghiêm trọng đến mức mà dư luận ào ào lên án không?
Trong trường hợp cụ thể của cụ Vũ Khiêu thì rõ ràng cái việc cho chữ không nói rõ nguồn gốc của chữ cũng như không giải thích rõ ý nghĩa uyên sâu của chữ gây nên những hiểu lầm không đáng có, ở mức độ nhân văn là không đáng để cụ phải nhận những lời mỉa mai, châm trích của không ít người ở cộng đồng mạng xã hội trong những ngày đầu xuân, những ngày mà con cháu luôn chúc phúc mừng tuổi những người già, đặc biệt là người già 100 tuổi.
Còn sự kiện cái hôn của cụ với cô hoa hậu Kỳ Duyên là chuyện cá nhân của cụ với Kỳ Duyên, cái hôn mà cô hoa hậu cảm thấy hãnh diện còn cụ 100 tuổi gần đất xa trời cảm thấy vui sẽ thật là tầm thường cho ai đó giễu cợt, châm trọc, chê bai nó. Chúng ta cần trả lại sự công bằng cho cái hôn ấy nếu với cả người hôn và được hôn cảm thấy đó là cái hôn đẹp của cuộc đời mình.
Tuy vậy qua sự kiện trên cũng có những bài học được rút ra đó là với những con người nổi tiếng có ảnh hưởng trong xã hội như cô hoa hậu, như giáo sư Vũ Khiêu thì mọi động thái của họ không đơn giản chỉ là việc riêng của họ nữa, vì vậy họ phải chấp nhận một sự thật đó là sự theo dõi phê phán của công chúng, vì vậy họ dù là bất cứ tên tuổi ở bất cứ lĩnh vực nào, tuổi tác ra sao đều phải rất cẩn trọng với hình ảnh của mình trước công chúng.
Xã hội mạng là tấm gương phản chiếu tức thời và lan rộng thành làn sóng luôn có mặt tích cực của nó để mỗi con người danh tiếng biết mình là ai trong lòng công chúng để hoàn thiện mình hơn.
An Việt
Tags : GS Vũ Khiêu, hoa hậu Kỳ Duyên, cộng đồng mạng, người trẻ, người già, mạng xã hội
Có những ý kiến đây là nụ hôn của người lớn tuổi dành cho bậc con cháu nên không nên đánh giá theo xu hướng dung tục. Phần nhiều cho rằng giáo sư hôn chưa đúng cách.
Vậy nếu muốn hôn “chuẩn” – là nói về nụ hôn xã giao, thì chúng ta phải làm thế nào?
Nụ hôn bắt nguồn từ đâu?
Đề tài khoa học “Các hình thức chào trên thế giới” của nhóm sinh viên Đặng Hà Vân, Hoàng Hải Vân, Nguyễn Trà My, Trần Thị Hương Giang, K48 - Quốc tế học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia HN) đã đưa ra những con số thống kê thú vị.
Trong phạm vi 130 nước để nghiên cứu, kết quả là 92 nước dùng hình thức bắt tay; 74 nước dùng hình thức hôn, trong đó 65 nước dùng kiểu hôn má, 5 nước dùng kiểu hôn 1 lần, 17 nước dùng kiểu hôn 3 lần, 10 nước dùng kiểu hôn gió; 27 nước dùng hình thức ôm; 44 nước dùng hình thức cúi chào; 4 nước dùng hình thức chắp tay cúi chào; 8 nước dùng hình thức gật đầu.
Rất nhiều nước kết hợp các hình thức trên với nhau khi chào.
Cũng theo nhóm sinh viên này, thì “Theo các nhà nhân loại học thì “nụ hôn” bắt nguồn từ tục lệ gọi là “mớm”. “Mớm” là hành động của người lớn (thường là người mẹ) nhai và chuyển thức ăn nhuyễn từ miệng mình sang miệng đứa trẻ sơ sinh hoặc trẻ con. Thật dễ dàng để hình dung “mớm” chính là nguồn gốc hình thành “nụ hôn”” .
Nhóm sinh viên này định nghĩa “Hôn là áp môi hoặc mũi vào để tỏ lòng yêu thương quý mến. Những người bạn thân hoăc họ hàng thường chào nhau bằng hình thức này”.
Nụ hôn có ý nghĩa khác nhau với những đối tượng khác nhau. Nụ hôn giữa bố mẹ và con cái: Đây là nụ hôn nhẹ và nhanh, thể hiện tình yêu thương trong gia đình. Nhưng cử chỉ này sẽ dễ bị hiểu sai nếu hôn quá lâu và mạnh.
