9/12/16

"Harvard không phải thánh địa, mà là nơi rất… bình thường"

Khi nói tới “Harvard, bốn rưỡi sáng”, ông Trần Đức Cảnh, chuyên gia giáo dục Hoa Kỳ, nguyên thành viên ban cố vấn tuyển sinh của ĐH Harvard, vui vẻ cho biết “không đến nỗi căng thẳng như vậy”.
Đến Harvard mà chỉ nghĩ chuyện học là sai lầm

Nghề giáo cần có một lời thề?



Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT đưa ý tưởng “Cần một lời thề cho nghề giáo - cũng như một cam kết về thiên chức của mình, về cái nghiệp mà mình lựa chọn”.
Thiên chức người thầy và lời thề Socrates

5/12/16


 George Eastman (1854 - 1932) Nhà phát minh phim và máy ảnh Kodak


Ngày nay tại khắp nơi trên thế giới, nếu mọi người được xem những hình ảnh thời sự trên các

23/11/16

Nếu còn sống chị ở đâu?

                                        Truyện ngắn củaThái Bá Tân
Tôi là Nguyễn Văn Biên, lái xe, thuộc công ty X. Bộ Lâm nghiệp. Cách đây hai mươi ba năm, vào một đêm trời mưa to cuối tháng chín năm 1967, trên đường từ Châu Yên tới Sơn La, có một cô gái vẫy tay xin đi nhờ. Lúc ấy trời đã khuya, rừng núi vắng vẻ. Cô gái trạc hai mươi tuổi, đầu đội nón, tay xách chiếc túi nhỏ, quần áo ướt sũng, nói đi nhỡ đường gặp mưa bị cảm. Tôi cho cô lên xe. Trên xe chỉ có mình tôi.
Đi được một quãng, tôi dừng xe định dùng sức cưỡng đoạt cô gái. Cô cương quyết chống đỡ. Tôi dọa nếu không chịu, sẽ đuổi xuống. Cô gái khóc, van xin đừng làm thế, vì cô đang ốm, có thể chết. Thấy tôi một mực không thay đổi ý kiến, cô vùng ra  và nhảy xuống đường. Tôi ngồi chờ trên xe, đoán cô sẽ không dám một mình ở lại, vì chỗ có người gần nhất cũng cách đấy hai mươi cây số. Nhưng cô gái vẫn không chịu lên xe lại mà cứ đứng khóc dưới trời mưa tầm tã, lẩy bẩy run vì lạnh... Cuối cùng tôi cho xe chạy tiếp. Đêm ấy tới trạm, khi trở lại bình tĩnh, tôi hết sức ân hận việc làm của mình, nhất là chuyện cô gái đang bệnh có thể chết.

16/11/16

GS. VS Hoàng Xuân Phú: BẦU CỬ KIỂU GÌ KHI TỆ NGAY TỪ LUẬT

Bầu cử kiểu gì khi tệ ngay từ luật

13/11/16

Tư cách đáng ngờ của Nguyễn Hiến Lê



Trần Thế Kỷ (VNTB)
 Nguyễn Hiến Lê là một học giả. Những bộ sách phong phú do ông biên soạn là một đóng góp đáng kể cho văn hóa nước nhà. Không ai phủ nhận công lao của ông. Nhiều người xem Nguyễn Hiến Lê là một học giả có tư cách. Thế thì tư cách đó có đáng ngờ hay không?

Chúng ta hãy đến với bộ Lịch sử Thế giới của Nguyễn Hiến Lê. Ông kể rằng:

1/11/16

Những câu chuyện đọc và suy ngẫm!

Câu chuyện thứ nhất: Tấm lòng trẻ thơ.

Có một bà mẹ đơn thân nọ vừa mới chuyển nhà, bà ta phát hiện hàng xóm là một gia đình nghèo khó, gia đình đó có một bà mẹ góa chồng và hai đứa con. Có một hôm mất điện, bà ta đành phải thắp nến lên cho sáng. Một lúc sau, có tiếng người gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Đứa bé nghiêm túc hỏi: “Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?”. Bà ta thầm nghĩ: “Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao? Tốt nhất không cho, cứ như thế họ sẽ ỷ lại mất”.

30/10/16

Một Chiều Ngược Gió

Thơ Bùi Sim Sim

 Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh
  Ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi
  Ngược lòng mình tìm về nông nổi
  Lãng du đi vô định cánh chim trời

16/10/16

12/10/1492: Columbus tìm ra Tân Thế giới


12-10-1942-columbus-reaches-the-new-world
Nguồn: Columbus reaches the New World, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1492, sau khi vượt Đại Tây Dương, nhà thám hiểm người Ý, Christopher Columbus, đã phát hiện ra một hòn đảo trong quần đảo Bahamas. Ông tin rằng mình đã đến Đông Á. Cũng trong ngày hôm đó, đoàn thám hiểm của ông đã vào được đất liền và tuyên bố đó là đất của Isabella và Ferdinand của Tây Ban Nha, những người bảo trợ để ông đi tìm một tuyến đường biển phía Tây đến Trung Quốc, Ấn Độ, và đến những hòn đảo vàng và gia vị huyền thoại của châu Á.

13/10/16

Thật khó tin nếu có một bác sĩ nói với bạn rằng đừng có điều trị nếu bị ung thư! Nhưng đây lại là bác sĩ được mệnh danh “Lương tâm của giới y học” của Nhật Bản.
Makoto Kondo, 65 tuổi, là bác sĩ xạ trị bệnh viện đại học Keio, với 40 năm điều trị ung thư, ông đã rất can đảm để bày tỏ những ý kiến về sức khỏe có liên quan đến cá nhân và cộng đồng mà mọi người không tiện nói, được người dân Nhật yêu mến gọi bằng cái tên “Lương tâm của giới y học

10/10/16

Tự Do Báo Chí: Thế Lực và Trách Nhiệm của Đệ Tứ Quyền

1.Thế Nào Là ĐệTứ Quyền?                       
Thuật ngữ “Đệ Tứ Quyền” có lẽ được ghi nhận lần đầu bởi học giả Pháp,  Alexis de Tocqueville, trong tác phẩm De la démocratie en Amérique [1833], khi xác định bốn quyền lực như sau: 
  1. quyền lực trung ương [pouvoir fédéral, cấp liên bang], với sự phân nhiệm thành quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp;

26/9/16

Mya Lê Thái - nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt tại đại học California Irvine - vừa phát minh ra phương pháp nâng tuổi thọ pin lithium lên đến 200.000 lần sạc.

22/9/16

Chủ dự án "lên trời gọi mưa": Công trình của tôi rất thực tiễn


Ông Phan Đình Phương, người trình dự án "lên trời gọi mưa" với vốn ứng 5.000 tỷ đồng, gây sốc cho dư luận khẳng định tính thực tiễn khi đưa vào thực hiện.

20/9/16

Sự kém quan trọng của trống đồng trong sử Việt

15SEP
Sự kém quan trọng của trống đồng trong lsử Việt
By Le Minh Khai
Người dịch: Hoa Quốc Văn
Trong nửa thứ hai của thế kỉ XX, trống đồng đã trở thành một biểu tượng về “thời cổ nước Việt”.

16/9/16


Thiện và Ác
Nếu không phân biệt thiện-ác, thì làm sao mà hành thiện? Nhưng nếu phân biệt thiện-ác, thì còn vướng mắc vào cái nhìn thiển cận, méo mó, sai lạc của nhị biên, còn chưa thấy được cái Không của sự vật…
Tôi có một người huynh đệ băn khoăn bởi một vấn đề.
Đó là một đằng theo lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng: “Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục,...?” tức là không còn so sánh, phê phán, nhị biên, để hòa mình, thâm nhập với chân như. Đằng khác lại phải còn biết phải quấy để hành thiện, cải thiện, tức là còn nhị biên.

12/9/16

Hán văn là một bộ phận cấu thành của tiếng Việt

Hà Sĩ Phu
Đang lúc cần chống âm mưu Hán hóa của giặc bành trướng Đại Hán mà nói chuyện dạy chữ Hán cho học sinh phổ thông thì thật không phải lúc, vì tính “nhạy cảm” của thời sự. Tuy nhiên, xin hãy tạm chế ngự xúc cảm nhất thời (tuy rất đáng quý) để bàn một việc về lâu về dài, đáng lẽ phải đặt ra từ rất lâu rồi.