Hôn bạn bè và người thân trong gia đình: Đó là một nụ hôn nhanh lên má hoặc môi của các thành viên trong gia đình để bày tỏ tình cảm, sự yêu mến.
Nụ hôn xã giao: Hình thức này được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Âu giữa những người đứng đầu Nhà nước hoặc các tổ chức (thường hôn vào mỗi bên má). Đây là một hình thức ngoại giao.
Nụ hôn tình yêu: Đây là nụ hôn thể hiện tình yêu nam nữ.
Hôn xã giao thế nào cho “chuẩn”
Nhóm sinh viên đã tìm hiểu được có khoảng 65 nước dùng kiểu “hôn má” để chào nhau trong giao tiếp, trong đó có khoảng 5 nước hôn 1 lần (Xứ Wales, bạn thân là phụ nữ với nhau thường hôn nhẹ lên má một lần khi chào. Phụ nữ Anh chỉ được hôn lên má duy nhất một lần bởi một người đàn ông hay một người phụ nữ khác khi chào), 17 nước hôn 3 lần (Luxembourg, Pháp, Bỉ, Afghannistan…), 10 nước hôn gió (Eritrea, Camerun, Uruguay, Brazil…), trong đó có rất nhiều nước mà thực tế của những nụ hôn đó là sự chạm má và hôn gió.
Đặc biệt, ở Ai Cập, sau một thời gian dài không gặp nhau người ta có thể hôn chào rất nhiều lần, đôi khi kết thúc việc chào hỏi đó bằng cách hôn lên trán.
Trên trang web của Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp có chỉ dẫn về cách giao tiếp với người Pháp:
“Hôn tay khi gặp nhau đã lỗi thời từ lâu, trừ khi các nhà chính trị muốn thu hút sự chú ý của dư luận. Khi gặp nhau chỉ chào hỏi bình thường, bắt tay nhẹ. Nếu thân quen thì có thể hôn nhẹ, tượng trưng thôi, lên gò má trái và phải của người phụ nữ. Nếu gặp nhau lần đầu tiên thì tuyệt nhiên không được phép làm việc đó”.
Trên các trang web của một số công ty tư vấn du học Mỹ đều có chỉ dẫn về cách thức giao tiếp của người Mỹ.
“Ở Hoa Kỳ, bắt tay là một cách chào phổ biến. Bạn có thể bắt tay cả đàn ông và phụ nữ ở những lần gặp nhau đầu tiên hoặc sau đó. Thỉnh thoảng bạn có thể thấy đàn ông với đàn bà hoặc đàn bà với đàn bà chào nhau bằng cách ôm, và thậm chí cọ má vào nhau hoặc hôn nhẹ lên má nhau. Hình thức chào này thường chỉ dành cho những người là bạn bè lâu, hoặc ít nhất cũng đã quen nhau. Ngoài ra, người Mỹ rất ít đụng chạm vào nhau”.
Trong bài viết “Phép lịch sự xã giao” đăng trên trang web của Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng nêu rõ:
“Đối với người thân quen thì có thể ôm hôn, song thực ra chỉ chạm má. Tuy nhiên, cũng tuỳ cử chỉ của khách, nếu khách có dấu hiệu thân mật muốn ôm hôn (ví dụ, khi trông thấy ta thì mở rộng cánh tay tiến nhanh đến) thì hãy ôm hôn. Với phụ nữ lại càng cẩn thận hơn. Có người (ví dụ: Mỹ La-tinh) vừa ôm vừa vỗ lưng, có người (như người Nga) hôn 3 lần”…
Ngoài ra còn có sự kết hợp lẫn nhau giữa những hình thức chào khác nhau. Ở Eritrea, vùng thành thị, bạn bè và người thân không chỉ bắt tay nhau mà còn hôn gió 3 lần trong khi chạm má. Ở Ai Cập, bạn bè cùng giới nhìn chung thường bắt tay và hôn lên hai má, trước là má phải sau là má trái. Ở Panama, phụ nữ chào nhau, có khi là nam nữ chào nhau bằng cách: bắt tay (nắm chặt tay nhau), đồng thời ngả người về phía trước và trao cho nhau nụ hôn vào má. Người Maori ở New Zealand thường chào nhau bằng phong tục “hongi” - chạm mũi vào nhau với đôi mắt nhắm và mồm phát ra những tiếng nhỏ ”mm-mm”…
Hình thức ôm
Để chào nhau người dân ở một số nước còn có hình thức ôm (27 nước). Ôm là vòng hai tay qua để giữ sát vào lòng, vào người. Cũng giống như hôn, hình thức ôm cũng thường dành riêng cho những người bạn thân và những người họ hàng chào nhau. Đặc biệt, ở Luxembourg, đối với những người phụ nữ là bạn thân của nhau, đôi khi họ còn ôm nhau 3 lần khi chào.