8/9/16

Cần khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường

26/06/2010 02:28 GMT+7
TTCT - LTS: Cần có chủ trương đối với chữ Hán là một trong các kiến nghị được Hội thảo khoa học toàn quốc “Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay” đưa ra cuối tuần qua. Chúng tôi giới thiệu bài viết của PGS.TS Đoàn Lê Giang cho TTCT về kiến nghị này.
Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếng Việt đang bị dùng sai một cách khủng khiếp. Chỉ có mấy từ dùng sai mà sửa mãi vẫn không hết: yếu điểm được dùng như điểm yếu, cứu cánh được dùng như cứu giúp, thậm chí có nhà văn nọ còn dùng từ khiếm nhã như là trang nhã...

Học chữ Hán – Sao lại không?

Standard
 
 
 
 
 
 
Rate This

chunomChu Mộng Long – Không chỉ chữ Hán, mà theo tôi, những ngôn ngữ của những nền văn hóa lớn đều rất cần phải học nếu có điều kiện: như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hindi…
Nhưng vì sao PGS. Đoàn Lê Giang đặt vấn đề phải đưa chữ Hán vào trong chương trình phổ thông? Và vì sao ý kiến này bị phản đối đông hơn là được ủng hộ?
Do bài viết của PGS. Đoàn Lê Giang không nói rõ, chữ Hán như là tiếng Việt được sử dụng cả mấy ngàn năm, trước khi chúng ta sử dụng chữ Latin thay thế, chứ không phải là một ngoại ngữ (tiếng Trung) như có người hiểu nhầm.
Chữ Hán hiện nay không chỉ tồn tại như một công cụ để giao tiếp hàng ngày (giúp người ta dùng đúng một số lượng khổng lồ từ và ngữ Hán – Việt) mà còn là công cụ để hiểu biết toàn bộ di sản văn hóa của cha ông. Nói cách khác, nó cũng là công cụ giao tiếp, nhưng là giao tiếp lớn hơn nhu cầu thực dụng: giao tiếp giữa xưa và nay, giữa con cháu với cha ông.

Có phải học chữ Hán là thành “Hán nô”?

Standard
 
 
 
 
 
 
3 Votes

Bảng chữ cái trong hệ kí tự Phoenicia
Bảng chữ cái trong hệ kí tự Phoenicia
Chu Mộng Long – Bài trước tôi nói không chấp những người mang thói quen hàm hồ quy chụp “Hán nô” khi tấn công những ai nói về việc học chữ Hán, nhưng xem ra, thành phần này không ít, nên phải có trao đổi đàng hoàng.
Chung quy cũng bởi tại mặc cảm ngàn năm Bắc thuộc, cho nên người Việt không tránh khỏi sự đề kháng một cách vô thức! Biết vậy, PGS Giang Đoàn Lê cũng không nên phiền lòng về những quy chụp kiểu này!
Trước hết, cần giải định kiến chữ Hán là sở hữu của người Trung Quốc đã. Thực chất, chữ Hán là một cách nói theo thói quen, còn có cách gọi khác là chữ Nho, một kiểu chữ tượng hình từng được sử dụng chung cho cả một khu vực rộng lớn gồm Trung Quốc, Hàn, Nhật, Việt Nam trước khi các quốc gia này có biên giới lãnh thổ rõ ràng. Điều này cũng giống như bảng chữ cái Phoenicia là nền tảng cho nhiều bảng chữ cái khác được dùng chung ở châu Âu và Trung Đông, bao gồm cả bảng chữ cái Latin. Cũng như thế, bảng chữ cái Kirin là hệ thống kí tự làm cơ sở cho bảng chữ cái được sử dụng trong các ngôn ngữ khác nhau, trong đó có các bộ phận của Đông Nam Âu và Bắc lục địa Âu Á, đặc biệt trong các nhóm người gốc Slav…

7/9/16

Lá gan người Việt 'khổ' nhất thế giới

Tỷ lệ ung thư gan ở Việt Nam đứng đầu thế giới do cơ quan này thường xuyên bị tấn công bởi rượu bia, thuốc lá, tiếp nhận thực phẩm bẩn và thói quen sử dụng thuốc bừa bãi của người bệnh.



Theo Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, các bệnh lý gan đang không ngừng gia tăng tại Việt Nam. Tính riêng ung thư gan, mỗi năm, trên thế giới có thêm 500.000 ca mắc mới và trên 750.000 người tử vong. Trong khi đó, tại Việt Nam, ước tính trung bình mỗi năm ghi nhận hơn 10.000 ca mắc mới và khoảng 22.000 ca tử vong, chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới. 

1/9/16

Donald J Trump: Những Điều Cần Biết
Vĩnh Tường

Hôm nay, xin nói về Donald J Trump: Đường Vào Bạch Cung 
 Trump! Trump! Trump!... Đài TV nào, tờ báo nào, ngày nào người ta cũng nghe, cũng thấy tên của ông Trump, Trump và Trump. Tên ông nổi như cồn, như nước lụt tràn bờ mang đi khắp hang cùng ngõ hẻm nơi đất bằng hay thung lủng, như gió thổi bay trên cả đồi cao. Hầu như không có chỗ nào thiếu tên ông. Trump một ứng viên tổng thống có lối ăn nói và vận động lạ lùng chưa từng thấy trong lịch sử bầu cử ở Hoa Kỳ. Ông là ai?

29/8/16

Bác sĩ Hồ Ngọc Minh- Trong vòng 20 năm vừa qua, hầu như ai có bệnh tiểu đường loại 2 đều biết đến thuốc Metformin còn có tên thương hiệu là Glucophase. Có thể nói, thuốc này đã cứu mạng hàng chục, hàng trăm triệu bệnh nhân trên khắp thế giới, và...

27/8/16


Đi hay ở : Bi kịch của một quốc gia


Tác giả:  Nguyễn Quang Dy
KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho Blog KD/ KD bài viết bàn về đi hay ở- Bi kịch của một quốc gia với nhận định thẳng thắn:
 Quyền tự do cư trú và di cư là quyền chính đáng của mọi công dân, là chuyện bình thường của mọi xã hội. Nhưng hiện tượng nhiều người bỏ đất nước ra đi ồ ạt như hiện nay tại Trung Quốc và Việt Nam là chuyện bất bình thường. Nó phản ánh não trạng bất an của cộng đồng và thực trạng bất ổn của đất nước. Tại sao người ta không ở lại để lên tiếng phản biện và góp phần đổi mới thể chế và phát triển đất nước?  Câu chuyện đi hay ở không chỉ là bi kịch, mà còn là thảm họa quốc gia.
Cảm ơn tác giả và xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
“Con đường vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân” (The Journey of a Thousand Miles Begins with a Single Step) – Lao Tzu

24/8/16

Đừng ru ngủ đám đông bằng tinh thần dân tộc viển vông

Bổ sung lúc 9h26′ ngày 31-7-2016:


Sân bay VN khi tin tặc tấn công. Ảnh: internet
Đoàn kết là để chiến thắng, còn sợ hãi thì chỉ khiến người ta co cụm nép vào nhau. Đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm và cũng đừng ru ngủ đám đông bằng “tinh thần dân tộc” viển vông

19/8/16

Con gái ông Lê Duẩn

Tác giả: (Hồi ký của Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nga Viktor Maslov)
.
Dịch giả: Phan Độc Lập- dịch từ nguyên bản tiếng Nga
.
KD: Một mối tình đẹp nhưng kết thúc rất buồn. Thời còn rất trẻ, mình đã nghe câu chuyện này. Nay mới chính thức đọc được văn bản do chính người trong cuộc viết. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

18/8/16


 
Dương Nghiễm Mậu
con người nội soi trong
bạo lực chiến tranh và thân phận nhược tiểu
                                                                  Thụy Khuê

Tiểu sử: Dương Nghiễm Mậu tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh ngày 19 tháng 11 năm 1936 tại quê nội làng Mậu Hòa (quê ngoại làng Dương Liễu), huyện Đan Phượng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Từ 12 đến 18 tuổi sống ở Hà Nội. Học tiểu học ở trường Hàng Than, trung học, Chu Văn An, viết đoản văn, tùy bút cho báo trường và các báo có phụ trang văn nghệ học sinh. 1954 di cư vào Nam với gia đình, năm đầu ở Huế, năm sau ra Nha Trang, hè 1957 vào sống hẳn Sài Gòn.

5/8/16

Để trở thành một người có một cuộc sống không phiền muộn, tôi nghĩ bạn cần phải biết 7 bài học sâu sắc từ người xưa.