Hai hình thức ôm và hôn thường đi cùng với nhau. Ôm và hôn thường chỉ dành riêng đối với phụ nữ, bạn bè, người thân, ở vùng thành thị và đôi khi ở một số nước như Pháp, Italia, Panama...
Đề tài khoa học “Các hình thức chào trên thế giới”
Theo VietNamNet
Tags : GS Vũ Khiêu, chào, hình thức ôm, nụ hôn, nhóm ngiên cứu, đề tài khoa họa
(PetroTimes) - Bức ảnh GS Vũ Khiêu “thơm má” hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã gây nhiều bàn cãi. Tuy nhiên, một độc giả rất am tường về Hán học của PetroTimes lại không quan tâm nhiều đến hình ảnh “thơm má” mà chú ý nhiều hơn đến câu đối mà giáo sư tặng hoa hậu Việt Nam.
"Giáo sư Vũ Khiêu là một vị đạo cao đức trọng, học thức uyên thâm và đã nổi tiếng về tài làm câu đối. Nhưng trong trường hợp này khi giáo sư làm câu đối tặng Kỳ Duyên thì quả thật đây là đôi câu đối rất dở:
“Trí như bạch tuyết tâm như ngọc/Vân tưởng y thường hoa tưởng dung”.
Vế thứ 2 “Vân tưởng y thường hoa tưởng dung" là một câu thơ của Lý Bạch trong bài “Thanh bình điệu”.
Còn vế thứ nhất thì không hiểu là câu thơ của ai hay là câu của GS Vũ Khiêu. Nhưng đọc kỹ thì thấy “Trí như bạch tuyết” – không hiểu giáo sư có định mỉa mai Kỳ Duyên không khi nói rằng trí tuệ của cô trắng như tuyết. Một bộ óc mà trắng như tuyết thì có nghĩa là… chẳng biết gì!
Về luật đối âm, đối chữ ở trong đôi câu đối này cũng sai. Chẳng ai đi đối “Trí” với “Vân”, “Bạch tuyết” với “Y thường”… Những ai có chút hiểu biết về luật đối có thể dễ dàng nhận ra.
Thế mới biết đụng chạm đến chuyện chữ nghĩa thì chớ nên đùa. Chữ nghĩa không phải là má cô hoa hậu để mà thơm lúc nào cũng được.
VỀ NHỮNG PHÊ BÌNH GS VŨ KHIÊU : Xin nói thẳng một câu , đó là những phê bình hoàn toàn sai . Trước hết về câu đối : Có hai câu được mổ xẻ rất nặng tay. Câu tặng hoa hậu Kỳ Duyên : TRÍ NHƯ BĂNG TUYẾT ,TÂM NHƯ NGỌC VÂN TƯỞNG Y THƯỜNG ,HOA TƯỞNG DUNG Xin nói về cách tả người đẹp , tâm hồn đẹp trong thơ và câu đối ; từ xưa đã đưa cách nhìn người đẹp về những hình tượng chung : về người đẹp : hoa nhường , nguyệt thẹn , chim sa cá lặn , nghiêng nước nghiêng thành , tóc và y phục thì như mây , mặt thì như hoa ...Đến đại thi hào Nguyễn Du ,Lý bạch cũng theo cách diễn tả đó : "Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh ". " Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung ". Những câu , những từ đó trở thành mẫu chung , và ai cũng dùng mà không ai nói là bắt chước nhau .Lại còn những câu , những đoạn văn đã được dùng theo mẫu, hoặc tạo được cảm xúc mạnh nhất rồi , thì người sau có thể dùng lại ngay câu đó . Ngay trong truyện Kiều :có nhiều câu theo nguyên văn của tác phẩm trước đó . Thí dụ :" Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" lấy nguyên si câu :" Nhân diện bất tri hà xứ khứ . Đào hoa y cựu tiếu đông phong " của tác phẩm trước . Hay câu :" Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu " . Tài thơ như Nguyễn Du , Lý Bạch sao không tìm được câu hay , mà lại phải dùng nguyên hình ảnh, từ , câu, của các tác phẩm trước , Đó là vì không nệ là câu của ai, cốt gây được cảm xúc mạnh . Cho nên ở đây Lý Bạch đã dùng những hình ảnh và câu đã thành mẫu để tả Dương Quý Phi mà qua mấy trăm năm , không ai bảo là bắt chước và GS Vũ Khiêu cũng dùng ngay câu đó để tả người đẹp Kỳ Duyên, là như đã phân tích trên .Thế nhưng theo lời phê bình của Trần Mạnh Hảo thì lại còn vặn ra tả vẻ đẹp đầy dục tính . LẠi còn trích ngang vào một đoạn về Dương Quý Phi :Người đẹp dâm loạn , đã là vợ của con vua Đường Minh Hoàng . Sau lại là vợ của vua bố ...Rồi với sắc đẹp đày dục tính đã làm cho An Lộc Sơn , vì muốn cướp người đẹp, mà gây ra một cuộc chiến , làm chết 1/3 dân TQ hồi đó > Rõ thật là anh TMH độc ác ngay cả với người xưa : Những người đẹp nổi tiếng như Chiêu Quân , Điêu Thuyền , Dương Quý Phi ...ĐÃ chịu trăm cay, nghìn đắng , vì bọn vua chúa dùng để công nạp , tranh cướp nhau, đổi đất đai..Các nhà thơ thường rất thương xót và trân trọng .Như nàng Kiều đã phải vào nhà chứa ( Thanh lâu ) đến mấy lần và tự coi thân mình đã bị ô uế, bùn nhơ .Nhưng Nguyễn Du vẫn rất trân trọng :" Bụi nào cho đục được mình ấy vay " Ở câu thơ của Lý Bạch cũng không hề có ý nào nói Dương Quý Phi đày dâm tính như TMH đã suy luận .ĐỂ cho năng đòn Anh Hảo lại còn nói câu thơ tả khi Dương Quý Phi vừa làm tình xong , thế mà đưa vào tả cô gái chưa chồng . Thế anh Hảo không biết rằng thời ấy , vua không để cho người thường, dù người ấy là nhà thơ , được tiếp xúc với Hoàng hậu . Mà lại vào tận nội thất , nơi Hoàng hậu vừa làm tình xong ? Còn câu trên : Trí như băng tuyết cũng là theo cách tả như đã nói trên : Tuyết và ngọc là những hình tượng đẹp ,để nói về tâm hồn trong trắng . Thế mà TMH lại bẻ ra : Trí như tuyết thì trí ấy bằng không à . Nhưng rồi lại ngh: đến câu của Nguyễn Du : 'Mai cốt cách, tuyết tinh thần , anh Hảo vội chữa : trí khác, tinh thần khác , là tâm đấy .. Ai cũng phải hiểu rằng dù nói theo cách tượng trưng hay nói theo cách cụ thể , thì tinh thần vẫn bao gồm cả trí , cả tâm . Thế mà Nguyễn Du ví như tuyết thì là chuẩn . Còn GS Vũ Khiêu ví như tuyết thì lại là số không . Thế nếu có ai nói rằng người nào đấy có tinh thần như tuyết , thì theo anh Hảo nghĩa là có tinh thần bằng số không và phải hiểu là người ngẩn ngơ chăng ? Vậy thì những phê bình (Ỏ một bài khác , tôi đã nói về bài phê bình về câu đói tặng thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ) liệu còn đáng đánh giá không? . .