(Thông tin trên mạng)
Trong một lần đọc một cuốn sách cũ, tôi đã học được bài học sâu sắc này. Tôi cảm thấy nó là cách rất tốt để mọi người có thể sống một cuộc đời ít phiền muộn. Chính vì vậy, hôm nay, tôi muốn chia sẻ điều mà tôi đã học được với mọi người

3/8/16

 Đất nước của ma quỷ 

Đất nước toàn đồ giả
Sống trên quê hương như không phải của mình
Nếu là thật, sao chính quyền không chiến đấu
Sao giặc đến nhà vẫn ngậm miệng làm thinh?

28/7/16

phỏng vấn GS Huỳnh Chiếu Đẳng về các hóa chất phụ gia trong thực phẩm.

do Cô Trà Mi, Đài VOA (Voice of Amereica) thực hiện:
MỘT KIẾP PHÙ SINH 

Nursing Home, Một Chiều Mưa Bão

Tác giả: Nguyễn Bích Thủy
Người đàn bà đến bên cửa sổ ghé mắt nhìn ra ngoài trời. Qua lớp mưa mù dầy đặc trắng xoá ngoài kia bà chẳng nhìn thấy được gì ngoài những tia chớp xé toạt không gian kèm theo hàng loạt tiếng sấm như long lỡ đất trời. Thời tiết chiều nay quá xấu, xấu hơn người ta đã dự đoán và xấu hơn sự suy nghĩ của Quang, đứa con trai lớn của bà. Đã mấy tháng rồi nó mới có dịp bay về thăm bà vậy mà hôm nay trời lại mưa bão quá chừng!

24/7/16

Nhật ký giường nệm.
Van Man
Thứ Bẩy, ngày...tháng... Hôm nay mình có khách VIP, lão già đã ngoài "6 bó".Với loại "thượng đế "này ,mở đầu không phải là tụt quần, mà bằng màn chất vấn đại loại hoàn cảnh nào đã đưa đẩy vào nghề làm gái. " Đừng tin con cave kể chuyện, chớ nghe thằng nghiện trình bày". Thiên hạ đã tổng kết thế mà lão chưa hay , lại gọi mình bằng cháu, hỏi tốt nghiệp phổ thông và vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh năm nào.Mình trả lời ngắn gọn, đây cần tiền để sống. Đơn giản thế thôi.Mới tung ra vài chiêu bằng tay và lưỡi, lão rên rỉ sung sướng như chưa bao giờ được thế. Chắc con ngan già vợ lão thuộc loại "đồng khô, nước cạn" lâu rồi, chả cày cuốc được gì nữa. Xong hiệp chính, lão bo cho mình hẳn một "củ"(một triệu).Khi móc tiền, cái cạc vi đít rơi ra, "Chánh văn phòng Tỉnh ủy...". Hèn chi, lão đi con Lexus láng cóng tới đây. Đã trèo trên bụng con này thì thằng đàn ông nào mà chả hùng hục như những con đực. Đạo mạo hay đức hạnh không có chỗ trên cái nệm này.

20/7/16

Tòa Án Trọng Tài Thường Trực : Những điều cần biết

mediaTrụ sở Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Haye, Hà Lan.wikipedia
Ngày mai 12/07/2016 Tòa Án Trọng Tài Thường Trực (PCA – Permanent Court of Arbitration), một định chế ít được biết đến sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến Biển Đông.

Shin Lim // A message

8/7/16

CƠ SỞ KHOA HỌC TÍNH TOÁN THIỆT HẠI THẢM HỌA SINH THÁI TẠI VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM TỪ THẢM HỌA FORMOSA VŨNG ÁNG: 1000 TỶ USD VÀ KHÔNG FORMOSA

TS Nguyễn Thị Hải Yến, CHLBĐ
5-7-2016
Cấu trúc bài viết này gồm 5 phần:

2/7/16

Triết gia Trần Đức Thảo: Đạo đức người trí thức

17:11 07/05/2016

Kẻ hậu sinh như tôi, mỗi lần muốn đặt bút viết về những bậc trí thức, sĩ phu thật luôn có cảm giác ngại ngần. Phần vì canh cánh nguồn cứ liệu của mình còn hạn chế lại không đủ kiến văn để thẩm định cứ liệu ấy có chính xác hay không, phần thiếu tự tin trước những bậc tinh hoa ấy, những tinh hoa mà lấy lời của nhân sĩ Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” đặt cạnh thì thiển nghĩ họ không có gì phải khiêm tốn chối từ.