VỀ NHỮNG PHÊ BÌNH GS VŨ KHIÊU : Xin nói thẳng một câu , đó là những phê bình hoàn toàn sai . Trước hết về câu đối : Có hai câu được mổ xẻ rất nặng tay. Câu tặng hoa hậu Kỳ Duyên : TRÍ NHƯ BĂNG TUYẾT ,TÂM NHƯ NGỌC
Trả lờiXóaVÂN TƯỞNG Y THƯỜNG ,HOA TƯỞNG DUNG
Xin nói về cách tả người đẹp , tâm hồn đẹp trong thơ và câu đối ; từ xưa đã đưa cách nhìn người đẹp về những hình tượng chung : về người đẹp : hoa nhường , nguyệt thẹn , chim sa cá lặn , nghiêng nước nghiêng thành , tóc và y phục thì như mây , mặt thì như hoa ...Đến đại thi hào Nguyễn Du ,Lý bạch cũng theo cách diễn tả đó : "Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh ". " Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung ". Những câu , những từ đó trở thành mẫu chung , và ai cũng dùng mà không ai nói là bắt chước nhau .Lại còn những câu , những đoạn văn đã được dùng theo mẫu, hoặc tạo được cảm xúc mạnh nhất rồi , thì người sau có thể dùng lại ngay câu đó . Ngay trong truyện Kiều :có nhiều câu theo nguyên văn của tác phẩm trước đó . Thí dụ :" Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" lấy nguyên si câu :" Nhân diện bất tri hà xứ khứ . Đào hoa y cựu tiếu đông phong " của tác phẩm trước . Hay câu :" Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu " . Tài thơ như Nguyễn Du , Lý Bạch sao không tìm được câu hay , mà lại phải dùng nguyên hình ảnh, từ , câu, của các tác phẩm trước , Đó là vì không nệ là câu của ai, cốt gây được cảm xúc mạnh . Cho nên ở đây Lý Bạch đã dùng những hình ảnh và câu đã thành mẫu để tả Dương Quý Phi mà qua mấy trăm năm , không ai bảo là bắt chước và GS Vũ Khiêu cũng dùng ngay câu đó để tả người đẹp Kỳ Duyên, là như đã phân tích trên .Thế nhưng theo lời phê bình của Trần Mạnh Hảo thì lại còn vặn ra tả vẻ đẹp đầy dục tính . LẠi còn trích ngang vào một đoạn về Dương Quý Phi :Người đẹp dâm loạn , đã là vợ của con vua Đường Minh Hoàng . Sau lại là vợ của vua bố ...Rồi với sắc đẹp đày dục tính đã làm cho An Lộc Sơn , vì muốn cướp người đẹp, mà gây ra một cuộc chiến , làm chết 1/3 dân TQ hồi đó > Rõ thật là anh TMH độc ác ngay cả với người xưa : Những người đẹp nổi tiếng như Chiêu Quân , Điêu Thuyền , Dương Quý Phi ...ĐÃ chịu trăm cay, nghìn đắng , vì bọn vua chúa dùng để công nạp , tranh cướp nhau, đổi đất đai..Các nhà thơ thường rất thương xót và trân trọng .Như nàng Kiều đã phải vào nhà chứa ( Thanh lâu ) đến mấy lần và tự coi thân mình đã bị ô uế, bùn nhơ .Nhưng Nguyễn Du vẫn rất trân trọng :" Bụi nào cho đục được mình ấy vay " Ở câu thơ của Lý Bạch cũng không hề có ý nào nói Dương Quý Phi đày dâm tính như TMH đã suy luận .ĐỂ cho năng đòn Anh Hảo lại còn nói câu thơ tả khi Dương Quý Phi vừa làm tình xong , thế mà đưa vào tả cô gái chưa chồng . Thế anh Hảo không biết rằng thời ấy , vua không để cho người thường, dù người ấy là nhà thơ , được tiếp xúc với Hoàng hậu . Mà lại vào tận nội thất , nơi Hoàng hậu vừa làm tình xong ?
Còn câu trên : Trí như băng tuyết cũng là theo cách tả như đã nói trên : Tuyết và ngọc là những hình tượng đẹp ,để nói về tâm hồn trong trắng . Thế mà TMH lại bẻ ra : Trí như tuyết thì trí ấy bằng không à . Nhưng rồi lại ngh: đến câu của Nguyễn Du : 'Mai cốt cách, tuyết tinh thần , anh Hảo vội chữa : trí khác, tinh thần khác , là tâm đấy .. Ai cũng phải hiểu rằng dù nói theo cách tượng trưng hay nói theo cách cụ thể , thì tinh thần vẫn bao gồm cả trí , cả tâm . Thế mà Nguyễn Du ví như tuyết thì là chuẩn . Còn GS Vũ Khiêu ví như tuyết thì lại là số không . Thế nếu có ai nói rằng người nào đấy có tinh thần như tuyết , thì theo anh Hảo nghĩa là có tinh thần bằng số không và phải hiểu là người ngẩn ngơ chăng ? Vậy thì những phê bình (Ỏ một bài khác , tôi đã nói về bài phê bình về câu đói tặng thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ) liệu còn đáng đánh giá không? . .